Một chế độ ăn khoa học là bảo chứng cho cơ thể khỏe mạnh. Cùng Daflon 500mg khám phá thực đơn NÊN và KHÔNG NÊN dành cho người suy giãn tĩnh mạch nhé
1. NGƯỜI MẮC SUY GIÃN TĨNH MẠCH NÊN ĂN GÌ? |
1. NGƯỜI MẮC SUY GIÃN TĨNH MẠCH NÊN ĂN GÌ?
Chế độ ăn nên cân bằng 4 nhóm dinh dưỡng: đạm – đường, bột – béo – vitamin, khoáng. Với bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch nên bổ sung thêm các chất như vitamin C, E, flavonoid,… trong khẩu phần ăn để hỗ trợ bổ sung trong điều trị giãn tĩnh mạch.
1.1. Vitamin C, E
Vitamin C và E có khả năng chống lại viêm nhiễm, tăng sức đề kháng. Trong đó:
- Vitamin C có tác dụng tích cực trong sản sinh collagen và elastin. Đầy là 2 hoạt chất quan trọng giúp săn chắc và tăng tính đàn hồi của thành tĩnh mạch.
- Vitamin E giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch, phòng ngừa huyết khối.
Tăng cường 2 loại vitamin này trong thực đơn cho người bị giãn tĩnh mạch giúp tăng khả năng lưu thông máu, giảm ứ trệ, giảm các triệu chứng ĐAU CHÂN, SƯNG CHÂN, NẶNG CHÂN tăng nặng về chiều do suy giãn tĩnh mạch.
Các loại thực phẩm giàu vitamin C, E rất dễ kiếm mà lại có mức giá hợp lý, có thể kể đến như: Cam, quýt, bưởi, cà chua, rau cải, ớt, ớt chuông, đu đủ, dâu tây,… (giàu vitamin C); đu đủ, cải xanh, củ cải, quả bơ, dầu/bơ thực vật,… (giàu vitamin E).
1.2. Ăn thực phẩm chứa các khoáng chất đa lượng (Magie, Canxi,…)
Các thực phẩm chứa Magie như rau lá xanh, bơ, chuối, rau cải, khoai lang, sôcôla đen, các loại hạt, cây họ đậu, ngũ cốc nguyên hạt, cá hồi,… hỗ trợ tổng hợp máu tốt hơn, ngăn ngừa các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch. Thiếu Magie có thể dẫn đến nhiều rối loạn, chẳng hạn như loãng xương, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, rối loạn dung nạp glucose và cholesterol huyết thanh. [1]
Các quá trình trao đổi chất liên quan đến Canxi cũng rất quan trọng cho hoạt động của mạch, cơ, thần kinh và hệ thống nội tiết. Bổ sung thêm Canxi qua các thực phẩm như: các loại hạt (hạt chia, vừng, hạnh nhân,…), phô mai, sữa chua, cá mòi và cá hồi đóng hộp, các loại đậu, rau lá xanh,… [1]
1.3. Ăn thực phẩm chứa các khoáng chất vi lượng (Kẽm, Đồng,…)
Bổ sung Kẽm giúp hệ miễn dịch được tăng cường. Kẽm có nhiều trong thịt, đặc biệt là thịt đỏ, cá, gia cầm và hải sản: sò, ốc, hến, hàu,… Kẽm cũng có thể được tìm thấy trong các loại đậu như đậu xanh, đậu lăng,… hay các loại hạt, sữa, trứng, ngũ cốc nguyên hạt,… [1]
Đồng được xem như thành phần cấu trúc hoặc chất xúc tác bởi nhiều protein. Một trong những protein chứa đồng quan trọng liên quan đến việc xây dựng các mạch máu là lysyl oxidase, đóng vai trò liên kết collagen và elastin – 2 hoạt chất chịu trách nhiệm về độ cứng và độ đàn hồi thành tĩnh mạch. Một số thực phẩm chứa nhiều Đồng bao gồm: gan bò, nấm hương (nấm đông cô), hạt điều, cải xoăn, bột ca cao,… [1]
1.4. Chất xơ
Chất xơ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa, vận chuyển thức ăn trở nên trơn tru, dễ dàng hơn, chống táo bón, ngăn ngừa áp lực lên hệ thống tĩnh mạch ở nửa dưới cơ thể. Thực phẩm chứa nhiều chất xơ có thể kể đến như: trái cây (lê, dâu tây, bơ, táo, chuối,…), rau củ (cà rốt, củ cải đường, bông cải xanh, atiso, nấm, khoai tây, khoai lang,…), ngũ cốc, các loại hạt (đậu, hạt chia, yến mạch, hạnh nhân,…)
1.5. Flavonoid
Flavonoid chính là hợp chất “bảo chứng” cho tác dụng làm bền, vững chắc thành mạch máu; giúp tăng trương lực thành mạch và giảm ứ trệ máu; cải thiện tuần hoàn. Đặc biệt, theo các nghiên cứu, hàm lượng chất này đặc biệt cao trong vỏ cam non.
Flavonoid sau khi được chiết xuất từ vỏ cam non, thông qua công nghệ vi hạt hóa hình thành nên các phân đoạn Flavonoid vi hạt tinh chế có trong Daflon 500mg, đem lại những tác động tuyệt vời trên các tĩnh mạch bị suy. Ngoài ra, chúng ta có thể bổ sung thêm Flavonoid thông qua các loại thực phẩm giàu Flavonoid như: trà xanh, việt quất, atiso, hoa hòe, rau diếp cá, râu mèo, bông cải xanh, các loại hạt, măng tây,…
1.6. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
Cơ thể được cung cấp đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp thanh lọc máu tốt hơn. Thói quen bổ sung đủ lượng nước cần thiết trong một ngày được khuyến cáo đối với tất cả mọi người, kể cả người mắc suy giãn tĩnh mạch.
Cần lưu ý rằng, bất kỳ chất dinh dưỡng nào từ thực phẩm cũng hoàn toàn không có tác dụng điều trị bệnh hay can thiệp vào gốc rễ căn bệnh. Do đó, thuốc trị suy giãn tĩnh mạch Daflon 500mg vẫn là lựa chọn hàng đầu trong các phác đồ điều trị Giãn tĩnh mạch chân với hàm lượng hoạt chất được đảm bảo và cơ chế tác động vào căn nguyên bệnh lý.
2. NGƯỜI MẮC SUY GIÃN TĨNH MẠCH KHÔNG NÊN ĂN GÌ?
- Hạn chế ăn quá nhiều muối. Việc sử dụng muối quá nhiều khiến cơ thể bị tích nước, vô tình làm tăng áp lực lên thành mạch khiến tình trạng giãn tĩnh mạch chi dưới trầm trọng thêm. Vì vậy hãy gia giảm lượng muối sử dụng cho các bữa ăn trong ngày.
- Hạn chế ăn nhiều đường bởi đường chính là “thủ phạm” thúc đẩy sự lão hóa của cơ thể, độ đàn hồi của tĩnh mạch vì thế cũng mất đi nhanh hơn.
- Hạn chế đồ ăn dầu mỡ, giàu cholesterol do giảm sự lưu thông máu, dễ hình thành các mảng xơ vỡ và có thể dẫn đến các nguy cơ bệnh tim mạch, mạch máu khác.
- Hạn chế dùng rượu bia, chất kích thích.
Bên cạnh đó, những đối tượng có nguy cơ cao mắc suy giãn tĩnh mạch cũng cần chú ý nha! Để biết mình có nằm trong nhóm đối tượng nguy cơ cao, tìm hiểu tại đây!
3. LƯU Ý CHUNG
Bên cạnh chế độ ăn, người bệnh nên chú ý thêm về chỉ số cân nặng của bản thân. Tình trạng thừa cân, béo phì không chỉ làm bệnh suy giãn tĩnh mạch trở nặng mà còn kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe khác. Vậy nên, hãy cố gắng kiểm soát và điều chỉnh cân nặng ở mức hợp lý để giữ cho mình một tinh thần khỏe khoắn và một thể trạng bền bỉ!
Ngoài việc thay đổi dinh dưỡng, bạn nên tập luyện các môn thể thao cho người suy giãn tĩnh mạch vừa giúp tăng sức bền cơ thể, vừa giảm nhẹ triệu chứng ĐAU CHÂN, SƯNG CHÂN, NẶNG CHÂN, CHUỘT RÚT nữa đấy!
Chúc chị em xây dựng được một thực đơn khoa học, lành mạnh. Từ đó đẩy lùi các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân. Bên cạnh đó, fanpage Yêu đôi chân mình – ngừa suy tĩnh mạch và website Daflon.com.vn luôn cập nhật các thông tin mới nhất, truy cập ngay nhé!
Tài liệu tham khảo:
[1] Rusak A, Karuga-Kuźniewska E, Wiatrak B, Szymonowicz M, Stolarski M, Radwan-Oczko M, Wiglusz RJ, Pohl P, Rybak Z. Venous insufficiency: Differences in the content of trace elements. A preliminary report. Adv Clin Exp Med. 2018 May;27(5):695-701. doi: 10.17219/acem/68902. PMID: 29616754.