7 cấp độ suy tĩnh mạch avatar

7 CẤP ĐỘ SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN

Suy tĩnh mạch bao gồm 7 cấp độ với triệu chứng tăng nặng dần. Hiểu rõ điều này giúp bệnh nhân có kế hoạch điều trị tốt nhất cho bản thân.

1. C0S

2. C1

3. C2

4. C3

5. C4

6. C5

7. C6

1. CẤP ĐỘ C0S

Là mức độ nhẹ nhất của suy tĩnh mạch. Lúc này, các tĩnh mạch đã suy yếu nhưng không có dấu hiệu nhìn thấy được. Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như ĐAU CHÂN, SƯNG CHÂN, NẶNG CHÂN, chuột rút về đêm. Nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn này, có thể ngăn ngừa suy tĩnh mạch tiến triển thành các giai đoạn nặng hơn.

Suy tĩnh mạch cấp C0s

 

2. CẤP ĐỘ C1

Các tĩnh mạch bắt đầu giãn ra (dưới 3mm). Ở cấp độ C1, bệnh nhân suy tĩnh mạch có thể cảm thấy ĐAU CHÂN, SƯNG CHÂN, NẶNG CHÂN khi đứng lâu, ngồi nhiều. Bên cạnh đó, bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch có thể thấy các đường mạch máu (tím, hồng, xanh) nổi rõ trên da. 

Suy tĩnh mạch cấp c1

 

3. CẤP ĐỘ C2

Các tĩnh mạch giãn trên 3mm thành búi ngoằn ngoèo. Các biểu hiện lâm sàng cụ thểrõ ràng hơn: đau nhức, nặng chân, tê bì và có hiện tượng tĩnh mạch xanh tím nổi rõ trên da nếu suy giãn tĩnh mạch nông. Đây là giai đoạn bệnh nhân có thể nhìn thấy rõ những chuyển biến trên chân.

Suy tĩnh mạch cấp C2


 4. CẤP ĐỘ C3

Xuất hiện sưng phù chân: bệnh nhân suy tĩnh mạch sẽ thấy bàn chân hoặc bắp chân sưng to, phù khi đứng nhiều hoặc vào buổi chiều tối. Một số trường hợp có nhận thấy thay đổi màu da nhẹ.

Suy tĩnh mạch cấp C3

 

5. CẤP ĐỘ C4

 Chân bệnh nhân suy tĩnh mạch bắt đầu xuất hiện các vùng sạm da do máu ứ đọng nhiều ở vùng ngoại vi. Biến đổi ở da và mô dưới da theo 2 mức độ:

  • Cấp C4a: biến đổi màu sắc nâu – đen của da hoặc chàm.
  • Cấp C4b: xơ cứng thâm nhiễm mỡ bì hoặc teo trắng da.

Suy tĩnh mạch cấp C4

 

6. CẤP ĐỘ C5

Suy tĩnh mạch C5

Suy tĩnh mạch chân đã tiến triển đến giai đoạn cuối. Các tĩnh mạch chân của bệnh nhân sẽ nổi chằng chịt và xuất hiện vết loét. Các vị trí tổn thương ở cấp độ C4 diễn tiến loét sau đó lành lại, để lại sẹo nhìn thấy rõ.

 

7. CẤP ĐỘ C6

Đây là cấp NẶNG NHẤT của suy tĩnh mạch. Bệnh nhân xuất hiện nhiều vết loét to nhỏ xen kẽ nhau. Ở giai đoạn này bệnh nhân cần được điều trị dưới sự theo dõi của nhân viên y tế. Nếu không được chăm sóc đúng cách, các vết loét của bệnh nhân suy tĩnh mạch có thể nhiễm trùng hoại tử.

Suy tĩnh mạch C6


Bài viết có sử dụng hình ảnh từ Internet

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Liên hệ nhận tư vấn






    Không quá 400 từ.