BS.CKI. Lê Ngọc Hồng Nhung
Trung tâm chẩn đoán y khoa Medic Hoà Hảo
Kem bôi tĩnh mạch thường chỉ phù hợp với suy giãn tĩnh mạch ở mức độ nhẹ và các trường hợp giãn tĩnh mạch nông bên ngoài da.
1. Suy giãn tĩnh mạch thời 4.0 2. Yếu tố nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch 3. Triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch 4. Điều trị suy giãn tĩnh mạch 5. Kem bôi sử dụng ở giai đoạn nào của suy giãn tĩnh mạch? |
1. Suy giãn tĩnh mạch thời 4.0
Trong thời đại 4.0 hiện nay cùng sự phát triển không ngừng của công nghệ, khoa học kỹ thuật thì con người ngày càng ĐỨNG LÂU NGỒI NHIỀU hơn, ta có thể dành ra khoảng thời gian ngồi hơn 10 giờ mỗi ngày để làm việc trên máy tính, để chơi game hay lướt mạng xã hội facebook, tiktok, …
Những thói quen thụ động trên dễ tạo nhiều căn bệnh như béo phì, cận thị và đặc biệt là suy giãn tĩnh mạch chân… cả về số lượng người bệnh cũng như giới hạn độ tuổi có nguy cơ cao ngày cảng trẻ hóa dần!
Suy giãn tĩnh mạch mạn tính là khái niệm dành cho bệnh lý tĩnh mạch mãn tính tiến triển do những bất thường chức năng của hệ thống tĩnh mạch gây phù, rối loạn sắc tố da hay loét tĩnh mạch.
Cấu tạo của tĩnh mạch
Bên cạnh đó, suy giãn tĩnh mạch nếu không phòng ngừa và điều trị sớm ngay giai đoạn đầu có thể gây các biến chứng nguy hiểm. Đọc thêm tại đây nhé!
2. Yếu tố nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch:
Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch, phổ biến trong số đó là:
- Béo phì, chế độ ăn uống (nhiều chất béo), phụ nữ mang thai sinh nhiều lần
- Lớn tuổi
- Đứng lâu, ngồi nhiều: Các ngành nghề đặc thù phải đứng lâu ngồi nhiều có nguy cơ cao
- Di truyền: Nếu có người trong gia đình bạn đã từng mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch (ví dụ như người mẹ) thì khả năng bạn có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch có khả năng cao hơn gấp 21,5 lần.
- Tiếp xúc với nhiệt độ cao
Các yếu tố nguy cơ gây ra giãn tĩnh mạch
Trên đây chỉ là 1 trong rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến mắc suy giãn tĩnh mạch, để tìm hiểu chi tiết đọc ngay tại đây nhé!
3. Triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch:
Các triệu chứng bệnh thường là do bệnh nhân than phiền và do bác sĩ khám bệnh phát hiện ra thêm các dấu hiệu của bệnh.
Triệu chứng cơ năng:
- Nặng chân, đau (bắp) chân, sưng chân
- Cảm giác tê, ngứa, kim châm, kiến bò dọc cẳng chân
- Chuột rút (vọp bẻ) về đêm.
- Nổi “gân xanh” ở chân.
Các triệu chứng thường giảm khi gác cao chân, ngâm chân nước mát, mang vớ áp lực, dép đế mềm.
Tăng khi cuối ngày, tiếp xúc nhiệt độ cao, đứng lâu, ngồi lâu, đi lại kéo dài.
Triệu chứng thực thể:
Tùy từng giai đoạn sẽ có các triệu chứng đặc trưng khác nhau, tìm hiểu 7 giai đoạn suy giãn tĩnh mạch tại đây nhé!
Phù:
- Hiện diện hầu hết các giai đoạn bệnh.
- Khởi đầu phù về chiều, ở bàn chân, quanh mắt cá. Giảm khi nằm nghỉ
- Kèm triệu chứng ĐAU CHÂN, NẶNG CHÂN, CHUỘT RÚT.
Thời kỳ còn bù:
- Cảm giác tức, nặng và mỏi ở chi dưới khi đứng lâu.
- Phù nhẹ vào cuối ngày làm việc, hết khi nghỉ ngơi.
- Các tĩnh mạch nông giãn ít, lúc có lúc không.
Thời kỳ mất bù:
- Cảm giác tê, nặng chân xảy ra thường xuyên có hoặc không kèm ngứa.
- Đau nhức chân nhiều khi đi bộ.
- Phù nề không mất đi khi nghỉ ngơi.
4. Điều trị suy giãn tĩnh mạch
Cần gặp bác sĩ để được đánh giá về hệ thống động –tĩnh mạch, làm các nghiệm pháp để chẩn đoán hay làm các xét nghiệm cận lâm sàng để đánh giá giãn tĩnh mạch nông hay sâu, phân độ của giãn tĩnh mạch (như siêu âm Doppler) để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Siêu âm Doppler phát hiện dòng máu trào ngược
Điều trị dự phòng:
- Thay đổi lối sống để tăng cường hoạt động cơ: Tránh đứng lâu ngồi nhiều. Khuyến khích hoạt động thể chất phù hợp. Một số môn thể thao tốt cho người suy giãn tĩnh mạch tại đây nhé!
- Tạo điều kiện thuận lợi cho hồi lưu tĩnh mạch: nâng cao phía cuối giường 10 -20cm, tập vận động chân như đạp xe trong không khí trước khi ngủ.
- Tránh tiếp xúc nhiệt độ cao.
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp: giảm báo, tăng xơ, tránh táo bón.
5. Kem bôi sử dụng ở giai đoạn nào của suy giãn tĩnh mạch?
Tuỳ vào mỗi giai đoạn của suy giãn tĩnh mạch, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Điều trị có nhiều mức độ: như thuốc trợ tĩnh mạch từ Pháp, kem bôi tĩnh mạch, mang tất áp lực – băng ép, tiêm xơ tĩnh mạch, phẫu thuật, nhiệt nội tĩnh mạch, …
Sử dụng các loại thuốc bôi, kem bôi cung cấp lợi ích tốt trong quá trình điều trị tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Các thành phần hoạt chất trong thuốc sẽ thẩm thấu qua lớp biểu bì, tác động trực tiếp lên thành mạch, hỗ trợ tăng cường sự tuần hoàn máu, từ đó giảm đau, giảm khả năng cảm nhận nhức mỏi, tê và cảm giác chân nặng.
Tuy nhiên, loại thuốc bôi này thường chỉ phù hợp với các tình trạng suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn nhẹ C0s, tuy nhiên lại KHÔNG làm mờ các tĩnh mạch mạng nhện trên chân bạn nhé! Đối với những tình trạng sự giãn tĩnh mạch sâu hơn hoặc có biểu hiện sưng to, viêm loét da, hiệu quả của việc sử dụng thuốc bôi hầu như không có tác dụng. Lúc này sẽ cần đến điều trị bằng thuốc tĩnh mạch từ Pháp kết hợp việc thay đổi lối sống.
Khi sử dụng thuốc bôi giãn tĩnh mạch, cần tuân theo các hướng dẫn sau để đạt hiệu quả tối đa:
- Trước khi thoa thuốc, vệ sinh kỹ vùng da bị tình trạng suy giãn tĩnh mạch và để khô tự nhiên.
- Sử dụng một lượng kem vừa đủ và thoa đều lên vùng da bị tình trạng suy giãn tĩnh mạch.
- Thoa thuốc đều đặn, từ 2 đến 3 lần mỗi ngày và duy trì thói quen sử dụng hàng ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Trên thị trường hiện có nhiều loại thuốc chất lượng đã được chấp thuận sử dụng. Tuy nhiên, do mỗi người có tình trạng sức khỏe và cơ địa riêng biệt, nên để đảm bảo kết quả tốt nhất, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thuốc, mà nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia y tế tại bệnh viện.
Việc hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị cho bệnh này là vô cùng quan trọng. Sự kết hợp giữa việc duy trì lối sống lành mạnh, sử dụng các biện pháp phòng ngừa, và tư vấn y tế định kỳ có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh suy giãn tĩnh mạch một cách hiệu quả. Đối với những người đã mắc bệnh, tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị từ các chuyên gia y tế là quan trọng để đảm bảo tình trạng sức khỏe và tăng cường chất lượng cuộc sống nhé!
Đừng quên truy cập ngay website Daflon.com.vn và fanpage Yêu đôi chân mình – ngừa suy tĩnh mạch để cập nhật những tin tức mới nhất bạn nha!
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Muzaffar A. Anwar, et al. (2012). A Review of Familial, Genetic, and Congenital Aspects of Primary Varicose Vein Disease. Circulation: Cardiovascular Genetics, 5:460–466
2. MG De Maeseneer, European Society for Vascular Surgery (ESVS) 2022 Clinical Practice Guidelines on the Management of Chronic Venous Disease of the Lower Limbs, Clinical Practice Guideline Document, Volume 63, issue 2, P184-267
3. Nguyễn Văn Trí, Góc nhìn lão khoa về suy tĩnh mạch, Nhà xuất bản Y học, 2016, Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
SERV-CVD-10-11-2023