CÁC BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP DO SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHI DƯỚI

TS. BS. Tiêu Chí Đức
Bệnh viện Nhân dân Gia Định 

Suy giãn tĩnh mạch rất phổ biến và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống nhưng lại chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Số người mắc bệnh lý này ngày càng gia tăng hiện tại suy giãn tĩnh mạch ngày càng trẻ hóa dần đấy. Đọc ngay bài viết bên dưới để chúng mình hiểu rõ các biến chứng có thể xảy ra do suy giãn tĩnh mạch từ đó phòng ngừa sớm bạn nhé! 

  1. Đau chân, nặng chân, chuột rút
  2. Phù
  3. Viêm tắc tĩnh mạch
  4. Thay đổi sắc tố da
  5. Loét da
  6. Huyết khối tĩnh mạch sâu 

Nghiên cứu mô tả cắt ngang: Vein Consult program – 2010 được thực hiện tại 20 quốc gia trên toàn thế giới với 61,021 người trưởng thành, kết quả cho thấy hơn 80% dân số có suy giãn tĩnh mạch. Một khảo sát trên 4,489 bệnh nhân tại 2 thành phố lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh cho thấy 80% bệnh nhân Suy giãn tĩnh mạchgiai đoạn sớm, 23% bệnh nhân Suy giãn tĩnh mạch chưa có biểu hiện lâm sàng nhìn thấy được trên da.  

Chính vì vậy có rất nhiều bệnh nhân chủ quan không thăm khám và điều trị. Điều này có thể dẫn đến những biến chứng dài hạn và là gánh nặng của bệnh nhân và toàn xã hội. Hãy cùng tìm hiểu các biến chứng thường gặp của suy giãn tĩnh mạch nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng! 

1. Đau chân, nặng chân, chuột rút

Trước tiên là các biến chứng về rối loạn huyết động học tại chân bệnh, bệnh nhân cảm thấy nặng chân, mỏi chân, cảm giác căng chân thường về chiều. Chuột rút xuất hiện về đêm gây mất ngủ và khó chịu ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày.  

2. Phù

Trong suy tĩnh mạch thường phù ít, phù từ vùng thấp như mắc cá cổ chân, trắng mềm, ấn lõm, không đau. Phù nhiều khi về chiều, lúc này chúng ta có thể nhận thấy rõ khi mang giày dép bị chật. 

Hình 1: Phù chân ở người mắc suy giãn tĩnh mạch  

3. Viêm tắc tĩnh mạch

Nhận thấy chân nóng, sưng đỏ, các tĩnh mạch nông nổi rõ và viêm cứng. Tùy vào vị trí của viêm tắc tĩnh mạch mà ta có thể phân chia bệnh thành hai nhóm: viêm tắc tĩnh mạch nông và viêm tắc tĩnh mạch sâu. 

  • Viêm tắc tĩnh mạch nông:Thường không nghiêm trọng. Bệnh có thể tự thuyên giảm khi dùng thuốc chống viêm giảm đau 
  • Viêm tắc tĩnh mạch sâu: Hệ tĩnh mạch sâu thông thường trực tiếp đưa máu về tim phải và lên động mạch phổi. Chính vì vậy khi có viêm tắc tĩnh mạch sâu thì cục máu đông trong lòng tĩnh mạch sâu có nguy cơ di chuyển về phổi dẫn đến thuyên tắc phổi gây hậu quả nặng nề nếu không được cứu chữa kịp thời. 

4. Thay đổi sắc tố da

Do tình trạng loạn dưỡng tại chổ, hiện tượng loạn dưỡng da và rối loạn sắc tố da từ chàm da, đến xơ mỡ bì da. Các vết sắc tố thường tập trung từ thấp lan lên cao, đây là một trong những đặc điểm giúp phân biệt thay dổi sắc tố da do bệnh suy tĩnh mạch với 1 số bệnh da liễu khác.

Tình trạng này thường xuất hiện từ giai đoạn 4 của suy giãn tĩnh mạch trở lên tương ứng với C4a (biến đổi màu sắc nâu – đen của da hoặc chàm) và C4b (xơ cứng thâm nhiễm mỡ bì hoặc teo trắng da).  

Hình 2: Thay đổi sắc tố da tại chỗ trong suy tĩnh mạch 

5. Loét da

Tình trạng loạn dưỡng da kéo dài dẫn đến loét da. Từ loét có thể lành đến tình trạng loét tiến triển khó lành. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng. Nếu không được điều trị có thể dẫn đến loét tĩnh mạch mãn tính ở chân rất khó chữa lành và còn ảnh hưởng đến khả năng đi lại nữa đấy!  

Hình 3: Loạn dưỡng da kéo dài gây loét chân  

6. Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) 

Các cục máu đông cũng có thể xảy ra ở các tĩnh mạch sâu của chân và những người bị viêm tắc tĩnh mạch (do cục máu đông bề mặt tạo nên) có nguy cơ cao phát triển huyết khối tĩnh mạch sâu (cục máu đông ở tĩnh mạch sâu).

Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất trong số tất cả các biến chứng suy giãn tĩnh mạch. Cục máu đông trong tĩnh mạch sâu có thể di chuyển theo dòng máu đến phổi, gây thuyên tắc phổi có thể gây tử vong 

Hình 4: Cục máu đông gây tắc mạch máu  

Qua 5 biến chứng bên trên, chắc hẳn bạn đã hiểu được cần phòng ngừa SỚM và điều trị ĐÚNG ngay từ GIAI ĐOẠN ĐẦU của suy giãn tĩnh mạch bạn nhé! Truy cập ngay website daflon.com.vn và fanpage Yêu đôi chân mình – ngừa suy tĩnh mạch để cập nhật những thông tin mới nhất về bệnh và phương pháp điều trị bạn nhé! 


TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Salim, Onida, et al. Global Epidemiology of Chronic Venous Disease: A systematic review with pooled prevalence analysis. Annals of Surgery 2020.
Nicolaides A, (2018). Management of chronic venous disorders of the lower limbs Guidelines According to Scientific Evidence. Part I Int Angiol.2018; 37(3):181-254. (*) Symptom: Pain, heaviness, sensation of swelling, Skin changes, Functional discomfort, quality of life

SERV-CVD-08-09-2023(2)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị Suy tĩnh mạch Hiểu đúng hiểu đủ Sống khỏe Sống khỏe cùng suy tĩnh mạch

SUY GIÃN TĨNH MẠCH CÓ LÀM BẠN VỚI THUỐC LÁ, RƯỢU BIA? 

ThS. BS. Nguyễn Đình Hoàn Trung tâm tim mạch Bệnh viện E    Suy giãn

Điều trị Suy tĩnh mạch Hiểu đúng hiểu đủ

TIÊM XƠ PHÙ HỢP VỚI ĐỐI TƯỢNG NÀO MẮC SUY GIÃN TĨNH MẠCH

BS. Nguyễn Thế Nam Huy Tiêm xơ trở thành phương pháp điều trị hiệu quả

Daflon 500mg Điều trị Suy tĩnh mạch

THUỐC TĨNH MẠCH TỪ PHÁP VỚI 5 LOẠI FLAVONOID

ThS. BS. CKI. Võ Thanh Tuyền Bác sĩ khoa Cơ – xương – khớp Bệnh

Daflon 500mg Điều trị Suy tĩnh mạch Hiểu đúng hiểu đủ

VỚ TĨNH MẠCH – GIẢI PHÁP CHO ĐÔI CHÂN SUY GIÃN TĨNH MẠCH

CKII. Trương Thị Vành Khuyên Trưởng khoa Nội tiết – Bệnh viện Gia An 115 

Điều trị Suy tĩnh mạch Hiểu đúng hiểu đủ

KEM BÔI PHÙ HỢP VỚI GIAI ĐOẠN NÀO CỦA SUY GIÃN TĨNH MẠCH

BS.CKI. Lê Ngọc Hồng Nhung Trung tâm chẩn đoán y khoa Medic Hoà Hảo   

Điều trị Suy tĩnh mạch Daflon 500mg

VỚ TĨNH MẠCH GIẢI PHÁP CHO ĐÔI CHÂN SUY GIÃN TĨNH MẠCH

ThS. BS. Nguyễn Thành Sang Khoa Nội tim mạch – Bệnh viện Nhân Dân Gia

Điều trị Suy tĩnh mạch Daflon 500mg

THUỐC TĨNH MẠCH 500mg CÓ CƠ CHẾ KHÁNG VIÊM TẠI GỐC RỄ

ThS. BS. Phạm Văn Cường Bệnh viện Bạch Mai    Thuốc tĩnh mạch từ Pháp

Sống khỏe cùng suy tĩnh mạch Hiểu đúng hiểu đủ Điều trị Suy tĩnh mạch Sống khỏe

TẠI SAO SUY TĨNH MẠCH LẠI ĐƯỢC KHUYÊN UỐNG ĐỦ NƯỚC?

ThS. BS. Phạm Văn Cường Bệnh viện Bạch Mai    Ổn định nhiệt độ của

LIÊN HỆ ĐỂ BÁO CÁO CẢNH GIÁC DƯỢC






    Không quá 400 từ.