Thể thao avatar

CÁC MÔN THỂ THAO DÀNH CHO SUY GIÃN TĨNH MẠCH

Thể dục thể thao luôn là biện pháp hữu hiệu giúp cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Cùng tìm hiểu những môn thể thao nào phù hợp với bạn nhé!

1. ĐI BỘ 

2. CHẠY BỘ

3. BƠI LỘI

4. ĐẠP XE 

1. ĐI BỘ 

Nhiều bệnh nhân cho rằng đi bộ không tốt vì hoạt động chân nhiều sẽ càng làm trầm trọng thêm tình trạng suy tĩnh mạch. Tuy nhiên sự thật là đi bộ giúp chân được vận động và lưu thông máu tốt hơn. Bên cạnh đó, đi bộ đúng cách giúp tăng lực cơ ngăn ngừa tình trạng suy tĩnh mạch sâu.

Nhưng đi bộ sao cho đúng cách để vừa tốt cho chân mà lại không hại thêm các tĩnh mạch? Khi chân tiếp đất phải bắt đầu từ gót rồi đến cả bàn chân và cuối cùng là mũi chân. Trong khi đi bộ, gót được nhấc cao lên, máu từ gót và lòng bàn chân sẽ được đẩy lên các tĩnh mạch sâu của cẳng chân. Sau đó, nhờ vào sự co cơ của cẳng chân, máu tiếp tục được đẩy về tĩnh mạch đùi.

Đi bộ tuy nhẹ nhàng nhưng lại giúp máu lưu thông về tim tốt hơn. Về tốc độ, cường độ, quãng đường chỉ nên mức vừa phải. Quan trọng nên giữ được sự thả lỏng ở chân. Tuỳ thuốc địa hình nơi bạn sinh sống mà quãng đường có thể khác nhau. Tuy nhiên lời khuyên là bạn nên đi khoảng 1-2 km nhẹ nhàng thôi nhé. Thời gian đi bộ cũng nên dao động khoảng 30 phút là đủ.

Để chi tiết hơn về cách đi bộ hiệu quả và lợi ích của nó đem lại, bạn có thể đọc thêm tại đây nhé!

Đi bộ là môn thể thao giúp máu lưu thông dễ dàng hơn
Đi bộ giúp máu lưu thông dễ dàng hơn

2. CHẠY BỘ

Chạy bộ rất hữu ích cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch sâu
Chạy bộ rất hữu ích cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch sâu

Đây là môn thể thao đặc biệt hữu ích cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch sâu. Sự co cơ khi chạy bộ sẽ giúp tĩnh mạch hoạt động hiệu quả hơn. Lực ép của cơ vào thành tĩnh mạch cũng sẽ mạnh hơn. Từ đó giúp làm giảm ứ đọng máu cũng như giảm áp lực cho tĩnh mạch. Sau khi tập chạy, bệnh nhân suy tĩnh mạch nên thả lỏng và nâng chân lên cao để máu dễ dàng chảy về tim hơn, giúp giảm nhanh các triệu chứng đau mỏi chi dưới.

Trong giai đoạn đầu của suy giãn tĩnh mạch, bệnh nhân nên thường xuyên chạy bộ để hạn chế tắc nghẽn tĩnh mạch. Tuy vậy cũng cần chú ý cường độ phù hợp, hạn chế dồn lực mạnh lên chân. 30 phút chạy bộ nhẹ nhàng sẽ giúp đôi chân dễ chịu hơn đấy.

Tuy nhiên, ở bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch nông nên cẩn trọng khi chạy bộ vì sẽ khiến máu dồn về tĩnh mạch nông nhiều hơn và khiến tình trạng suy tĩnh mạch trở nên nặng nề hơn, do đó trong lúc chạy, chú ý không dồn lực mạnh vào chân, nên thả lỏng và chạy nhẹ nhàng .

3. BƠI LỘI

Bơi lội là môn thể thao tốt nhất cho người suy tĩnh mạch. Tư thế nằm ngang cùng với sự vận động linh hoạt đôi chân khi bơi giúp tĩnh mạch thực hiện tốt chức năng đưa máu về tim, giảm những triệu chứng đau nhức. Bơi lội thường xuyên sẽ giúp lưu thông khí huyết, ngoài ra còn rất tốt cho sức khỏe tim mạch, chính vì vậy một tuần bệnh nhân suy tĩnh mạch nên bơi từ 3-4 lần với nhịp độ vừa phải 30 phút đến 1 tiếng.

Tuy nhiên cần tránh bơi lội lúc quá nắng nóng hoặc quá lạnh để bảo vệ sức khỏe, thời gian bơi cũng chỉ nên từ 25 – 30 phút để tránh cơ thể ngâm mình quá lâu trong nước, rất dễ cảm lạnh.

Bơi lội thường xuyên giúp lưu thông khí huyết dễ dàng hơn
Bơi lội thường xuyên giúp lưu thông khí huyết dễ dàng hơn

4. ĐẠP XE 

Đạp xe với đặc điểm là sự di chuyển linh hoạt của cổ chân giúp việc hồi lưu của tĩnh mạch dễ dàng hơn và làm giảm áp lực trong lòng tĩnh mạch.
Khi đạp xe, hai chân không phải chịu nhiều áp lực của trọng lượng cơ thể và hai chân cần hoạt động liên tục giúp thúc đẩy tuần hoàn khí huyết ở hai chi dưới lưu thông tốt hơn. Nhờ vậy, đạp xe nhẹ nhàng và chậm rãi giúp cải thiện các tình trạng ứ đọng máu và giảm nhẹ các triệu chứng bệnh suy tĩnh mạch. 

Đạp xe giúp cải thiện tình trạng ứ đọng máu và giảm nhẹ triệu chứng suy tĩnh mạch
Đạp xe giúp cải thiện tình trạng ứ đọng máu và giảm nhẹ triệu chứng suy tĩnh mạch

 

Cho dù bạn chọn môn thể thao nào, điều quan trọng nhất vẫn là sự thoải mái của đôi chân. Vì vậy, khi tập luyện hãy lựa chọn trang phục thể thao thoải mái, kết hợp cùng giày đế mềm và nên tránh những trang phục quá bó sát bạn nhé.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc và vớ/tất y khoa, bệnh nhân suy tĩnh mạch nên thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức khỏe cho đôi chân. Tùy vào cấp độ bệnh suy tĩnh mạch sẽ có những môn thể thao phù hợp, chính vì vậy, bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi lựa chọn bất kì môn thể thao nào nhé. Truy cập ngay website Daflon.com.vn để đọc thêm nhiều bài viết hữu ích bạn nhé!

Bài viết có sử dụng hình ảnh từ Internet.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hiểu đúng hiểu đủ

SUY GIÃN TĨNH MẠCH TAY

Suy giãn tĩnh mạch tay là căn bệnh khá hiếm gặp tuy nhiên lại là

Sống khỏe cùng suy tĩnh mạch Sống khỏe

MỘT SỐ MẸO GIÚP THƯ GIÃN CHÂN CHO NGƯỜI ĐỨNG LÂU 

BS. CKI. Trịnh Thị Thanh Ngân Bệnh viện Trưng Vương  Đứng lâu là nguyên nhân

Chẩn đoán suy tĩnh mạch Hiểu đúng hiểu đủ

CHÂN BIẾN ĐỔI SẮC TỐ CÓ PHẢI LÀ BỆNH DA LIỄU HAY DO SUY TĨNH MẠCH?

TS. BS. Tiêu Chí Đức Bệnh viện Nhân dân Gia Định  Suy giãn tĩnh mạch

Hiểu đúng hiểu đủ Điều trị Suy tĩnh mạch

CÁC BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP DO SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHI DƯỚI

TS. BS. Tiêu Chí Đức Bệnh viện Nhân dân Gia Định  Suy giãn tĩnh mạch

Chẩn đoán suy tĩnh mạch Hiểu đúng hiểu đủ Sống khỏe

ĐAU NẶNG CHÂN VÀO CUỐI NGÀY ĐỪNG NHẦM LẪN VỚI ĐAU CƠ XƯƠNG KHỚP! 

BS. Cao Thanh Ngọc Trưởng khoa Nội cơ xương khớp Bệnh viện Đại học Y

Hiểu đúng hiểu đủ Sống khỏe

CHUỘT RÚT CHÂN VỀ ĐÊM

BS. Cao Thanh Ngọc Trưởng khoa Nội cơ xương khớp Bệnh viện Đại học Y

Sống khỏe cùng suy tĩnh mạch Điều trị Suy tĩnh mạch Sống khỏe

ĐI BỘ MỖI NGÀY, CẢI THIỆN SUY GIÃN TĨNH MẠCH NGAY

Người bị suy giãn tĩnh mạch thường được khuyên đi bộ đều đặn để cải

Sống khỏe cùng suy tĩnh mạch Hiểu đúng hiểu đủ Daflon 500mg

CHÚ Ý! SỔ TAY SUY GIÃN TĨNH MẠCH ĐÃ ĐẾN RỒI ĐÂY!

Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh lý mạn tính yêu cầu bệnh cần uống

Liên hệ nhận tư vấn






    Không quá 400 từ.