Siêu âm Doppler là kỹ thuật hữu ích trong chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến mạch máu như suy giãn tĩnh mạch. Cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết nhé!
1. Siêu âm Doppler là gì? 2. Khi nào tôi cần siêu âm? 3. Kết quả siêu âm có phải luôn đúng? |
1. Siêu âm Doppler là gì?
Ra đời năm 1966 bởi Don Baker, Dennis Watkin và John Reid; siêu âm Doppler là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh giúp bác sĩ phát hiện những bất thường trong dòng chảy của máu. Kỹ thuật này hoạt động dựa trên nguyên lý của hiệu ứng Doppler. Có thể hiểu đơn giản rằng khi sóng âm được phát đi gặp vật cản; các sóng này sẽ ngay lập tức bị phản lại và thay đổi tần số.
Trong quá trình chẩn đoán; đầu dò được bác sĩ đặt lên da và di chuyển quanh vùng cần kiểm tra. Các bước sóng được máy siêu âm phát ra đi xuyên qua cơ thể người. Dựa vào sự phản xạ của chúng; thiết bị sẽ tổng hợp và phác thảo hình ảnh hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán bệnh.
2. Khi nào tôi cần siêu âm?
Siêu âm Doppler là một kỹ thuật hữu ích giúp hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán các bệnh lý như suy giãn tĩnh mạch, hẹp động mạch, hở van tim, xơ vữa động mạch… Nghe đến đây, chắc hẳn nhiều người sẽ lên kế hoạch siêu âm định kỳ “cho chắc” dù bản thân đang rất khỏe mạnh. Thực tế đây lại là một quan điểm rất SAI LẦM.
Các nghiên cứu lớn trên thế giới cho thấy mọi người chỉ nên thực hiện các biện pháp tầm soát nếu là người có yếu tố nguy cơ mắc một bệnh cụ thể nào đó, ví dụ có người trong gia đình mắc ung thư, đái tháo đường… Hoặc khi nhận thấy bản thân có dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh như đau chân, nhức chân, chân nổi gân xanh hoặc chuột rút về đêm ở bệnh suy giãn tĩnh mạch. Khi này, việc tầm soát giúp bệnh nhân nhận biết sớm tình trạng bệnh. Từ đó có kế hoạch điều trị hiệu quả và tiết kiệm.
3. Kết quả chẩn đoán siêu âm có phải luôn đúng?
Mặc dù có độ chính xác tương đối cao; kết quả siêu âm Doppler không phải lúc nào cũng phản ánh đúng tình trạng bệnh. Đặc biệt đối với suy giãn tĩnh mạch, bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý thời điểm thăm khám.
Thông thường sau một ngày dài đứng lâu ngồi nhiều, các mạch máu sẽ giãn ra. Điều này khiến các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch thường tăng nặng vào buổi đêm và giảm dần khi trời sáng. Do người bệnh chúng ta thường có xu hướng thăm khám vào ban ngày; kết quả siêu âm có thể không phát hiện dòng trào ngược. Dẫn đến nhiều trường hợp mặc dù đôi chân đã xuất hiện những triệu chứng rõ rệt; kết quả không phát hiện bệnh cũng khiến nhiều chị em hoang mang, lo lắng và nghi ngờ tính chính xác của siêu âm. Vì vậy, chúng ta nên chú ý thăm khám vào khoảng chiều tối để mang lại kết quả chính xác nhất nhé!
Qua bài viết, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu vai trò của siêu âm Doppler trong việc chẩn đoán các bệnh lý phổ biến như suy giãn tĩnh mạch, xơ vữa động mạch… cũng như thời điểm tốt nhất để thực hiện chẩn đoán bệnh. Đừng quên tiếp tục theo dõi và đồng hành với website daflon.com.vn và fanpage Yêu đôi chân mình ngừa suy tĩnh mạch để nhận thêm những thông tin bổ ích cho sức khỏe của bản thân và gia đình bạn nhé.