SUY GIÃN TĨNH MẠCH LÀ BỆNH GÌ, BẠN ĐÃ HIỂU ĐÚNG?

Chuỗi hoạt động Tư vấn suy giãn tĩnh mạch của Daflon 500mg tại hơn 450 nhà thuốc trên 16 tỉnh thành trên toàn quốc đã ghi nhận:

Trong số 13.000 người dân được tư vấn, có 66.7% người dân có ít nhất 1 triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch như: ĐAU CHÂN, SƯNG CHÂN, NẶNG CHÂN tăng nặng về chiều hoặc CHUỘT RÚT về cuối ngày. Đặc biệt, hơn 40% người tham gia có các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch rõ rệt, nhìn thấy được trên chân như tĩnh mạch mạng nhện, búi giãn tĩnh mạch nổi rõ, phù chân hoặc biến đổi màu da chân.

Vậy chính xác thì suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh như thế nào? Liệu đây có phải chỉ là vấn đề thẩm mỹ? Cùng tìm hiểu nhé!

  1. BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN SUY TĨNH MẠCH?

  2. YẾU TỐ NGUY CƠ SUY TĨNH MẠCH

  3. TRIỆU CHỨNG SUY TĨNH MẠCH

  4. CÂU HỎI NHẬN DIỆN SUY TĨNH MẠCH

1. BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN SUY TĨNH MẠCH?

Bình thường, máu từ chân chảy về tim theo một chiều dưới sự hỗ trợ của các van trong lòng tĩnh mạch. Việc đứng lâu ngồi nhiều khiến máu bị ứ trệ ở chân, tạo áp lực lên thành tĩnh mạch và các van tĩnh mạch. Theo thời gian các tĩnh mạch bị viêm, suy giảm chức năng. Từ đó xuất hiện các dòng trào ngược. Kết cục là tĩnh mạch mất dần chức năng đưa máu trở về tim.

Ứ trệ máu tại chân gây ra các triệu chứng ĐAU CHÂN, SƯNG CHÂN, NẶNG CHÂN tăng nặng về chiều, CHUỘT RÚT dọc cẳng chân về đêm. Nghiêm trọng hơn nữa là các triệu chứng trên bề mặt da như mạch máu mạng nhện, thay đổi sắc tố da, thậm chí là loét. Suy giãn tĩnh mạch vốn là một bệnh mạn tĩnh, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

Đau chân, nặng chân, chuột rút cuối ngày là các triệu chứng điển hình của Suy giãn tĩnh mạch

2. YẾU TỐ NGUY CƠ SUY TĨNH MẠCH

Hãy chú ý nếu bạn có các yếu tố nguy cơ sau đây nhé. Vì suy giãn tĩnh mạch có thể ghé thăm bạn đấy:

  • Là nữ giới: khiến tỷ lệ mắc suy tĩnh mạch của bạn cao gấp 3 lần nam giới. Nguyên nhân đến từ ảnh hưởng của nội tiết tố trong cơ thể. Đặc biệt khi mang thai và sử dụng thuốc ngừa thai.
  • Cân nặng: Cân nặng quá khổ là nguy cơ gây nên rất nhiều căn bệnh, suy giãn tĩnh mạch cũng là một trong số đó.
  • Độ tuổi: Tuổi càng cao nguy cơ mắc suy tĩnh mạch càng lớn.
  • Di truyền: Nếu có người trong gia đình bạn đã từng mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch (ví dụ như người mẹ) thì khả năng bạn có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch có khả năng cao hơn gấp 21,5 lần.

3. TRIỆU CHỨNG SUY TĨNH MẠCH

Triệu chứng của bệnh bao gồm: triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể.

Triệu chứng cơ năng là những triệu chứng chỉ bạn mới có thể cảm nhận được, bao gồm:

  • Nặng chân, tê chân, sưng chân tăng nặng về chiều tối.
  • Đau/nóng rát dọc theo cẳng chân. Sưng chân. Tê bì.
  • Chuột rút về đêm

Triệu chứng thực thể là dấu hiệu khách quan, bác sĩ có thể quan sát được thông qua quá trình thăm khám. Có thể kể đến:

Để hiểu hơn về các triệu chứng diễn ra trong từng giai đoạn suy giãn tĩnh mạch, bạn có thể tìm hiểu thêm 7 cấp độ suy giãn tĩnh mạch chân tại đây nhé!

Nổi gân xanh ngoằn nghèo, thay đổi sắc tố da, loét ở suy giãn tĩnh mạch chân

4. CÂU HỎI NHẬN DIỆN SUY TĨNH MẠCH

Vậy, để giải quyết cho câu hỏi “Tôi có mắc Suy giãn tĩnh mạch hay không?”, bạn chỉ cần hoàn thành bài kiểm tra Có/ Không đơn giản dưới đây:

Về triệu chứng:

  • Triệu chứng có tăng nặng khi đứng lâu ngồi nhiều hay về cuối ngày hay không?
  • Triệu chứng có giảm khi gác chân cao hay vào lúc sáng sớm hay không?

Về nghề nghiệp:

  • Công việc bạn đang làm có phải đứng lâu, ngồi nhiều thường xuyên hay không?

Nếu như câu trả lời là ở những câu hỏi trên, có thể bạn đã mắc suy giãn tĩnh mạch.

Đừng chủ quan với bất kì dấu hiệu nào của bệnh! Hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về THUỐC TĨNH MẠCH TỪ PHÁP 500mg nhé! Bảo vệ sức khỏe đôi chân cũng chính là cách yêu thương bản thân bạn đấy!

Truy cập ngay website daflon.com.vn và fanpage Yêu đôi chân mình – ngừa suy tĩnh mạch để có những thông tin về bệnh mới nhất

Bài viết có sử dụng hình ảnh từ Internet

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Muzaffar A. Anwar, Kyrillos Adesina Georgiadis, Joseph Shalhoub, Chung S. Lim, Manjit S. Gohel and Alun H. Davies (2012). A Review of Familial, Genetic, and Congenital Aspects of Primary Varicose Vein Disease. Circulation: Cardiovascular Genetics. 2012;5:460–466 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Sống khỏe cùng suy tĩnh mạch Hiểu đúng hiểu đủ Điều trị Suy tĩnh mạch Sống khỏe

SUY GIÃN TĨNH MẠCH CÓ LÀM BẠN VỚI THUỐC LÁ, RƯỢU BIA? 

ThS. BS. Nguyễn Đình Hoàn Trung tâm tim mạch Bệnh viện E    Suy giãn

Hiểu đúng hiểu đủ Điều trị Suy tĩnh mạch

TIÊM XƠ PHÙ HỢP VỚI ĐỐI TƯỢNG NÀO MẮC SUY GIÃN TĨNH MẠCH

BS. Nguyễn Thế Nam Huy Tiêm xơ trở thành phương pháp điều trị hiệu quả

Điều trị Suy tĩnh mạch Daflon 500mg

THUỐC TĨNH MẠCH TỪ PHÁP VỚI 5 LOẠI FLAVONOID

ThS. BS. CKI. Võ Thanh Tuyền Bác sĩ khoa Cơ – xương – khớp Bệnh

Hiểu đúng hiểu đủ Điều trị Suy tĩnh mạch Daflon 500mg

VỚ TĨNH MẠCH – GIẢI PHÁP CHO ĐÔI CHÂN SUY GIÃN TĨNH MẠCH

CKII. Trương Thị Vành Khuyên Trưởng khoa Nội tiết – Bệnh viện Gia An 115 

Hiểu đúng hiểu đủ Điều trị Suy tĩnh mạch

KEM BÔI PHÙ HỢP VỚI GIAI ĐOẠN NÀO CỦA SUY GIÃN TĨNH MẠCH

BS.CKI. Lê Ngọc Hồng Nhung Trung tâm chẩn đoán y khoa Medic Hoà Hảo   

Điều trị Suy tĩnh mạch Daflon 500mg

VỚ TĨNH MẠCH GIẢI PHÁP CHO ĐÔI CHÂN SUY GIÃN TĨNH MẠCH

ThS. BS. Nguyễn Thành Sang Khoa Nội tim mạch – Bệnh viện Nhân Dân Gia

Điều trị Suy tĩnh mạch Daflon 500mg

THUỐC TĨNH MẠCH 500mg CÓ CƠ CHẾ KHÁNG VIÊM TẠI GỐC RỄ

ThS. BS. Phạm Văn Cường Bệnh viện Bạch Mai    Thuốc tĩnh mạch từ Pháp

Sống khỏe cùng suy tĩnh mạch Hiểu đúng hiểu đủ Điều trị Suy tĩnh mạch Sống khỏe

TẠI SAO SUY TĨNH MẠCH LẠI ĐƯỢC KHUYÊN UỐNG ĐỦ NƯỚC?

ThS. BS. Phạm Văn Cường Bệnh viện Bạch Mai    Ổn định nhiệt độ của

LIÊN HỆ ĐỂ BÁO CÁO CẢNH GIÁC DƯỢC






    Không quá 400 từ.