ĐAU NẶNG CHÂN VÀO CUỐI NGÀY ĐỪNG NHẦM LẪN VỚI ĐAU CƠ XƯƠNG KHỚP! 

Đau nặng chân vào cuối ngày là một triệu chứng khác biệt với đau do các bệnh lý cơ xương khớp. Tình trạng này có thể do các bệnh lý lành tính như suy tĩnh mạch nhưng cũng có thể do các nguyên nhân nguy hiểm như thuyên tắc huyết khối, bệnh lý động mạch ngoại biên. Do đó, người bệnh cần được thăm khám, phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

    1. Phân biệt đau nặng chân vào cuối ngày và đau cơ xương khớp
    2. Nguyên nhân gây đau nặng chân vào cuối ngày
    3. Người bệnh cần làm gì để cải thiện triệu chứng đau nặng chân vào cuối ngày?
    4. Khi nào thì bạn cần đến gặp bác sĩ?

1. Phân biệt đau nặng chân vào cuối ngày và đau cơ xương khớp 

Cảm giác đau nặng chân thường được người bệnh mô tả là chân có cảm giác nặng nề, khó nhấc chân khỏi sàn để bước đi, gần giống như cảm giác kéo lê một bao tải khoảng 2,5 kg. Đặc biệt xảy ra vào cuối ngày và đôi khi gây đau nữa.  

Tuy nhiên, triệu chứng này khiến một số người nhầm lẫn với đau do các bệnh lý cơ xương khớp. Khác với đau nặng chân, đau khớp thường xuất hiện tại các khớp (như khớp gối, khớp cổ chân, khớp háng, khớp bàn ngón chân), đau sâu, lan toả, khó xác định điểm đau khu trú và có thể kèm theo dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, ấn đau nhói, gây giới hạn cử động khớp. 

Ngoài ra, triệu chứng đau do bệnh lý cạnh khớp (như các điểm bám gân, dây chằng,…) thường đau tại một vị trí và giới hạn một số động tác nhất định liên quan đến cấu trúc bị tổn thương. 

2. Nguyên nhân gây đau nặng chân vào cuối ngày 

Hệ thống mạch máu chi dưới đưa máu trở về tim theo chiều từ dưới lên chống lại trọng lực. Khi hệ thống này bị suy yếu sẽ dẫn đến ứ trệ máu ở chi dưới làm lưu lượng máu lưu thông kém, dẫn đến cảm giác nặng nề ở chân và có thể gây đau.  

Dưới đây là các bệnh lí góp phần gây suy giảm hệ thống mạch máu chi dưới dẫn đến tình trạng đau nặng chân vào cuối ngày:  

Suy giãn tĩnh mạch hay suy tĩnh mạch chi dưới là tình trạng hệ thống tĩnh mạch ở chi dưới dãn to, có hình dạng ngoằn nghoèo. Thường xảy ra ở các đối tượng cao tuổi, phụ nữ mang thai, béo phì, tính chất công việc phải đứng lâu, ngồi nhiều liên tục nhiều giờ hoặc có tiền sử gia đình có người mắc bệnh,… Khi các tĩnh mạch dãn to lâu ngày sẽ trở nên mất tính đàn hồi, các van trở nên suy yếu hơn khiến máu ứ trệ ở chi dưới, gây ra triệu chứng ĐAU CHÂN, SƯNG CHÂN, NẶNG CHÂN. Lâu dần có thể tiến triển nặng gây vết loét khó lành, thậm chí có thể hình thành huyết khối gây tắc mạch.  


Hình 1. Các sang thương do suy tĩnh mạch mạn tính. 

Bệnh lý động mạch ngoại biên là biểu hiện của bệnh lý tim mạch xơ vữa, do tích tụ các béo ở thành động mạch, tạo thành các mảng xơ vữa làm hẹp lòng động mạch khiến chi dưới không đủ máu lưu thông, dẫn đến triệu chứng mỏi chân, nặng chân, đau chân và tình trạng này thường nặng hơn khi người bệnh đi lại nhiều trong ngày, giảm khi nghỉ ngơi. Bệnh thường xảy ra ở các đối tượng nguy cơ cao như đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, … 


Hình 2. Động mạch ngoại biên bị hẹp do xơ vữa

Các nguyên nhân khác cũng có thể gây triệu chứng đau nặng chân như hoạt động quá mức vượt quá giới hạn mà các cơ chưa kịp sửa chữa sẽ dẫn đến triệu chứng mỏi và nặng chân sau tập luyện. Ngoài ra, triệu chứng này cũng gặp ở các bệnh nhân có hội chứng chân không yên, đang mang thai,… 

3. Người bệnh cần làm gì để cải thiện triệu chứng đau nặng chân vào cuối ngày?

Một số biện pháp giúp cải thiện triệu chứng bạn có thể áp dụng tại nhà như: 

– Thay đổi lối sống:  

  • Kê cao 2 chân khoảng 15-20cm khi ngủ  

  • Duy trì hoạt động thể chất: đi bộ, chạy bộ, đạp xe,… 

  • Thường xuyên thay đổi tư thế khi phải đứng lâu, ngồi nhiều 

  • Duy trì cân nặng phù hợp, tránh hút thuốc lá 

Bên cạnh các biện pháp không dùng thuốc trên, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ trương lực mạch máu để giảm triệu chứngngăn ngừa bệnh diễn tiến nặng như Thuốc trợ tĩnh mạch từ Pháp 

4. Khi nào thì bạn cần đến gặp bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám khi triệu chứng không cải thiện, xuất hiện kèm theo dấu hiệu đau chân nhiều, sưng tấy đỏ hoặc bất cứ dấu hiệu bất thường gây khó chịu để được phát hiện và điều trị kịp thời các nguyên nhân nguy hiểm như tắc mạch bạn nhé! Truy cập ngay website daflon.com.vn để đọc thêm nhiều bài viết hữu ích! 


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Eberhardt, R. T., & Raffetto, J. D. (2014). Chronic venous insufficiency. Circulation, 130(4), 333–346.
2. Layden, J., Michaels, J., Bermingham, S., & Higgins, B. (2012). Diagnosis and management of lower limb peripheral arterial disease: summary of NICE guidance. Bmj, 345.
3. Piazza, G. (2014). Varicose veins. Circulation, 130(7), 582-587.
4. Yeh, P., Walters, A. S., & Tsuang, J. W. (2012). Restless legs syndrome: a comprehensive overview on its epidemiology, risk factors, and treatment. Sleep and Breathing, 16(4), 987-1007.
5. Bergan, J. J., Schmid-Schönbein, G. W., Smith, P. D. C., Nicolaides, A. N., Boisseau, M. R., & Eklof, B. (2006). Chronic Venous Disease. New England Journal of Medicine, 355(5), 488–498.

SERV-CVD-08-09-2023(1)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Sống khỏe cùng suy tĩnh mạch Hiểu đúng hiểu đủ Điều trị Suy tĩnh mạch Sống khỏe

SUY GIÃN TĨNH MẠCH CÓ LÀM BẠN VỚI THUỐC LÁ, RƯỢU BIA? 

ThS. BS. Nguyễn Đình Hoàn Trung tâm tim mạch Bệnh viện E    Suy giãn

Hiểu đúng hiểu đủ Điều trị Suy tĩnh mạch

TIÊM XƠ PHÙ HỢP VỚI ĐỐI TƯỢNG NÀO MẮC SUY GIÃN TĨNH MẠCH

BS. Nguyễn Thế Nam Huy Tiêm xơ trở thành phương pháp điều trị hiệu quả

Điều trị Suy tĩnh mạch Daflon 500mg

THUỐC TĨNH MẠCH TỪ PHÁP VỚI 5 LOẠI FLAVONOID

ThS. BS. CKI. Võ Thanh Tuyền Bác sĩ khoa Cơ – xương – khớp Bệnh

Hiểu đúng hiểu đủ Điều trị Suy tĩnh mạch Daflon 500mg

VỚ TĨNH MẠCH CÓ PHẢI GIẢI PHÁP CHO SUY TĨNH MẠCH

CKII. Trương Thị Vành Khuyên Trưởng khoa Nội tiết – Bệnh viện Gia An 115 

Hiểu đúng hiểu đủ Điều trị Suy tĩnh mạch

KEM BÔI PHÙ HỢP VỚI GIAI ĐOẠN NÀO CỦA SUY GIÃN TĨNH MẠCH

BS.CKI. Lê Ngọc Hồng Nhung Trung tâm chẩn đoán y khoa Medic Hoà Hảo   

Điều trị Suy tĩnh mạch Daflon 500mg

VỚ TĨNH MẠCH GIẢI PHÁP CHO ĐÔI CHÂN SUY GIÃN TĨNH MẠCH

ThS. BS. Nguyễn Thành Sang Khoa Nội tim mạch – Bệnh viện Nhân Dân Gia

Điều trị Suy tĩnh mạch Daflon 500mg

THUỐC TĨNH MẠCH 500mg CÓ CƠ CHẾ KHÁNG VIÊM TẠI GỐC RỄ

ThS. BS. Phạm Văn Cường Bệnh viện Bạch Mai    Thuốc tĩnh mạch từ Pháp

Sống khỏe cùng suy tĩnh mạch Hiểu đúng hiểu đủ Điều trị Suy tĩnh mạch Sống khỏe

TẠI SAO SUY TĨNH MẠCH LẠI ĐƯỢC KHUYÊN UỐNG ĐỦ NƯỚC?

Ổn định nhiệt độ của cơ thể thông qua việc uống nước đầy đủ đặc

LIÊN HỆ ĐỂ BÁO CÁO CẢNH GIÁC DƯỢC






    Không quá 400 từ.