ThS. BS. Nguyễn Đình Hoàn
Trung tâm tim mạch
Bệnh viện E
Suy giãn tĩnh mạch thường gây đau đớn và khó chịu. Đặc trưng bởi các tĩnh mạch sưng to, xuất hiện chủ yếu ở chân và bàn chân. Chính vì vậy, nhiều người băn khoăn về việc thay đổi lối sống, đặc biệt là tác động của thuốc lá và uống rượu đối với suy giãn tĩnh mạch. Đọc bài viết bên dưới để hiểu rõ bạn nhé!
1. Người suy giãn tĩnh mạch có được hút thuốc lá không? |
1. Người bị suy tĩnh mạch có được hút thuốc lá không?
1.1. Hút thuốc lá ảnh hưởng đến tĩnh mạch như thế nào?
Báo chí và truyền thông đã lên tiếng rất nhiều về các tác hại của thuốc lá. Hơn nữa, có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện chỉ ra được vô số tác hại mà thuốc lá gây ra cho sức khoẻ người hút. Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), hút thuốc lá là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, mỗi năm có gần 500.000 người tử vong do các bệnh liên quan tới thuốc lá. Ngoài ra, số người Hoa Kỳ tử vong sớm vì thuốc lá nhiều gấp 10 lần số người chết của các cuộc chiến tranh mà các quốc gia này tham gia.
Thuốc lá chứa hơn 7000 hoá chất độc hại, do đó hút thuốc là nguy cơ của rất nhiều bệnh ở nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể như: phổi, tim, mạch máu… gây đột quỵ, ung thư. Trong đó có các nguy cơ về bệnh lý tim mạch như: Xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, bệnh buerger và đặc biệt là bệnh lý tĩnh mạch…
Hình: Hút thuốc lá có thể làm suy giãn tĩnh mạch
Thuốc lá tác động đến tĩnh mạch theo 2 cơ chế: co mạch và thu hẹp các tĩnh mạch. Các tác động này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, tuy nhiên những biến đổi xảy ra ở các lớp áo tĩnh mạch (cấu tạo chủ yếu là collagen và cơ) làm tăng áp lực thành tĩnh mạch. Khi các tĩnh mạch bị thu hẹp, làm cho máu chảy ngược chiều trọng lực về tim khó khăn hơn dẫn đến máu có thể bị ứ tại mạch máu, các tĩnh mạch cứng lại căng ra và dẫn đến giãn tĩnh mạch.
Máu ứ lại làm tĩnh mạch phình giãn gây suy giãn tĩnh mạch
Các nghiên cứu cho thấy carbon monoxide (CO) và hắc ín có trong khói thuốc lá có tác hại đối với hệ thống tĩnh mạch. Trong đó, carbon monoxide làm giảm oxy trong máu và làm mức oxy thấp hơn gây ra viêm và tổn thương các tĩnh mạch. Phản ứng này kích hoạt cơ thể giải phóng các bạch cầu để loại bỏ các chất gây viêm và giải phóng các gốc tự do. Các gốc tự do cũng góp phần gây viêm và tổn thương nhiều hơn cho thành tĩnh mạch, dẫn đến sự phình giãn của tĩnh mạch.
- Phụ nữ hút thuốc lá trên 19 điếu/ngày, có tiền sử gia đình bị suy giãn tĩnh mạch hay trên 45 tuổi bước vào thời kỳ mãn kinh có nhiều khả năng bị suy giãn tĩnh mạch nhất.
- Nam giới tuổi trung niên hút thuốc lá với các yếu tố rủi ro khác cũng dễ mắc bệnh suy tĩnh mạch.
Tuy nhiên, phụ nữ lớn tuổi (trên 65 tuổi) hút thuốc lá lại được báo cáo có nhiều triệu chứng như ĐAU CHÂN, SƯNG CHÂN, NẶNG CHÂN, CHUỘT RÚT, biến đổi sắc tố da và loét hơn so với phụ nữ trung niên (45-65 tuổi) và nam giới hút thuốc cùng độ tuổi.
1.2. Thói quen tốt giúp hạn chế việc hút thuốc lá
Bỏ thuốc lá là việc nan giải và nhiều khó khăn với người sử dụng thuốc lá thường xuyên. Tuy nhiên, nếu duy trì các thói quen tốt và những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn bỏ dần được thuốc lá:
-
Lập kế hoạch chi tiết về việc bỏ thuốc lá.
-
Lập danh sách những điều bạn có thể làm thay vì hút thuốc lá: Đi bộ 30 phút mỗi ngày, tập luyện 1 môn thể thao (yoga, bơi lội,…) . Ngoài ra, các môn thể thao dành cho người suy giãn tĩnh mạch bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây!
-
Xin tư vấn của bác sĩ về việc sử dụng kẹo cao su, miếng dán hoặc dung dịch súc họng có chứa nicotine.
-
Thời gian đầu cai thuốc sẽ rất khó khăn, bạn có thể thèm thuốc lá, dễ nổi cáu, ho thường xuyên, đau đầu, khó tập trung. Những triệu chứng này sẽ không kéo dài, thường giảm đi sau 10 – 14 ngày.
Với nguy cơ của thuốc lá đối với nhiều bệnh lý, người mắc suy giãn tĩnh mạch nên bỏ thuốc lá và tránh hút thuốc lá thụ động (hít phải khói thuốc của người hút). Kết hợp đi bộ và chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp giảm nguy cơ của các bệnh tĩnh mạch. Bỏ thuốc lá là biện pháp hữu hiệu giúp bảo vệ sức khoẻ của bạn và những người xung quanh đấy!
2. Người bị suy giãn tĩnh mạch có uống được rượu bia không?
2.1. Uống rượu ảnh hưởng đến tĩnh mạch như thế nào?
Rượu là một phần không thể thiếu trong nhiều sự kiện xã hội và văn hóa, và đối với một số người, nó là một thói quen hàng ngày.
Một nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ phức tạp giữa rượu và bệnh lý suy giãn tĩnh mạch:
- Một mặt, uống rượu vừa phải có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh về tĩnh mạch do vai trò tiềm năng của nó trong việc thúc đẩy lưu lượng máu khỏe mạnh.
- Tuy nhiên, tiêu thụ rượu quá mức hoặc mãn tính có thể có tác động xấu đến tĩnh mạch của chúng ta do rượu có thể gây mất nước, làm máu đặc lại và gây thêm áp lực lên các tĩnh mạch.
Hình: Rượu bia có thể gây suy giãn tĩnh mạch
2.2. Thói quen tốt giúp hạn chế việc uống rượu
Với những rủi ro tiềm ẩn, người mắc suy giãn tĩnh mạch nên hạn chế uống rượu. Tuân thủ các hướng dẫn khuyến nghị về uống rượu vừa phải, được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) xác định:
-
Tối đa 1 ly mỗi ngày với phụ nữ và tối đa 2 ly mỗi ngày với nam giới có thể giúp kiểm soát tình trạng này.
-
Giữ đủ nước, đặc biệt là khi uống rượu, để ngăn ngừa máu đặc lại và áp lực tĩnh mạch.
-
Tập thể dục thường xuyên như đi bộ 30 phút mỗi ngày kèm theo chế độ ăn uống cân bằng
Mặc dù uống rượu vừa phải có thể không trực tiếp gây ra chứng giãn tĩnh mạch, nhưng uống quá nhiều có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này. Như mọi khi, điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ về những yếu tố nguy cơ và điều chỉnh lối sống để kiểm soát bệnh lý suy giãn tĩnh mạch. Theo dõi thêm các bài viết tại website daflon.com.vn để có thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1] How smoking affects varicose veins by Vein Centre 2018.
[2] How smoking leads to venous insufficiency by Dr Alan Benvenisty 2022.
[3] The effects of smoking on vein health 2022.
[4] How smoking affects your vein health by Dr Satish Vayuvegula 2021.
[5] Lurie F, et al. (2012). Ảnh hưởng của việc lạm dụng rượu mãn tính đối với tỷ lệ huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi: một nghiên cứu toàn quốc.
SERV-CVD-08-09-2023(7)