VỚ TĨNH MẠCH – GIẢI PHÁP CHO ĐÔI CHÂN SUY GIÃN TĨNH MẠCH

CKII. Trương Thị Vành Khuyên
Trưởng khoa Nội tiết – Bệnh viện Gia An 115 

 

Vớ tĩnh mạch là một giải pháp thông dụng giúp cải thiện tuần hoàn tĩnh mạch ở giai đoạn đầu bên cạnh sử dụng thuốc tĩnh mạch từ Pháp kết hợp thay đổi lối sống trong điều trị suy giãn tĩnh mạch!    

   1. Tổng quan về suy giãn tĩnh mạch
   2. Điều trị suy giãn tĩnh mạch
   3. Phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch
   4. Vớ áp lực tĩnh mạch

1. Tổng quan về suy giãn tĩnh mạch 

Tĩnh mạch là hệ thống hồi lưu mang máu đã qua sử dụng trở về tim. Với đôi chân, máu sẽ theo các mạch máu nhỏ li ti ở đầu ngón chân đổ dần về tim, càng gần tim, tĩnh mạch càng lớn, để đảm bảo thu hồi tất cả máu về tim. Hệ thống này giống như các nhánh sông nhỏ, hợp nhất dần dần thành các con sông lớn. Để dễ hình dung, các bạn có thể quan sát các đường “gân” nổi trên mu bàn tay hoặc bàn chân.  

Suy giãn tĩnh mạch chân là các mạch máu sưng lên xuất hiện ngay dưới bề mặt da ở phần dưới cơ thể người bệnh. Khi thành tĩnh mạch yếu và các van tĩnh mạch không hoạt động bình thường, máu sẽ chảy ngược lại trong tĩnh mạch người bệnh thay vì chảy về tim. Điều này sẽ gây ứ trệ máu trong hệ thống tĩnh mạch, khiến các tĩnh mạch này sưng phồng lên. Hiện tượng này có thể quan sát thấy khi chân có các tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo, các vết phồng màu xanh và tím ở chân, bàn chân hoặc mắt cá chân, hoặc chân sưng phù vào cuối ngày hay sau khi ngồi lâu trên các phương tiện giao thông.  

Mạch máu bị giãn ở người mắc suy giãn tĩnh mạch  

Bệnh suy giãn tĩnh mạch không nguy hiểm đối với hầu hết mọi người, nhưng suy giãn tĩnh mạch cần được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh gây ra các biến chứng phiền toái về sau. Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, suy giãn tĩnh mạch có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe, như huyết khối tĩnh mạch sâu  

2. Điều trị suy giãn tĩnh mạch

Các phương pháp điều trị hiện nay có thể làm giảm nhẹ triệu chứng ĐAU CHÂN, NẶNG CHÂN, CHUỘT RÚT và ngăn ngừa tiến triển bệnh gồm phương pháp tác động lên lực đẩy bàn chân và bơm cơ xương, lực hút hô hấp, hỗ trợ van và trương lực tĩnh mạch, loại bỏ các yếu tố gây viêm: 

Daflon 500mg điều trị suy giãn tĩnh mạch 

  • Vớ áp lực tĩnh mạch: có tác dụng nén ép cơ học trực tiếp lên bơm cơ xương của chân, giúp giảm đường kính tĩnh mạch và các lá van tĩnh mạch khép kín hơn từ đó giảm ứ trệ máu ở phần thấp của 2 chân, giảm bớt sự khó chịu, ngăn tĩnh mạch người bệnh suy ra và giúp máu lưu thông. 
  • Liệu pháp tiêm (liệu pháp tiêm xơ): trong liệu pháp tiêm xơ, bác sĩ sẽ tiêm một dung dịch vào tĩnh mạch người bệnh, làm cho thành tĩnh mạch dính lại với nhau. Cuối cùng, tĩnh mạch người bệnh biến thành mô sẹo và biến mất. 
  • Liệu pháp laser: thủ thuật xâm lấn tối thiểu được gọi là cắt bỏ nhiệt nội tĩnh mạch, sử dụng ống thông (một ống dài, mỏng) và tia laser để đóng tĩnh mạch bị tổn thương. 
  • Phẫu thuật tĩnh mạch: bác sĩ phẫu thuật buộc tĩnh mạch bị ảnh hưởng người bệnh (thắt) để ngăn máu tụ lại. Bác sĩ phẫu thuật có thể loại bỏ (lột bỏ) tĩnh mạch để ngăn ngừa chứng suy giãn tĩnh mạch xuất hiện trở lại. 

Biến chứng – tác dụng phụ do phẫu thuật điều trị  

50% số người phẫu thuật cắt bỏ bị suy giãn tĩnh mạch trở lại trong vòng 5 năm và chứng suy giãn tĩnh mạch cũng có thể xảy ra sau khi thực hiện phương pháp cắt bỏ nội mạch. Tác dụng phụ và nguy cơ tiềm ẩn của các phương pháp điều trị xâm lấn này bao gồm: 

  • Đỏ hoặc bầm tím trong vài ngày khi kim đâm vào da người bệnh. 
  • Các vùng da màu nâu (trong vài tháng) trên da nơi kim chạm vào. 
  • Cục u hoặc độ cứng trong một vài tháng. 
  • Sẹo, bỏng da, nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh. 
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu (cục máu đông trong tĩnh mạch chân) có thể biến chứng gây thuyên tắc phổi. 

3. Phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch 

Bệnh có thể làm chậm tiến triển bằng cách sống một lối sống năng động, lành mạnh: 

  • Thay đổi lối sống: Gồm tập luyện thể dục đều đặn, bạn có thể tham khảo 1 số môn thể thaobài tập chân cho người suy giãn tĩnh mạch!  
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Loại bỏ số cân thừa giúp giảm áp lực bên trong mạch máu người bệnh.  
  • Bỏ thuốc lá và rượu biachúng làm trầm trọng hơn bệnh đấy! 
  • Mặc quần áo vừa vặn: Để khuyến khích máu lưu thông, hãy đảm bảo dây thắt lưng người bệnh không quá chật. 
  • Xây dựng chế độ ăn hàng ngày giàu vitamin C và E bạn nhé.  

4. Vớ áp lực tĩnh mạch

Nghiên cứu cho thấy rằng vớ áp lực có thể cải thiện một số triệu chứng ĐAU CHÂN, NẶNG CHÂN, CHUỘT RÚT của chứng suy giãn tĩnh mạch tuy nhiên không chữa khỏi bệnh! Vớ y khoa tức vớ áp lực tĩnh mạch được khuyến cáo bởi nhiều hướng dẫn điều trị trên thế giới, như là một phương pháp điều trị phổ biến cho người bệnh. 

  • Nghiên cứu gần đây về suy giãn tĩnh mạch bao gồm: nghiên cứu năm 2018 cho thấy rằng mang vớ áp lực có áp suất từ 18 21 mmHg trong 1 tuần giúp giảm đau nhức liên quan đến chứng suy giãn tĩnh mạch so với mang vớ thông thường. 
  • Nghiên cứu năm 2017, xác định rằng mang vớ áp lực 22mmHg trong 6 tháng giúp kiểm soát chứng phù chân khi mang thai ở những người mẹ bị suy giãn tĩnh mạch.  

Nên sử dụng loại vớ áp lực nào? 

Mức áp suất phù hợp và loại vớ phù hợp tùy thuộc vào số lượng, loại và nguyên nhân cơ bản gây ra suy giãn tĩnh mạch. 

Vớ y khoa: tạo ra áp lực lớn nhất và được trang bị bởi một chuyên gia để đảm bảo rằng chúng hoạt động hiệu quả nhưng không quá chặt đến mức ảnh hưởng đến sự lưu thông của tĩnh mạch. Tất cao đến đầu gối thúc đẩy lưu thông máu ở cẳng chân và khi tập thể dục. Vớ áp lực cao đến đùi thường được sử dụng để ngăn ngừa cục máu đông sau phẫu thuật, đặc biệt là sau phẫu thuật thay khớp gối.  

Vớ tất y khoa trong điều trị suy giãn tĩnh mạch 

Nên mang vớ áp lực vào ban ngày, vì ngồi thẳng và đứng có nhiều khả năng gây ra các vấn đề về tuần hoàn tĩnh mạch. Người bệnh nên gác chân cao 15-20cm vào ban đêm để cải thiện lưu thông tĩnh mạch. 

Suy giãn tĩnh mạch chân thường ảnh hưởng nhẹ đến sinh hoạt nhưng cũng có thể là nguyên nhân gây nên những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Phòng ngừa SỚM luôn là mục tiêu hàng đầu để ngăn chặn và làm chậm diễn tiến của bệnh. Vớ áp lực tĩnh mạch là một giải pháp thông dụng an toàn giúp cải thiện tuần hoàn tĩnh mạch ở giai đoạn đầu bên cạnh sử dụng thuốc tĩnh mạch từ Pháp kết hợp thay đổi lối sống bạn nhé!   

Đừng quên truy cập ngay website Daflon.com.vn và fanpage Yêu đôi chân mình – ngừa suy tĩnh mạch để cập nhật những tin tức mới nhất bạn nha!  


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sherry Scovell, MD, FACS. Patient education: Lower extremity chronic venous disease (Beyond the Basics). Accessed 05 Jan 2023
2. Agnieszka Pedrycz et al. (2016) Diagnosis of varicose veins of the lower limbs – functional tests. Arch Physiother Glob Res, 20 (3): 29-32
3. Wittens C, et al. (2015). Editor’s Choice – Management of Chronic Venous Disease: Clinical Practice Guidelines of the European Society for Vascular Surgery (ESVS). Eur J Vasc Endovasc Surg, 49(6):678-737. doi: 10.1016/j.ejvs.2015.02.007.
4. Gloviczki P, et al. (2011). The care of patients with varicose veins and associated chronic venous diseases: clinical practice guidelines of the Society for Vascular Surgery and the American Venous Forum. J Vasc Surg, 53(5 Suppl):2S-48S. doi: 10.1016/j.jvs.2011.01.079.
5. Eberhardt RT, Raffetto (2014). Chronic venous insufficiency. Circulation, 130(4):333-46. doi: 10.1161/CIRCULATIONAHA.113.006898.
6. European Journal Vascular Surgery 2015 
7. Blazek C, et al. (2013). Compression hosiery for occupational leg symptoms and leg volume: a randomized crossover trial in a cohort of hairdressers. Phlebology, 28(5):239-47. doi: 10.1258/phleb.2011.011108.
8. Partsch H, et al. (2008). Indications for compression therapy in venous and lymphatic disease consensus based on experimental data and scientific evidence. Under the auspices of the IUP. Int Angiol, 27(3):193-219.

SERV-CVD-10-11-2023(1)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị Suy tĩnh mạch Hiểu đúng hiểu đủ Sống khỏe Sống khỏe cùng suy tĩnh mạch

SUY GIÃN TĨNH MẠCH CÓ LÀM BẠN VỚI THUỐC LÁ, RƯỢU BIA? 

ThS. BS. Nguyễn Đình Hoàn Trung tâm tim mạch Bệnh viện E    Suy giãn

Điều trị Suy tĩnh mạch Hiểu đúng hiểu đủ

TIÊM XƠ PHÙ HỢP VỚI ĐỐI TƯỢNG NÀO MẮC SUY GIÃN TĨNH MẠCH

BS. Nguyễn Thế Nam Huy Tiêm xơ trở thành phương pháp điều trị hiệu quả

Daflon 500mg Điều trị Suy tĩnh mạch

THUỐC TĨNH MẠCH TỪ PHÁP VỚI 5 LOẠI FLAVONOID

ThS. BS. CKI. Võ Thanh Tuyền Bác sĩ khoa Cơ – xương – khớp Bệnh

Daflon 500mg Điều trị Suy tĩnh mạch Hiểu đúng hiểu đủ

VỚ TĨNH MẠCH – GIẢI PHÁP CHO ĐÔI CHÂN SUY GIÃN TĨNH MẠCH

CKII. Trương Thị Vành Khuyên Trưởng khoa Nội tiết – Bệnh viện Gia An 115 

Điều trị Suy tĩnh mạch Hiểu đúng hiểu đủ

KEM BÔI PHÙ HỢP VỚI GIAI ĐOẠN NÀO CỦA SUY GIÃN TĨNH MẠCH

BS.CKI. Lê Ngọc Hồng Nhung Trung tâm chẩn đoán y khoa Medic Hoà Hảo   

Điều trị Suy tĩnh mạch Daflon 500mg

VỚ TĨNH MẠCH GIẢI PHÁP CHO ĐÔI CHÂN SUY GIÃN TĨNH MẠCH

ThS. BS. Nguyễn Thành Sang Khoa Nội tim mạch – Bệnh viện Nhân Dân Gia

Điều trị Suy tĩnh mạch Daflon 500mg

THUỐC TĨNH MẠCH 500mg CÓ CƠ CHẾ KHÁNG VIÊM TẠI GỐC RỄ

ThS. BS. Phạm Văn Cường Bệnh viện Bạch Mai    Thuốc tĩnh mạch từ Pháp

Sống khỏe cùng suy tĩnh mạch Hiểu đúng hiểu đủ Điều trị Suy tĩnh mạch Sống khỏe

TẠI SAO SUY TĨNH MẠCH LẠI ĐƯỢC KHUYÊN UỐNG ĐỦ NƯỚC?

ThS. BS. Phạm Văn Cường Bệnh viện Bạch Mai    Ổn định nhiệt độ của

LIÊN HỆ ĐỂ BÁO CÁO CẢNH GIÁC DƯỢC






    Không quá 400 từ.