ĐIỂM DANH 2 NHÓM NGHỀ NGHIỆP DỄ BỊ SUY GIÃN TĨNH MẠCH 

CKI. Nguyễn Thị Vinh Hoàng
Khoa Phòng khám
Bệnh viện Quận 8 

 

Các nghề như giáo viên, dược sĩ nhà thuốc, tiếp viên hàng không, công nhân xây dựng,… có nguy cơ cao dễ mắc suy giãn tĩnh mạch. Bệnh gây các triệu chứng như nhức mỏi, tê dị cảm, kiến bò, đau chân, sưng chân, nặng chân về chiều, chuột rút về đêm. Đọc ngay bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn nhé!

  1. Thực trạng bệnh suy giãn tĩnh mạch
  2. Các nghề nghiệp dễ mắc suy giãn tĩnh mạch

1. Thực trạng bệnh suy giãn tĩnh mạch 

Theo thống kê tại các bệnh viện lớn trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân ở NỮ GIỚI CHIẾM ĐẾN 70% trong tổng số người mắc bệnh. Nguyên nhân gây ra tình trạng này vẫn chưa được kết luận rõ ràng. Tuy nhiên, nghề nghiệp đặc thù phải ĐỨNG LÂU, NGỒI NHIỀU suốt cả ngày hay ít vận động bắp chân hoặc vận động quá mức là nhân tố chính góp phần gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.  

Bệnh gây các triệu chứng như nhức mỏi, tê dị cảm, kiến , đau chân, sưng chân, nặng chân tăng về chiều, chuột rút về đêmNếu để lâu và không điều trị sớm có thể gây chảy máu, loét chân không lành…, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ngoài ra còncác biến chứng như huyết khối tĩnh mạch nông và sâu nguy hiểm hơn nữa! 

2. Các nghề nghiệp dễ mắc suy giãn tĩnh mạch 

Dưới đây là những nghề nghiệp thường dễ mắc suy giãn tĩnh mạch 

Nhóm 1: Các nghề nghiệp phải đứng lâu ngồi nhiều dẫn đến tăng áp lực lên các tĩnh mạch trên chân đồng thời các van tĩnh mạch suy yếu góp phần giãn tĩnh mạch chân và cuối cùng làm cho máu từ chân di chuyển về tim khó khăn:  

  • Nhân viên y tế như Bác sĩ phẫu thuật, Dược sĩ nhà thuốc, Điều dưỡng thường phải đứng lâu và di chuyển liên tục trong quá trình điều trị chăm sóc bệnh nhân, điều này có thể gây áp lực lên tĩnh mạch chân. 

Hình: Dược sĩ nhà thuốc có nguy cơ cao mắc suy giãn tĩnh mạch  

 

  • Nhân viên bán hàng: Các nhân viên bán hàng thường phải đứng lâu tại quầy hàngnhất là trong các ngành công nghiệp bán lẻ như các siêu thị, cửa hàng tiện lợi…. 

Hình: Nhân viên bán hàng có nguy cơ cao mắc suy giãn tĩnh mạch  

 

  • Giáo viên: Việc dạy học đòi hỏi giáo viên phải đứng nhiều trong lớp học và di chuyển trong quá trình giảng dạy. 

Hình: Giáo viên có nguy cơ cao mắc suy giãn tĩnh mạch  

 

  • Công nhân xây dựng: Công việc xây dựng thường đòi hỏi người lao động phải đứng lâu và thực hiện các công việc cần sức mạnh vật lý. 

Hình: Công nhân xây dựng có nguy cơ cao mắc suy giãn tĩnh mạch  

 

  • Tiếp viên hàng không: Tiếp viên hàng không thường phải đứng lâu và di chuyển trong không gian hạn chế trên máy bay, đặc biệt với tiếp viên nữ việc mang giày cao gót có thể gia tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch. 

Hình: Tiếp viên có nguy cơ cao mắc suy giãn tĩnh mạch  

  • Nhân viên văn phòng: Dù làm việc trong văn phòng, nhưng nếu ngồi hoặc đứng trong thời gian dài mà không thực hiện các động tác vận động, nhân viên văn phòng cũng có nguy cơ cao về suy giãn tĩnh mạch. 

Nhóm 2: Các nghề nghiệp khác như phải tiếp xúc với môi trường nóng. Hơi nóng đó làm cho tĩnh mạch chân bị dãn và dẫn đến suy van tĩnh mạch.  

  • Những nghề tiếp xúc với môi trường nóng như đầu bếp, thợ rèn, đứng lò tráng bánh, đi trên cát,…sẽ làm nóng đôi chân của bạn từ đó gây suy giãn tĩnh mạch chân  

Hình: Đầu bếp có nguy cơ cao mắc suy giãn tĩnh mạch  

Để hạn chế các triệu chứng như đau chân, sưng chân, chuột rút cần duy trì cân nặng cơ thể ở mức ổn định đồng thời kết hợp chế độ dinh dưỡng và tập luyện các bài tập tăng cường tuần hoàn máu với thuốc trợ tĩnh mạch từ Pháp 500mg. 

Bên cạnh đó, ngưng hút thuốc, uống rượu bia, hạn chế đi giày cao gót sẽ giúp giảm áp lực lên thành tĩnh mạch chân và có thể cân nhắc dùng vớ y khoa để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch hiệu quả nhé! Để tìm hiểu về vớ tất y khoa, bạn có thể đọc tại đây nhé!


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Muzaffar A. Anwar, Kyrillos Adesina Georgiadis, Joseph Shalhoub, Chung S. Lim, Manjit S. Gohel and Alun H. Davies (2012). A Review of Familial, Genetic, and Congenital Aspects of Primary Varicose Vein Disease. Circulation: Cardiovascular Genetics. 2012;5:460–4.
2. Salim, Onida, et al. Global Epidemiology of Chronic Venous Disease: A systematic review with pooled prevalence analysis. Annals of Surgery

SERV-CVD-08-09-2023(6)

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị Suy tĩnh mạch Hiểu đúng hiểu đủ Sống khỏe Sống khỏe cùng suy tĩnh mạch

SUY GIÃN TĨNH MẠCH CÓ LÀM BẠN VỚI THUỐC LÁ, RƯỢU BIA? 

ThS. BS. Nguyễn Đình Hoàn Trung tâm tim mạch Bệnh viện E    Suy giãn

Điều trị Suy tĩnh mạch Hiểu đúng hiểu đủ

TIÊM XƠ PHÙ HỢP VỚI ĐỐI TƯỢNG NÀO MẮC SUY GIÃN TĨNH MẠCH

BS. Nguyễn Thế Nam Huy Tiêm xơ trở thành phương pháp điều trị hiệu quả

Daflon 500mg Điều trị Suy tĩnh mạch

THUỐC TĨNH MẠCH TỪ PHÁP VỚI 5 LOẠI FLAVONOID

ThS. BS. CKI. Võ Thanh Tuyền Bác sĩ khoa Cơ – xương – khớp Bệnh

Daflon 500mg Điều trị Suy tĩnh mạch Hiểu đúng hiểu đủ

VỚ TĨNH MẠCH – GIẢI PHÁP CHO ĐÔI CHÂN SUY GIÃN TĨNH MẠCH

CKII. Trương Thị Vành Khuyên Trưởng khoa Nội tiết – Bệnh viện Gia An 115 

Điều trị Suy tĩnh mạch Hiểu đúng hiểu đủ

KEM BÔI PHÙ HỢP VỚI GIAI ĐOẠN NÀO CỦA SUY GIÃN TĨNH MẠCH

BS.CKI. Lê Ngọc Hồng Nhung Trung tâm chẩn đoán y khoa Medic Hoà Hảo   

Điều trị Suy tĩnh mạch Daflon 500mg

VỚ TĨNH MẠCH GIẢI PHÁP CHO ĐÔI CHÂN SUY GIÃN TĨNH MẠCH

ThS. BS. Nguyễn Thành Sang Khoa Nội tim mạch – Bệnh viện Nhân Dân Gia

Điều trị Suy tĩnh mạch Daflon 500mg

THUỐC TĨNH MẠCH 500mg CÓ CƠ CHẾ KHÁNG VIÊM TẠI GỐC RỄ

ThS. BS. Phạm Văn Cường Bệnh viện Bạch Mai    Thuốc tĩnh mạch từ Pháp

Sống khỏe cùng suy tĩnh mạch Hiểu đúng hiểu đủ Điều trị Suy tĩnh mạch Sống khỏe

TẠI SAO SUY TĨNH MẠCH LẠI ĐƯỢC KHUYÊN UỐNG ĐỦ NƯỚC?

ThS. BS. Phạm Văn Cường Bệnh viện Bạch Mai    Ổn định nhiệt độ của

LIÊN HỆ ĐỂ BÁO CÁO CẢNH GIÁC DƯỢC






    Không quá 400 từ.