CKI. Nguyễn Thị Vinh Hoàng
Khoa Phòng khám – Bệnh viện Quận 8
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý phổ biến ở Việt Nam và ngày càng trẻ hóa dần. Trong đó, những đối tượng như công việc đứng lâu ngồi nhiều, nữ giới,… lại có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch cao hơn. Cùng đọc bài viết bên dưới để biết mình có nằm trong nhóm nguy cơ cao không nhé!
1. Suy giãn tĩnh mạch là bệnh gì? |
1. Suy giãn tĩnh mạch là bệnh gì?
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới khá phổ biến và diễn tiến âm thầm xảy ra cả ở nam và nữ, chủ yếu trên 30 tuổi.
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay là sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh. Các triệu chứng bệnh điển hình như nhức mỏi, đau chân, sưng chân, nặng chân thường tăng nặng về chiều, tê dị cảm, kiến bò, chuột rút về đêm… có thể gây các biến chứng huyết khối tĩnh mạch nông và sâu. Nếu không điều trị sớm có thể gây chảy máu, thay đổi sắc tố da, loét chân không lành… ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Để hiểu rõ suy giãn tĩnh mạch có thể gây ra những biến chứng gì ở chân, bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây nhé!
2. Những đối tượng thường dễ mắc suy giãn tĩnh mạch
- Tuổi tác: Tĩnh mạch có xu hướng mất tính đàn hồi khi người ta già đi vì vậy nguy cơ suy giãn tĩnh mạch tăng lên theo tuổi.
- Di truyền: Nếu có người trong gia đình bạn đã từng mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch (ví dụ như người mẹ) thì khả năng bạn có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch có khả năng cao hơn gấp 21,5 lần.
- Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch cao hơn nam giới (tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao gấp 3 lần nam giới). Điều này liên quan đến hormone nữ, đặc biệt phụ nữ có thai và sau khi sinh
Hình: Phụ nữ có thai dễ mắc suy giãn tĩnh mạch
- Biện pháp tránh thai nội tiết tố: Các viên tránh thai, truyền nội tiết tố có thể làm hạn chế sự di chuyển của máu tăng nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch
- Bệnh lý và tình trạng sức khỏe khác: Các bệnh như tăng huyết áp, bệnh tim, béo phì và suy giảm chức năng gan có thể tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch.
Hình: Béo phì dễ mắc suy giãn tĩnh mạch
- Lối sống: Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mạnh, chất gây ung thư, hút thuốc lá, uống rượu nhiều và không vận động đủ ảnh hưởng đến suy giãn tĩnh mạch. Người lao động phải ĐỨNG LÂU NGỒI NHIỀU, mang áo quần bó sát hai chân hay đi giày cao gót thường xuyên có nguy cơ cao hơn mắc suy giãn tĩnh mạch.
Một số mẹo giúp thư giãn chân cho người có đặc thù công việc phải ĐỨNG LÂU, bạn tham khảo tại đây nhé!
Hình: Thường xuyên mang giày cao gót dễ mắc suy giãn tĩnh mạch
Ngoài những đối tượng trên, những ngành nghề nào có nguy cơ suy giãn tĩnh mạch cao bạn có thể tìm hiểu tại đây để xem ngành nghề của mình có nguy cơ không nhé!
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới có thể được điều trị hiệu quả nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm khi bệnh còn nhẹ, chưa có biến chứng và người bệnh kiên trì phối hợp điều trị tốt với bác sĩ. Theo dõi các bài viết khác tại website daflon.com.vn để có các cập nhật mới về nhé!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Muzaffar A. Anwar, Kyrillos Adesina Georgiadis, Joseph Shalhoub, Chung S. Lim, Manjit S. Gohel and Alun H. Davies (2012). A Review of Familial, Genetic, and Congenital Aspects of Primary Varicose Vein Disease. Circulation: Cardiovascular Genetics. 2012;5:460–466
SERV-CVD-08-09-2023(5)