TS. BS. Tiêu Chí Đức
Bệnh viện Nhân dân Gia Định
Suy giãn tĩnh mạch chân gây nhiều bất tiện như đau chân, nặng chân, chuột rút. Hơn hết khi bệnh trở nặng dẫn đến thay đổi sắc tố da ở chân một phần làm mất thẩm mỹ, phần nhiều lại gây biến chứng loét có thể không lành. Đọc ngay bài viết bên dưới để chúng mình kịp thời ngừa biến chứng bằng việc phân biệt đâu là thay đổi sắc tố da do suy giãn tĩnh mạch hay do bệnh da liễu nhé!
1. Sắc tố hình thành như thế nào? |
1. Sắc tố hình thành như thế nào?
Melanin là sắc tố màu nâu chịu trách nhiệm về màu sắc của da, tóc và mống mắt. Hầu hết mọi người đều có số lượng tế bào sắc tố tương đương nhau, và dải màu của da người phụ thuộc nhiều vào lượng melanin được sản sinh ra hơn là do số lượng tế bào sắc tố.
Melanin có rất nhiều loại khác nhau, tuy nhiên ở da có 2 loại chính:
- Eumelanin (loại màu nâu và đen)
- Pheomelanin (màu đỏ)
Melanin được sản xuất bởi các tế bào hắc tố. Ngoài ra, tia cực tím (như trong ánh sáng mặt trời) cũng kích thích sản xuất melanin và gây ra một số bệnh lý.
Bệnh sắc tố bao gồm tình trạng tăng sắc tố, giảm sắc tố, hoặc mất sắc tố. Vùng bị ảnh hưởng có thể là cục bộ hoặc lan tỏa. Trong trường hợp giảm sắc tố thì lượng sắc tố sẽ bị giảm, trong khi tình trạng mất sắc tố thì lượng sắc tố hoàn toàn mất đi, để lại làn da trắng.
2. Phân biệt thay đổi sắc tố da do suy giãn tĩnh mạch với bệnh da liễu
Thay đổi sắc tố da do Suy giãn tĩnh mạch
Tình trạng loạn dưỡng da TẠI CHỖ do máu tĩnh mạch ứ lâu ngày ở chân. Hiện tượng loạn dưỡng da dẫn đến rối loạn sắc tố da đi từ chàm da đến xơ mỡ bì, các vết sắc tố thường tập trung từ thấp lan lên cao và thường ảnh hưởng kéo dài đến tận dưới cẳng chân tới mắt cá chân. Đây là những điểm giúp phân biệt thay đổi sắc tố da do bệnh suy tĩnh mạch với 1 số bệnh da liễu khác.
Tình trạng này thường xuất hiện từ giai đoạn 4 trở lên
- C4a (biến đổi màu sắc nâu – đen của da hoặc chàm)
- C4b (xơ cứng thâm nhiễm mỡ bì hoặc teo trắng da).
- Sau cùng, tình trạng loạn dưỡng da này kéo dài sẽ dẫn đến loét da từ tình trạng loét có thể lành (C5) đến loét tiến triển khó lành (C6).
Trong bệnh suy giãn tĩnh mạch vì thay đổi sắc tố da xuất hiện ở giai đoạn 4 trở lên, điều đó có nghĩa là trước đó người bệnh đã có các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch như bệnh nhân cảm thấy Đau chân, nặng chân, mỏi chân, cảm giác căng tức về chiều hoặc chuột rút thường xuất hiện về đêm. Và để tìm hiểu rõ hơn các 7 cấp độ suy giãn tĩnh mạch, bạn có thể đọc tại đây nhé!
Hình1: Thay đổi sắc tố ở giai đoạn 4 trong suy giãn tĩnh mạch
Thay đổi sắc tố da do bệnh da liễu
Rối loạn sắc tố da do bệnh da liễu thường là tăng sắc tố CỤC BỘ xảy ra khi:
- Sau khi bị thương (vết cắt, bỏng) hoặc do các nguyên nhân gây viêm khác (mụn trứng cá, lupus).
- Có thể là kết quả của các tổn thương tăng sản (ví dụ: tàn nhang lentigo, u hắc tố), nám má hoặc bớt cà phê sữa.
Hình2: Phân biệt thay đổi sắc tố da do Suy giãn tĩnh mạch và do bệnh da liễu
Lưu ngay những kiến thức này để hiểu hơn về đôi chân cũng như đừng bỏ qua các dấu hiệu của chân mình bạn nha. Hãy tiếp tục theo dõi website daflon.com.vn và fanpage Yêu đôi chân mình – ngừa suy tĩnh mạch để nhận những thông tin bổ ích nhé!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. F Lurie et al, CEAP classification system and reporting standard, revision 2020, J Vasc Surg Venous Lymphat Disord 2020 May;8(3):342-352
2. MG De Maeseneer, European Society for Vascular Surgery (ESVS) 2022 Clinical Practice Guidelines on the Management of Chronic Venous Disease of the Lower Limbs, Clinical Practice Guideline Document, Volume 63, issue 2, P184-267
SERV-CVD-08-09-2023(3)