TẠI SAO SUY TĨNH MẠCH LẠI ĐƯỢC KHUYÊN UỐNG ĐỦ NƯỚC?

ThS. BS. Phạm Văn Cường
Bệnh viện Bạch Mai 

 

n định nhiệt độ của cơ thể thông qua việc uống nước đầy đủ đặc biệt trong các ngày hè nắng nóng sẽ giúp góp phần giảm ĐAU CHÂN, NẶNG CHÂN, CHUỘT RÚT cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch đấy!

   1. Tìm hiểu về căn bệnh suy giãn tĩnh mạch
   2. Yếu tố nào làm gia tăng nguy cơ suy tĩnh mạch mạn tính?
   3. 3 lợi ích của nước đối với bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch
   4. Chúng ta cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày?
   5. Một số mẹo nhỏ để giúp bạn biết cách bổ sung nước phù hợp với cơ thể.

1. Tìm hiểu về căn bệnh suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạchnói chung là tình trạng các tĩnh mạch bị giãn rộng, phồng lên nổi rõ ràng dưới da. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là những dải mạch máu màu tím hoặc xanh đậm, nổi rõ trên da. Tình trạng này thường xuất hiện ở chi dưới, đôi khi gặp ở cả hậu môn – trực tràng 

Suy giãn tĩnh mạch khá thường gặp ở người trưởng thành 

Bên cạnh đó, suy giãn tĩnh mạchcòn gây những triệu chứng ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh như:  

  • Cảm giác nhói hoặc rát ở chân. 
  • Cảm giác nặng chân và đau âm ỉ, triệu chứng chuột rútbắp thường xuyên xuất hiện nhất là vào ban đêm gây mất ngủ. 
  • Da vùng tĩnh mạch giãn thường bị khô và ngứa hơn. 
  • Máu ứ nhiều trong tĩnh mạch làm chân bị phù. 

Suy giãn tĩnh mạch bao gồm 2 dạng: suy giãn tĩnh mạch sâu và suy giãn tĩnh mạch nông. 

Điểm phân biệt của suy giãn tĩnh mạch sâu với suy giãn tĩnh mạch nông là các tĩnh mạch giãn nằm sâu trong cơ nên không nhìn thấy bằng mắt thường. Triệu chứng bệnh cũng thường nặng hơn như: đau nhức chân, chuột rút về đêm, mỏi chân về chiều, cảm giác kiến bò vô cùng khó chịu, … 

Bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch có thể giảm triệu chứng đau và khó chịu TẠM THỜI bằng cách nằm nghỉ, gác chân lên cao nhất là khi ngủ 15-20cm để giảm máu dồn xuống chân. 

2. Yếu tố nào làm gia tăng nguy cơ suy tĩnh mạch mạn tính?

Yếu tố nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch 

  • Tuổi: Tuổi càng cao thì tăng khả năng mắc suy tĩnh mạch 
  • Giới: Phụ nữ có tỉ lệ mắc suy giãn tĩnh mạch cao hơn nam giới  
  • Bị bệnh béo phì, thừa cân 
  • Tiền sử gia đình có người mắc suy giãn tĩnh mạch 
  • Phụ nữ mang thai hoặc số lần mang thai 
  • Tiếp xúc với nhiệp độ cao 
  • Thói quen/nghề nghiệp đứng lâu, ngồi nhiều. Cụ thể về ngành nghề dễ mắc suy giãn tĩnh mạch, bạn đọc thêm tại đây nhé!  
  • Thói quen mặc trang phục bó, quá chật, đi giầy cao gót 
  • Chế độ ăn: ăn nhiều đồ ăn nhanh, ngọt, uống ít nước…   

3. 3 lợi ích của nước đối với bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch

Vai trò của nước đối với cơ thể người bệnh suy tĩnh mạch 

Nước giúp ổn định nhiệt độ cơ thể 

  • Nước có vai trò quan trọng trong việc điều tiết thân nhiệt khi nhiệt độ của môi trường thay đổi. Nhiệt độ của cơ thể sẽ có thể điều tiết giảm xuống khi độ ẩm đi qua tuyến mồ hôi và sau đó bay hơi. Vì thế, khi sống trong điều kiện thời tiết quá nóng bức và khi bị sốt, bạn nên uống thật nhiều nước để giảm thân nhiệt, giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn.  
  • Đặc biệt với người suy giãn tĩnh mạch mạn tính nhiệt độ tăng là một yếu tố nguy cơ làm gia tăng tình trạng của bệnh. Như vậy việc ổn định nhiệt độ của cơ thể thông qua việc uống nước đầy đủ đặc biệt trong các ngày hè nắng nóng sẽ giúp góp phần giảm tình trạng của bệnh 

Nước giúp lưu thông tuần hoàn máu 

Nước chính là yếu tố giúp cho máu không bị quá đặc quánh và từ đó máu sẽ được lưu thông dễ dàng hơn trong đó có lượng máu từ hệ thống tĩnh mạch trở về tim đồng thời giúp cơ thể duy trì mức huyết áp ổn định. Khi huyết áp ổn định, khả năng tuần hoàn máu tốt thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng sẽ giảm.  

Nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển quá  

Nhờ có nước với vai trò dung môi mà các chất chuyển hóa trong cơ thể được hòa tan và giúp quá trình chuyển hóa trong cơ thể diễn ra nhịp nhàng. Những phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể sẽ không thể thiếu được sự có mặt của nước.  

Bên cạnh đó, uống đủ nước cũng giúp các chất dinh dưỡng, khoáng chất được hòa tan và nuôi dưỡng cơ thể một cách tốt nhất. Khi cơ thể được hấp thụ tối đa các dưỡng chất, cơ thể sẽ cảm thấy khỏe mạnh hơn. 

4. Chúng ta cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày?

Mỗi người có nhu cầu về nước khác nhau, nhưng trung bình chúng ta nên uống khoảng 6 8 ly nước mỗi ngày, tương đương khoảng 1,6 2 lít nước mỗi ngày.  

Tuy nhiên, đây không phải là một con số mặc định, mà nó có thể thay đổi tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm tuổi tác, trọng lượng cơ thể, giới tính, mức độ vận động thể chất, môi trường sống và làm việc, tình trạng bệnh, phụ nữ đang mang thai hay những trường hợp đang cho con bú, … 

Chẳng hạn, đối với người cao tuổi, khi các cơ quan trong cơ thể có xu hướng bị lão hóa và rất nhạy cảm, nhóm đối tượng này thường dễ bị mất nước hơn và vì thế họ cần uống nước nhiều hơn mức tiêu chuẩn để cơ thể luôn trong trạng thái đủ nước.  

5. Một số mẹo nhỏ để giúp bạn biết cách bổ sung nước phù hợp với cơ thể

  • Nên uống đủ lượng nước tốt nhất là 2 lít mỗi ngày và chia nhỏ hằng ngày ngày cả khi không khát. 
  • Lựa chọn loại nước lọc có vị phù hợp với nhu cầu của bạn. Có thể thay đổi nhiệt độ của nước cho phù hợp với sở thích để việc uống nước dễ dàng hơn. 
  • Bố trí bình nước, ca nước tại những vị trí thuận tiện ví dụ: đầu giường sau khi ngủ dây, bàn làm việc,…  
  • Với nhân viên văn phòng có thể đặt các báo thức ở những chặn nhỏ như 15 – 30 phút để hình thành thói quen uống nước. 
  • Bên cạnh đó có những lưu ý sau: 
  • Hạn chế uống nhiều nước đối với một số bệnh đặc biệt như một số bệnh về thận… 
  • Với những trường hợp vận động thể chất thường xuyên, vận động liên tục thì lượng nước cần bổ sung phải cao hơn lượng trung bình để bù lại lượng mà cơ thể đã đào thải ra bên ngoài trong quá trình vận động.  

Qua đây cũng thấy được sự quan trọng của nước không chỉ chiếm 70% cơ thể mà còn giúp lưu thông máu tốt đặc biệt ở người suy giãn tĩnh mạch, góp phần giảm các triệu chứng ĐAU CHÂN, NẶNG CHÂN, CHUỘT RÚT đấy! Đừng quên theo dõi website Daflon.com.vn và fanpage Yêu đôi chân mình – ngừa suy tĩnh mạch để cập nhật nhiều thông tin hay bạn nhé!  


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Salim, Onida, et al. Global Epidemiology of Chronic Venous Disease: A systematic review with pooled prevalence analysis. Annals of Surgery 2020.
2. Nguyễn Văn Trí, Góc nhìn lão khoa về suy tĩnh mạch, Nhà xuất bản Y học, 2016, Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh

SERV-CVD-27-10-2023(9)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị Suy tĩnh mạch Hiểu đúng hiểu đủ Sống khỏe Sống khỏe cùng suy tĩnh mạch

SUY GIÃN TĨNH MẠCH CÓ LÀM BẠN VỚI THUỐC LÁ, RƯỢU BIA? 

ThS. BS. Nguyễn Đình Hoàn Trung tâm tim mạch Bệnh viện E    Suy giãn

Điều trị Suy tĩnh mạch Hiểu đúng hiểu đủ

TIÊM XƠ PHÙ HỢP VỚI ĐỐI TƯỢNG NÀO MẮC SUY GIÃN TĨNH MẠCH

BS. Nguyễn Thế Nam Huy Tiêm xơ trở thành phương pháp điều trị hiệu quả

Daflon 500mg Điều trị Suy tĩnh mạch

THUỐC TĨNH MẠCH TỪ PHÁP VỚI 5 LOẠI FLAVONOID

ThS. BS. CKI. Võ Thanh Tuyền Bác sĩ khoa Cơ – xương – khớp Bệnh

Daflon 500mg Điều trị Suy tĩnh mạch Hiểu đúng hiểu đủ

VỚ TĨNH MẠCH – GIẢI PHÁP CHO ĐÔI CHÂN SUY GIÃN TĨNH MẠCH

CKII. Trương Thị Vành Khuyên Trưởng khoa Nội tiết – Bệnh viện Gia An 115 

Điều trị Suy tĩnh mạch Hiểu đúng hiểu đủ

KEM BÔI PHÙ HỢP VỚI GIAI ĐOẠN NÀO CỦA SUY GIÃN TĨNH MẠCH

BS.CKI. Lê Ngọc Hồng Nhung Trung tâm chẩn đoán y khoa Medic Hoà Hảo   

Điều trị Suy tĩnh mạch Daflon 500mg

VỚ TĨNH MẠCH GIẢI PHÁP CHO ĐÔI CHÂN SUY GIÃN TĨNH MẠCH

ThS. BS. Nguyễn Thành Sang Khoa Nội tim mạch – Bệnh viện Nhân Dân Gia

Điều trị Suy tĩnh mạch Daflon 500mg

THUỐC TĨNH MẠCH 500mg CÓ CƠ CHẾ KHÁNG VIÊM TẠI GỐC RỄ

ThS. BS. Phạm Văn Cường Bệnh viện Bạch Mai    Thuốc tĩnh mạch từ Pháp

Sống khỏe cùng suy tĩnh mạch Hiểu đúng hiểu đủ Điều trị Suy tĩnh mạch Sống khỏe

TẠI SAO SUY TĨNH MẠCH LẠI ĐƯỢC KHUYÊN UỐNG ĐỦ NƯỚC?

ThS. BS. Phạm Văn Cường Bệnh viện Bạch Mai    Ổn định nhiệt độ của

LIÊN HỆ ĐỂ BÁO CÁO CẢNH GIÁC DƯỢC






    Không quá 400 từ.