ThS. BS. Phạm Văn Cường
Bệnh viện Bạch Mai
Thuốc tĩnh mạch từ Pháp 500mg đóng góp quan trọng vào quá trình kháng viêm tại gốc rễ của căn bệnh suy giãn tĩnh mạch. Từ đó sẽ giúp bệnh nhân giảm được các triệu chứng ĐAU CHÂN, SƯNG CHÂN, NẶNG CHÂN và thoái lui bệnh
1. Các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch mạn tính gây khó chịu
Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh khá phổ biến, xảy ra ở cả nam và nữ, chủ yếu gặp ở những người trên 30 tuổi với tỷ lệ mắc cao ở nữ giới. Suy giãn tĩnh mạch có thể gặp ở nhiều cơ quan trong cơ thể nhưng hay gặp nhất là suy giãn tĩnh mạch chi dưới.
Hình ảnh bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chân
Trên thế giới đã chia các giai đoạn của suy giãn tĩnh mạch thành 7 giai đoạn, được tính từ giai đoạn C0s – C6 theo mức độ nặng dần của bệnh. Triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch mạn bao gồm triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể. Trong đó, triệu chứng cơ năng (C0s) như: đau chân, sưng chân, nặng chân và chuột rút...Thường các triệu chứng này sẽ tăng về chiều tối và đêm.
- C1: Triệu chứng thực thể bắt đầu mắc kèm với giãn tĩnh mạch mạng nhện, đường kính dưới 3mm
- C2: Giãn tĩnh mạch ngoằn ngoèo đường kính trên 3mm
- C3: Xuất hiện phù chân thường ở mắt cá chân
- C4: Rối loạn biến dưỡng dưới da
- C5: Vết loét đã lành
- C6: Vết loét tiến triển
2. Viêm vô khuẩn nguyên nhân quan trọng của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch.
Suy giãn tĩnh mạch chân là hậu quả của tình trạng viêm vô khuẩn tại van và thành tĩnh mạch gây nên hiện tượng trào ngược máu tĩnh mạch xuống chân với nhiều lý do khác nhau như:
- Đứng lâu trong thời gian dài (thợ đứng máy, đầu bếp, giáo viên, dược sĩ nhà thuốc…)
Đầu bếp dễ mắc suy giãn tĩnh mạch do hơi nóng từ lửa và đứng lâu.
- Ngồi quá lâu do đặc thù nghề nghiệp (nhân viên văn phòng, công nhân…)
- Tuổi già
- Mắc bệnh béo phì, thừa cân
- Phụ nữ mang thai
Về cơ chế bệnh sinh VIÊM VAN và THÀNH TĨNH MẠCH có nguyên nhân là gia tăng bạch cầu bám dính và quá trình phóng thích chất trung gian gây viêm (Bradikinin, Histamin). Biểu hiện là những cơn ĐAU CHÂN, SƯNG CHÂN, NẶNG CHÂN, CHUỘT RÚT CHÂN.
Hình ảnh minh họa quá trình viêm van và thành tĩnh mạch
Do đó quá trình viêm chính là gốc rễ của căn bệnh suy giãn tĩnh mạch!
3. Vai trò của thuốc trợ tĩnh mạch MPFF trong điều trị kháng viêm
MPFF (Micronized purified flavonoid fraction) phân đoạn flavonoid vi hạt tinh chế chứa 5 flavonoid: Diosmin (90%) + flavonoid(10%) gồm hesperidin, diosmentin, linarin, isorhoifolin tác động tại gốc rễ của bệnh suy giãn tĩnh mạch giúp giảm số lượng bạch cầu lăn tròn và Ức chế phóng thích chất trung gian gây viêm
Hình ảnh minh họa về cơ chế kháng viêm của MPFF
Bên cạnh đó MPFF còn giúp giảm rò rỉ mao mạch, thu nhặt gốc tự do và cải thiện huyết lưu biến (giảm kết tụ hồng cầu và độ nhầy của máu) cũng liên quan tới quá trình kháng viêm.
MPFF đáp ứng 6 tiêu chí của thuốc trợ tĩnh mạch theo khuyến cáo hội mạch máu thế giới năm 2018
Như vậy MPFF đóng góp quan trọng trong quá trình KHÁNG VIÊM TẠI GỐC RỄ của căn bệnh suy giãn tĩnh mạch. Từ đó sẽ giúp bệnh nhân giảm được các triệu chứng ĐAU CHÂN, SƯNG CHÂN, NẶNG CHÂN và thoái lui bệnh.
Theo khuyến cáo của hội mạch máu thế giới (IA) năm 2018 MPFF là thuốc trợ tĩnh mạch duy nhất được khuyến cáo ở mức độ IA trong việc giảm nhanh triệu chứng và tăng chất lượng sống cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch, là thuốc trợ tĩnh mạch duy nhất hiện nay đáp ứng đủ 6 tiêu chí của 1 thuốc trợ tĩnh mạch hoàn hảo.
Truy cập ngay website Daflon.com.vn và fanpage Yêu đôi chân mình – ngừa suy giãn tĩnh mạch để đọc thêm nhiều bài viết bổ ích và cập nhật nhanh tin tức về bệnh bạn nhé!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nicolaides A et al. Management of chronic venous disorders of the lower limbs. Guidelines According to Scientific Evidence. Part I. Int Angiol. 2018 Jun;37(3):181-254. doi: 10.23736/S0392-9590.18.03999-8. PMID: 29871479.
2. GARNER R. C. et al, Comparison of the Absorption of Micronized and Nonmicronized 14C-Diosmin Tablets After Oral Administration to Healthy Volunteers by Accelerator Mass Spectrometry and Liquid Scintillation Counting. Journal of Pharmaceutical Sciences 2002, Vol. 91, No. 1, January 2002, 91(1):32-40. doi: 10.1002/jps.1168.
3. Jantet G. Chronic venous insufficiency: worldwide results of the RELIEF study. Reflux assessment and quality of life improvement with micronized flavonoids. Angiology. 2002;53(3):245-256. doi:10.1177/000331970205300301.
4. Mansilha A, Sousa J. Benefits of venoactive drug therapy in surgical or endovenous treatment for varicose veins: a systematic review. Int Angiology. 2019;38(4):291-298
5. Bush R, Comerota A, Meissner M, et al. Recommendations for the medical management of chronic venous disease: The role of micronized purified flavanoid fraction (MPFF). Phlebology. 2017;32(1 suppl):3-19.
SERV-CVD-27-10-2023(10)