Rau củ chứa flavonoid có nhiều ở bông cải xanh, bắp cải, táo, cam, chanh giúp chống lại sự hình thành của các tĩnh mạch bị giãn. Có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, phù hợp rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa và cải thiện tình trạng suy tĩnh mạch.
1. Suy giãn tĩnh mạch ảnh hưởng thế nào đến chất lượng cuộc sống?
Suy giãn tĩnh mạch ở Việt Nam khoảng 30% người trưởng thành hiện mắc. Các tình trạng ĐAU CHÂN, SƯNG CHÂN, NẶNG CHÂN, CHUỘT RÚT tăng nặng cuối ngày, nổi gân xanh và huyết khối tĩnh mạch là những triệu chứng điển hình và biến chứng của căn bệnh suy giãn tĩnh mạch. Từ đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng làm việc và thậm chí là tính mạng của người bệnh. [1]
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện triệu chứng của suy tĩnh mạch. [2]
Vậy đâu là những loại rau củ tốt cho người suy tĩnh mạch?
2. Các loại rau củ giàu vitamin C, E
Tăng cường Vitamin C và Vitamin E trong thực đơn là một cách có thể giúp bạn cải thiện khả năng lưu thông máu, giảm các triệu chứng đau chân, sưng chân, nặng chân do suy tĩnh mạch. [3,4]
- Vitamin C có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất collagen và elastin. Đây là 2 chất giúp duy trì tính đàn hồi và sự bền vững của thành tĩnh mạch. Các loại rau củ giàu vitamin C như: cam, quýt, bưởi, cà chua, rau cải, ớt, ớt chuông, đu đủ, dâu tây, … [3]
Cam, chanh, cà chua,… chứa nhiều Vitamin C rất tốt cho hệ tĩnh mạch
- Vitamin E giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch, phòng ngừa huyết khối. Các loại rau củ giàu vitamin E như: hạnh nhân, hạt dẻ, cải xanh, củ cải, quả bơ, … [4]
Bơ, đậu phộng, súp lơ chứa nhiều Vitamin E tốt cho hệ tĩnh mạch
3. Các loại rau củ chứa các khoáng chất đa lượng (magie, kali)
- Magie: khoáng chất thiết yếu hỗ trợ làm trơn mạch máu. Việc thiếu magie trong chế độ ăn sẽ gây ra nhiều vấn đề liên quan đến rối loạn chuyển hóa, chẳng hạn như loãng xương, tăng huyết áp và đặc biệt là bệnh lý suy giãn tĩnh mạch. Để giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề này, bạn cần bổ sung các loại rau củ chứa magie như rau lá xanh, bơ, chuối, rau cải, khoai lang, các loại hạt, cây họ đậu, ngũ cốc nguyên hạt, … hỗ trợ tổng hợp máu tốt hơn, ngăn ngừa các triệu chứng ĐAU CHÂN, NẶNG CHÂN, CHUỘT RÚT của suy giãn tĩnh mạch. [5]
- Bằng cách thêm nhiều thực phẩm giàu kali vào chế độ dinh dưỡng, bệnh nhân suy tĩnh mạch có thể cải thiện lưu thông máu ở chân, điều này sẽ ngăn ngừa đôi chân nặng nề hoặc mệt mỏi. Chế độ ăn cho người suy tĩnh mạch mãn tính nên bao gồm nhiều thực phẩm giàu kali như: chuối, khoai lang, dưa hấu, bơ, bưởi, quả mơ, … [5]
Kali có nhiều trong chuối, bơ,… cải thiện lưu thông máu ở chân
4. Các loại rau củ chứa khoáng chất vi lượng (kẽm, đồng)
- Kẽm vi lượng rất quan trọng đối với một số chức năng trong cơ thể, bao gồm sản xuất kháng thể, chuyển hóa xương, chức năng tế bào miễn dịch và chữa lành vết loét cho bệnh nhận suy tĩnh mạch. Kẽm vi lượng có thể được tìm thấy trong các loại đậu như đậu xanh, đậu lăng, … hay các loại hạt, sữa, trứng, ngũ cốc nguyên hạt, … [5]
- Đồng vi lượng được xem như thành phần cấu trúc hoặc chất xúc tác bởi nhiều protein. Một trong những protein chứa đồng vi lượng quan trọng liên quan đến việc xây dựng các mạch máu là lysyl oxidase, đóng vai trò liên kết collagen và elastin – 2 hoạt chất chịu trách nhiệm về độ cứng và độ đàn hồi thành tĩnh mạch. Một số rau củ chứa nhiều đồng vi lượng bao gồm: nấm hương (nấm đông cô), hạt điều, cải xoăn, ca cao, … [5]
5. Các loại rau củ giàu chất xơ
Chất xơ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa, vận chuyển thức ăn trở nên trơn tru, dễ dàng hơn, chống táo bón, ngăn ngừa áp lực lên hệ thống tĩnh mạch ở nửa dưới cơ thể.
Các loại rau củ chứa nhiều chất xơ có thể kể đến như: trái cây (lê, dâu tây, bơ, táo, chuối, …), rau củ (cà rốt, củ cải đường, bông cải xanh, atiso, nấm, khoai tây, khoai lang, …), ngũ cốc, các loại hạt (đậu, hạt chia, yến mạch, hạnh nhân, …) [6]
6. Các loại rau củ giàu flavonoid
Flavonoid là hợp chất tự nhiên chứa cấu trúc polyphenolic giúp
- Ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do trong lòng mạch.
- Cải thiện trương lực tĩnh mạch, có thể giúp chống lại sự hình thành của các tĩnh mạch bị giãn.
Hiện nay, flavonoid đã trở thành trọng tâm của các thử nghiệm lâm sàng khác nhau vì những tác dụng đầy hứa hẹn trong điều trị suy tĩnh mạch. [7] Đặc biệt được vi hạt hóa trong thuốc tĩnh mạch từ Pháp 500mg đem lại công dụng đáng ngạc nhiên cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch.
Bên cạnh đó, rau củ chứa flavonoid thường có màu sắc tươi sáng và rực rỡ. Các loại rau củ giàu flavonoid như: ớt, rau chân vịt, bông cải xanh, bắp cải, táo, cam, chanh, đào, đậu nành, đậu phụ, dưa leo.
Có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, phù hợp rất hiệu quả bên cạnh thay đổi lối sống trong việc ngăn ngừa và cải thiện tình trạng suy tĩnh mạch. Chia sẻ bài viết đến người thân và gia đình bạn nhé! Đừng quên truy cập website Daflon.com.vn để đọc thêm nhiều bài viết hay khác nhé!
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Beebe-Dimmer JL, Pfeifer JR, Engle JS, Schottenfeld D. The epidemiology of chronic venous insufficiency and varicose veins. Ann Epidemiol. 2005 Mar;15(3):175-84.
2. Kimokoti RW, Millen BE. Nutrition for the Prevention of Chronic Diseases. Med Clin North Am. 2016; 100(No.6): 1185-98
3. JAWIEN, Arkadiusz, et al. The place of Ruscus extract, hesperidin methyl chalcone, and vitamin C in the management of chronic venous disease. International Angiology: a Journal of the International Union of Angiology, 2017, 36.1: 31-41.
4. GARG, Anahita; LEE, Jetty Chung-Yung. Vitamin E: Where are we now in vascular diseases?. Life, 2022, 12.2: 310
5. Rusak A, Karuga-Kuźniewska E, Wiatrak B, Szymonowicz M, Stolarski M, Radwan-Oczko M, Wiglusz RJ, Pohl P, Rybak Z. Venous insufficiency: Differences in the content of trace elements. A preliminary report. Adv Clin Exp Med. 2018 May;27(5):695-701
6. K KACZMARCZYK, Melissa M.; MILLER, Michael J.; FREUND, Gregory G. The health benefits of dietary fiber: beyond the usual suspects of type 2 diabetes mellitus, cardiovascular disease and colon cancer. Metabolism, 2012, 61.8: 1058-1066.
7. CASILI, Giovanna, et al. Therapeutic potential of flavonoids in the treatment of chronic venous insufficiency. Vascular Pharmacology, 2021, 137: 106825.
SERV-CVD-22-09-2023