VỚ TĨNH MẠCH GIẢI PHÁP CHO ĐÔI CHÂN SUY GIÃN TĨNH MẠCH

ThS. BS. Nguyễn Thành Sang
Khoa Nội tim mạch – Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
Giảng viên khoa Y – Đại học Nguyễn Tất Thành 

 

Vớ tĩnh mạch được khuyến cáo ưu tiên trong phòng ngừa lẫn điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính dù bất cứ giai đoạn nào, tuy nhiên cần được phối hợp với các phương pháp khác theo hướng dẫn bác sĩ để tối ưu hiệu quả. Đọc ngay bài viết bên dưới để xem các phương pháp kết hợp cùng bạn nhé!  

   1. Suy giãn tĩnh mạch là bệnh gì?
   2. Yếu tố nguy cơ dễ mắc bệnh
   3. Biểu hiện và chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch
   4. Các phương pháp điều trị
   5. Vớ y khoa 

1. Suy giãn tĩnh mạch là bệnh gì? 

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính (Chronic Venous Insufficiency) là tình trạng suy giảm khả năng đưa máu về tim từ hệ thống tĩnh mạch vùng chân khiến dòng máu ứ trệ. 

Lâu dần làm giãn mạch ngoằn nghoèo gây các triệu chứng ĐAU CHÂN, SƯNG CHÂN, NẶNG CHÂN, cảm giác tê bì, kiến bò, chuột rút về đêm đeo bám dai dẳng…, nặng hơn gây chàm da, loét chân lâu lành và huyết khối tĩnh mạch.  

Ngày nay, suy giãn tĩnh mạch là vấn đề sức khỏe phố biến toàn thế giới, trong đó nữ giới chiếm 3/4. Chất lượng cuộc sống người bệnh bị ảnh hưởng nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng. 

2. Yếu tố nguy cơ dễ mắc bệnh

  • Tư thế: Đứng lâu ngồi nhiều, ít vận động chân do thói quen sinh hoạt hoặc đặc thù công việc (chẳng hạn theo Bộ Y tế năm 2015, tỷ lệ công nhân trong ngành chế biến thủy sản tại Việt Nam bị giãn tĩnh mạch chi dưới chiếm trên 70%). 
  • Sinh lý: Béo phì, phụ nữ mang thai
  • Tuổi tác, giới tính: tuổi càng cao (đặc biệt sau 50 tuổi), nữ giới thì nguy cơ suy giãn tĩnh mạch càng cao. 
  • Yếu tố di truyền: Nếu có người trong gia đình bạn đã từng mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch (ví dụ như người mẹ) thì khả năng bạn có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch có khả năng cao hơn GẤP 21,5 LẦN 
  • Các nguy cơ khác: hút thuốc lá, dùng thuốc tránh thai kéo dài, chấn thương vùng chân… 

3. Biểu hiện chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch

Biểu hiện bệnh đa dạng tùy vào giai đoạn diễn tiến, từ từ qua nhiều năm. Mờ nhạt và thoáng qua trong giai đoạn đầu khiến ta chủ quan 

  • Thông thường chỉ là cảm giác dễ mỏi, phù nhẹ khi đứng lâu ngồi nhiều, châm chích hay kiến bò, chuột rút về đêm… cùng những mạch máu dưới da nổi li ti như mạng nhện vùng bàn chân, cổ chân, 1/3 dưới cẳng chân.  
  • Về sau tình trạng đau tức chân và phù nề sẽ nhiều hơn, không giảm kể cả khi nghỉ ngơi hoặc xoa bóp, tĩnh mạch dưới da giãn to, ngoằn nghoèo, lâu ngày da chân dày lên và sạm lại, có thể tróc vảy, chảy dịch, hoặc chàm da, loét da lâu lành.  
  • Ngoài ra, giai đoạn muộn có thể mắc các biến chứng nguy hiểm như viêm tắc mạch do huyết khối, vỡ giãn tĩnh mạch gây chảy máu, nhiễm trùng vết loét chân…  

Vì vậy cần chẩn đoán bệnh sớm để phòng ngừa và điều trị kịp thời.  

  • Lâm sàng: Bác sĩ có thể chẩn đoán bằng việc hỏi biểu hiện bệnh, yếu tố nguy cơ và thăm khám. Đánh giá giai đoạn và mức độ nặng thông qua mức độ giãn mạch nhìn thấy dưới da, khám phù chân, màu sắc da, vết loét (nếu có). 
  • Thăm dò cận lâm sàng: Siêu âm Doppler tĩnh mạch chi dưới sẽ hỗ trợ chẩn đoán bệnh chuẩn xác hơn. Tìm hiểu Siêu âm Doppler tại đây!  

4. Các phương pháp điều trị

Bằng thuốc:  

Daflon 500mg, Rutin C, Veinamitol… là các thuốc hỗ trợ làm bền thành mạch được Bộ Y tế Việt Nam chấp thuận, hỗ trợ giảm cảm giác nặng tức, châm chích hoặc chuột rút về đêm. Phát hiện càng sớm, điều trị đúng, thuốc càng phát huy hiệu quả. 

Đặc biệt Daflon 500mg được hội mạch máu thế giới khuyến cáo sử dụng  

Không bằng thuốc:  

  • Thay đổi dần thói quen sinh hoạt và công việc hằng ngày, hạn chế đứng lâu ngồi nhiều, thời gian nghỉ cần tự vận động tại chỗ, xoa bóp chân, thư giãn cơ thể. Tập thể dục thường xuyên, giảm cân, bỏ thuốc lá, tránh lạm dụng thuốc ngừa thai… Luôn kê cao chân khi nằm. 
  • Mang vớ tĩnh mạch hoặc băng ép chân bằng băng chun theo hướng dẫn bác sĩ. 
  • Giai đoạn muộn, nhiều biến chứng có thể cân nhắc các phương pháp chuyên sâu hơn như can thiệp nội mạch (bằng laser, RF, hóa cơ học, keo sinh học), hoặc phẫu thuật. 

5. Vớ y khoa 

Vớ tĩnh mạch (hay còn gọi là vớ y khoa, hoặc vớ áp lực – Medical Compression Stockings) hoàn toàn khác các loại vớ thông thường, vì nó tạo được áp lực lên chân đúng chuẩn quy định (20-50mmHg) nhằm phục vụ phòng ngừa và điều trị bệnh (lực ép của vớ phải giảm dần đều từ cổ chân đến đùi). Tùy theo mục đích phòng ngừa hay điều trị, cũng như giai đoạn bệnh mà người bệnh sẽ được tư vấn loại vớ có chỉ số áp lực phù hợp. 

Vớ tĩnh mạch là một phương pháp được khuyến cáo ưu tiên trong phòng ngừa lẫn điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính dù bất cứ giai đoạn nào, tuy nhiên cần được phối hợp với các phương pháp khác theo hướng dẫn bác sĩ để tối ưu hiệu quả. Đặc biệt là MPFF 500mg cho tất cả giai đoạn bệnh chữa suy giãn tĩnh mạch từ gốc rễ đấy!  

Vì vậy, bên cạnh thay đổi lối sống và dùng thuốc tĩnh mạch từ Pháp thì vớ tất y khoa góp phần không nhỏ giúp cải tình trạng suy giãn tĩnh mạch của chân. Truy cập ngay website Daflon.com.vn để đọc thêm nhiều bài viết khác hữu ích và cập nhật thông tin nhanh nhất bạn nhé! 


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS TS Nguyễn Trường Sơn, Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới, Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế, 2015.
2. Marc E. Vuylsteke et al, An Epidemiological Survey of Venous Disease Among General Practitioner Attendees in Different Geographical Regions on the Globe: The Final Results of the Vein Consult Program, Angiology, 2018, 69(9):779-785. DOI: 1177/0003319718759834.
3. Robert T. Eberthardt & Joseph D. Raffetto, Chronic Venous Insufficiency, Circulation, AHA journals, 2014, 130:333-346.
4. Muzaffar Anwar, Kyrillos Adesina Georgiadis, Joseph Shalhoub, Chung S. Lim, Manjit S. Gohel and Alun H. Davies (2012). A Review of Familial, Genetic, and Congenital Aspects of Primary Varicose Vein Disease. Circulation: Cardiovascular Genetics. 2012;5:460–466

SERV-CVD-27-10-2023(11)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị Suy tĩnh mạch Hiểu đúng hiểu đủ Sống khỏe Sống khỏe cùng suy tĩnh mạch

SUY GIÃN TĨNH MẠCH CÓ LÀM BẠN VỚI THUỐC LÁ, RƯỢU BIA? 

ThS. BS. Nguyễn Đình Hoàn Trung tâm tim mạch Bệnh viện E    Suy giãn

Điều trị Suy tĩnh mạch Hiểu đúng hiểu đủ

TIÊM XƠ PHÙ HỢP VỚI ĐỐI TƯỢNG NÀO MẮC SUY GIÃN TĨNH MẠCH

BS. Nguyễn Thế Nam Huy Tiêm xơ trở thành phương pháp điều trị hiệu quả

Daflon 500mg Điều trị Suy tĩnh mạch

THUỐC TĨNH MẠCH TỪ PHÁP VỚI 5 LOẠI FLAVONOID

ThS. BS. CKI. Võ Thanh Tuyền Bác sĩ khoa Cơ – xương – khớp Bệnh

Daflon 500mg Điều trị Suy tĩnh mạch Hiểu đúng hiểu đủ

VỚ TĨNH MẠCH – GIẢI PHÁP CHO ĐÔI CHÂN SUY GIÃN TĨNH MẠCH

CKII. Trương Thị Vành Khuyên Trưởng khoa Nội tiết – Bệnh viện Gia An 115 

Điều trị Suy tĩnh mạch Hiểu đúng hiểu đủ

KEM BÔI PHÙ HỢP VỚI GIAI ĐOẠN NÀO CỦA SUY GIÃN TĨNH MẠCH

BS.CKI. Lê Ngọc Hồng Nhung Trung tâm chẩn đoán y khoa Medic Hoà Hảo   

Điều trị Suy tĩnh mạch Daflon 500mg

VỚ TĨNH MẠCH GIẢI PHÁP CHO ĐÔI CHÂN SUY GIÃN TĨNH MẠCH

ThS. BS. Nguyễn Thành Sang Khoa Nội tim mạch – Bệnh viện Nhân Dân Gia

Điều trị Suy tĩnh mạch Daflon 500mg

THUỐC TĨNH MẠCH 500mg CÓ CƠ CHẾ KHÁNG VIÊM TẠI GỐC RỄ

ThS. BS. Phạm Văn Cường Bệnh viện Bạch Mai    Thuốc tĩnh mạch từ Pháp

Sống khỏe cùng suy tĩnh mạch Hiểu đúng hiểu đủ Điều trị Suy tĩnh mạch Sống khỏe

TẠI SAO SUY TĨNH MẠCH LẠI ĐƯỢC KHUYÊN UỐNG ĐỦ NƯỚC?

ThS. BS. Phạm Văn Cường Bệnh viện Bạch Mai    Ổn định nhiệt độ của

LIÊN HỆ ĐỂ BÁO CÁO CẢNH GIÁC DƯỢC






    Không quá 400 từ.