TS. BS TRẦN MINH BẢO LUÂN
Phó trưởng bộ môn PHẪU THUẬT LỒNG NGỰC – TIM MẠCH,
Phó chủ tịch LC Hội TĨNH MẠCH TPHCM
Phụ trách PK Lồng Ngực – Mạch Máu BV ĐHYD cơ sở 2
Suy giãn tĩnh mạch mãn tính chi dưới thường có triệu chứng bệnh như ĐAU CHÂN, SƯNG CHÂN, NẶNG CHÂN về chiều. Bệnh tiến triển âm thầm, có thể gây biến chứng nặng nề như loét tĩnh mạch rất khó điều trị hay nguy hiểm hơn là biến chứng thuyên tắc phổi có thể gây tử vong.
1. Cách nhận biết loét do suy tĩnh mạch chi dưới.
Loét tĩnh mạch chân ảnh hưởng đến khoảng 1 trên 500 người ở Anh, tuổi càng cao loét tĩnh mạch càng dễ xảy ra hơn. Nghiên cứu cho thấy rằng cứ 50 người trên 80 tuổi thì có 1 người mắc bệnh này. Tỷ lệ này ở ở Hoa Kỳ và Châu Âu chiếm khoảng 3% dân số cao tuổi bị ảnh hưởng. Thời gian trung bình từ khi biểu hiện suy tĩnh mạch chi dưới đến loét là 5 năm trong đó loét tĩnh mạch chiếm tỷ lệ khoảng 5% số trường hợp suy tĩnh mạch chi dưới.
Loét tĩnh mạch thường xảy ra quanh mắt cá chân, là vết loét rất chậm lành do sự ứ trệ máu trong hệ tĩnh mạch, điều này làm máu đến nuôi dưỡng vùng có vết loét bị lưu thông kém. Loét có thể kéo dài từ vài tuần đến nhiều năm, đôi khi có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng nếu không điều trị. Các triệu chứng của loét tĩnh mạch chân bao gồm đau, ngứa và sưng ở chân bị ảnh hưởng. Vùng da bị đổi màu hoặc cứng lại xung quanh vết loét, có thể tiết dịch có mùi hôi.
Các vết loét khó lành do biến chứng suy giãn tĩnh mạch
Loét tĩnh mạch chân rất có thể dễ bị nhiễm vi khuẩn. Các triệu chứng của loét chân bị nhiễm trùng bao gồm:
- Cơn đau ngày càng trầm trọng có thể kèm theo sốt, đỏ và sưng da xung quanh vết loét,
- Có thể tiết dịch màu xanh từ vết loét.
2. Điều trị vết loét do biến chứng suy giãn tĩnh mạch.
Ngay khi phát hiện vết loét nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa mạch máu ngay để được điều trị và hướng dẫn chăm sóc vết loét. Với phương pháp điều trị thích hợp, hầu hết các vết loét tĩnh mạch ở chân sẽ lành trong vòng 3 đến 4 tháng.
Việc điều trị cần kết hợp các biện pháp cùng lúc như làm sạch và băng vết loét, sử dụng thuốc trợ tĩnh mạch từ Pháp, loại bỏ dòng trào ngược trong hệ tĩnh mạch bằng laser nội mạch và mang vớ áp lực trong thời gian dài đến khi lành vết loét.
Để giúp vết loét mau lành hơn, hãy làm theo lời khuyên dưới đây:
-
Kê cao chân bất cứ khi nào có thể (ít nhất mỗi giờ), lý tưởng nhất là để các ngón chân ngang tầm mắt sẽ giúp giảm phù nề chân.
-
Cố gắng tiếp tục các hoạt động sinh hoạt bình thường hàng ngày nhằm vận động đôi chân.
-
Thường xuyên tập thể dục cho đôi chân của mình bằng cách di chuyển bàn chân lên xuống và xoay chúng ở mắt cá chân.
-
Tránh đứng lâu hoặc ngồi xổm
Những điều này giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm sự ứ trệ của hệ tĩnh mạch chân.
3. Phòng ngừa loét tĩnh mạch chân.
Một khi người bệnh đã bị loét tĩnh mạch chân, một vết loét khác có thể phát triển trong vòng vài tháng hoặc vài năm. Do đó, phương pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn điều này là luôn mang vớ áp lực khi bạn ra khỏi giường và có thể kết hợp duy trì thuốc trợ tĩnh mạch từ Pháp (MPFF 500mg) nhằm cải thiện lưu thông vi tuần hoàn. Để đạt hiệu quả cao nhất, vớ áp lực nên được mang ngay khi thức dậy mỗi ngày và chỉ cởi ra vào ban đêm khi đi ngủ.
4. Cách điều trị và phòng ngừa thuyên tắc phổi do biến chứng suy giãn tĩnh mạch.
Thuyên tắc phổi là tình trạng tắc nghẽn mạch máu ở phổi xảy ra đột ngột khi các cục máu đông di chuyển từ bộ phận khác trong cơ thể (đa số là ở chân) đến phổi, thường xảy ra khi kèm huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới. Nguyên nhân của thuyên tắc phổi xảy ra ở những bệnh nhân suy tĩnh mạch do sự ứ đọng máu thường xuyên trong hệ tĩnh mạch, có thể hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch và theo hệ tĩnh mạch di chuyển đến phổi gây ra thuyên tắc phổi.
Thuyên tắc mạch máu phổi có thể gây tử vong
Biểu hiện của thuyên tắc mạch phổi phụ thuộc vào số lượng, kích thước của cục máu đông và dung tích phổi bị ảnh hưởng do bị bít tắc mạch máu.
- Một số trường hợp thuyên tắc phổi không có triệu chứng. Bệnh nhân chỉ được phát hiện khi có những biến chứng của thuyên tắc phổi hoặc vô tình phát hiện khi đi khám sức khỏe định kỳ.
- Các trường hợp thuyên tắc phổi có triệu chứng, bệnh nhân có thể khó thở nhẹ hoặc nặng, thậm chí là rất nặng dẫn đến suy hô hấp. Đau ngực, cảm giác đau nhói bên phổi bị thuyên tắc khi hít vào hoặc nặng hơn có thể kèm ho ra máu, tim đập nhanh. Trường hợp rất nặng, bệnh nhân có thể bị ngừng tim dẫn đến tử vong (hiếm gặp).
4.1. Khi nào người bệnh nên đến gặp bác sĩ
Bệnh nhân thuyên tắc phổi cần được điều trị ngay lập tức. Mục tiêu là làm tan cục máu đông nhằm tái lập tuần hoàn nhằm đảm bảo chức năng của phổi và ngăn ngừa hình thành các cục máu đông mới. Điều trị chủ yếu sử dụng thuốc tan huyết khối để làm tan cục máu đông. Bên cạnh đó, thuốc chống đông máu sẽ giúp hạn chế kích thước huyết khối và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới.
4.2. Phòng ngừa
Thuyên tắc phổi thường do cục máu đông hình thành ban đầu ở chân và thường khó phát hiện, nên việc phòng ngừa huyết khối trong hệ tĩnh mạch là “chìa khóa” trong việc phòng ngừa thuyên tắc phổi:
Duy trì cân nặng hợp lý và tập luyện thể dục thường xuyên giúp hạn chế sự ứ đọng trong hệ tĩnh mạch. Bạn có thể tham khảo bài tập tại đây nhé!
Suy giãn tĩnh mạch thường tiến triển âm thầm. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nặng nề như loét tĩnh mạch rất khó điều trị hay nguy hiểm hơn là biến chứng thuyên tắc phổi có thể gây tử vong. Vì vậy tầm quan trọng của thay đổi lối sống và chế độ ăn lành mạch kết hợp cùng Thuốc tĩnh mạch từ Pháp là bước ngoặc giúp đẩy lùi và phòng ngừa hiệu quả biến chứng của suy giãn tĩnh mạch đấy! Truy cập website Daflon.com.vn để có thêm nhiều thông tin thú vị và bổ ích bạn nhé!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. World Union of Ulcer Healing Societies (WUWHS) MEP Ltd; London: 2008. Principles of Best Practice: Compression in Venous Leg ulcers. A Consensus Document.
2. Boukovalas S, Aliano KA, Phillips LG, Norbury WB. Wound healing. In: Townsend CM Jr, Beauchamp RD, Evers BM, Mattox KL, eds. Sabiston Textbook of Surgery. 21st ed. St Louis, MO: Elsevier; 2022:chap 6.
3. Smith SF, Duell DJ, Martin BC, Aebersold M, Gonzalez L. Wound care and dressings. In: Smith SF, Duell DJ, Martin BC, Aebersold M, Gonzalez L, eds. Clinical Nursing Skills: Basic to Advanced Skills. 9th ed. New York, NY: Pearson; 2017:chap 25.
SERV-CVD-22-09-2023(4)