ĐỪNG BỎ QUA CÁC TRIỆU CHỨNG SUY GIÃN TĨNH MẠCH NÀY!

BS. Phan Trường Long
Bệnh viện đa khoa Bưu Điện
https://www.facebook.com/long.phantruong.5 

 

Suy giãn tĩnh mạch diễn tiến âm thầm mạn tính, ban đầu các triệu chứng tương đối mờ nhạt như mỏi bắp chân, chuột rút hay nổi gân xanh ở BẮP CHÂN. Phần lớn suy tĩnh mạch không gây ra biến chứng. Tuy nhiên một tỷ lệ biến chứng có thể xảy ra nếu không điều trị phù hợp 

  1. Suy giãn tĩnh mạch là gì?
  2. Suy giãn tĩnh mạch có thực sự nguy hiểm?
  3. Ai dễ bị suy giãn tĩnh mạch?
  4. Biến chứng của suy giãn tĩnh mạch?

1. Suy giãn tĩnh mạch là gì? 

Suy giãn tĩnh mạch là sự giãn lớn, sưng và xoắn của tĩnh mạch.  

Suy giãn tĩnh mạch có thể hình thành ở nhiều vị trí khác nhau của cơ thể; ví dụ như suy tĩnh mạch chi dướitrĩ (giãn tĩnh mạch ở trực tràng), suy giãn tĩnh mạch mạng nhện là một dạng khác của suy tĩnh mạch ảnh hưởng mạch máu nhỏ hơn.  

Trong đó suy giãn tĩnh mạch chi dưới (hay suy tĩnh mạch) là một trong những bệnh lý phổ biến và có xu hướng trẻ hóa. Cứ 4 người trưởng thành thì 1 người bị suy giãn tĩnh mạch ở Mỹ [1]. Suy tĩnh mạch thường chẩn đoán nhầm với bệnh lý cơ xương khớp, rối loạn điện giải như hạ calci, … Vì các triệu chứng bệnh khá giống nhau ở giai đoạn đầu do đó, đọc thêm tại đây giúp nhận diện đúng –  điều trị đủ bệnh bạn nhé! 

Hình 1. Suy tĩnh mạch chi dưới  

2. Suy giãn tĩnh mạch chi dưới có thực sự nguy hiểm? 

Bệnh diễn tiến âm thầm mạn tính, ban đầu các triệu chứng tương đối mờ nhạt như cảm giác nặng, mỏi bắp chân hoặc chuột rút hay nổi gân xanh ở BẮP CHÂN,…  

Nếu không điều trị kịp thời, suy tĩnh mạch sẽ suy giảm chức năng tuần hoàn và có thể hình thành cục máu đông dẫn đến huyết khối tĩnh mạch sâu. Huyết khối có khả năng di chuyển lên phổi gây thuyên tắc động mạch phổi, có thể gây tử vong. Tĩnh mạch giãn có thể vỡ ra nếu chúng giãn quá mức, đây là tình trạng cấp cứu y khoa.  

Những dấu hiệu nhận biết suy tĩnh mạch [5] gồm:  

  • Cảm giác nặng chân, mỏi chân, tăng khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều, đặc biệt vùng bắp chân 2 bên. Một số ít trường hợp có thể gây đau. 

  • Thường xuyên bị chuột rút khi đứng lên đột ngột hoặc dị cảm như ngứa/ cảm giác kiến bò ở bắp chân, hoặc xảy ra về đêm  

  • Chi dưới phù nề, kèm theo ngứa, đặc biệt là ở khu vực xung quanh MẮT CÁ CHÂN, BẮP CHÂN. 

  • Hội chứng chân không yên (có thể kèm hiện tượng rung đùi khi đang ngồi) 

  • Nhiều gân xanh nổi lên xoắn lại ở chi dưới. 

  • Lâu ngày nếu không điều trị sẽ thay đổi sắc tố da vùng chân (chàm tĩnh mạch) cũng như loét và nhiễm trùng vùng mắt cá chân. 

3. Ai dễ bị suy giãn tĩnh mạch? 

  • Suy giãn tĩnh mạch phổ biến ở nữ đặc biệt sau mãn kinh, phụ nữ mang thai; hay phụ nữ thường xuyên dùng thuốc ngừa thai 
  • Lớn tuổi, thừa cân hoặc lười vận động; tiền sử gia đình có người suy giãn tĩnh mạch 
  • Tình trạng tăng áp lực ổ bụng: mang thai, táo bón lâu ngày, ang bụng, khối u,..  
  • Những cá nhân có nghề nghiệp đòi hỏi thời gian đứng hoặc ngồi nhiều. Chi tiết về ngành nghề dễ mắc suy giãn tĩnh mạch, tìm hiểu ngay đây bạn nhé! 

Nghề nghiệp đứng lâu như giáo viên dễ mắc suy tĩnh mạch 

Để có thêm thông tin chi tiết và biết mình có nằm trong nhóm đối tượng nguy cơ cao không, bạn có thể đọc thêm tại đây !

4. Biến chứng của suy giãn tĩnh mạch?

Phần lớn suy tĩnh mạch không gây ra biến chứng. Tuy nhiên một tỷ lệ biến chứng có thể xảy ra nếu không điều trị phù hợp [5] 

  • Thiểu dưỡng máu nuôi chi dưới lâu dài dẫn loét và nhiễm trùng chi dưới (rất khó lành dù điều trị nội khoa tích cực, bên cạnh đó chi phí điều trị vô cùng đắt đỏ), chàm tĩnh mạch (viêm da kéo dài), xơ cứng da-mỡ (da cứng lại, thay đổi màu sắc, đau và sưng to…) 
  • Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới 
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu: có khả năng di chuyển lên phổi gây thuyên tắc phổi 

Phân loại độ nặng của suy tĩnh mạch chi dưới theo CEAP cập nhật 2020: [2] [3] [4] 

Phân loại CEAP 

                                           Biểu hiện 

            C0 

                    Không thấy hoặc sờ được tĩnh mạch giãn 

            C1 

                    Tĩnh mạch giãn mạng nhện (< 3mm) 

  C2 

    C2A 

                    Tĩnh mạch giãn không triệu chứng 

     C2S 

                    Tĩnh mạch giãn xuất hiện triệu chứng 

            C3 

           Phù mắt cá do suy tĩnh mạch + chưa biến đổi da 

            C4 

Loạn dưỡng da gây thay đổi sắc tố da, chàm tĩnh mạch, xơ mỡ da 

            C5 

                                      C4 + Loét đã lành 

            C6 

                                  C4 + Loét  không lành 

 

5. Chẩn đoán suy tĩnh mạch chi dưới

Suy tĩnh mạch chi dưới thường chẩn đoán nhầm với bệnh lý cơ xương khớp như thoái hóa khớp gối, thoái hóa cột sống chèn ép rễ thần kinh; hay rối loạn điện giải… Vì vậy cần đến trung tâm y tế để được chẩn đoán và điều trị. Chẩn đoán suy tĩnh mạch, cần kết hợp hỏi bệnh sử và khám bệnh. Ngoài ra hỏi tiền sử gia đình, yếu tố nguy cơ, mức độ hoạt động và lối sống cũng góp phần chẩn đoán bệnh. 

Siêu âm doppler mạch máu chi dưới là chỉ định đầu tay giúp chẩn đoán suy tĩnh mạch và chẩn đoán một số biến chứng của nó (huyết khối tĩnh mạch sâu…) 

Siêu âm Doppler chi dưới 

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh tương đối phổ biến ở người trưởng thành. Bệnh diễn ra âm thầm và khó nhận biết ở giai đoạn đầu. Nếu không điều trị phù hợp, suy giãn tĩnh mạch có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề.

Hơn nữa, Suy giãn tĩnh mạch có thể chẩn đoán nhầm với một số bệnh khác do vậy, bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao cần đến trung tâm y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm nếu xuất hiện một trong các triệu chứng nêu trên. Theo dõi website Daflon.com.vn để đọc thêm các bào viết hữu ích khác nhé! 


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Robert R. Attaran, Jeffrey G. Carr. Chronic Venous Disease of the Lower Extremities: A State-of-the Art Review. Journal of the Society for Cardiovascular Angiography & Interventions 2 (2023) 100538.
2. Gloviczki et al. The 2022 Society for Vascular Surgery, American Ve- nous Forum, and American Vein and Lymphatic Society clinical prac- tice guidelines for the management of varicose veins of the lower ex- tremities. Journal of Vascular Surgery: Venous and Lymphatic Disor- ders March 2023.

SERV-CVD-22-09-2023(5)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Sống khỏe cùng suy tĩnh mạch Hiểu đúng hiểu đủ Điều trị Suy tĩnh mạch Sống khỏe

SUY GIÃN TĨNH MẠCH CÓ LÀM BẠN VỚI THUỐC LÁ, RƯỢU BIA? 

ThS. BS. Nguyễn Đình Hoàn Trung tâm tim mạch Bệnh viện E    Suy giãn

Hiểu đúng hiểu đủ Điều trị Suy tĩnh mạch

TIÊM XƠ PHÙ HỢP VỚI ĐỐI TƯỢNG NÀO MẮC SUY GIÃN TĨNH MẠCH

BS. Nguyễn Thế Nam Huy Tiêm xơ trở thành phương pháp điều trị hiệu quả

Điều trị Suy tĩnh mạch Daflon 500mg

THUỐC TĨNH MẠCH TỪ PHÁP VỚI 5 LOẠI FLAVONOID

ThS. BS. CKI. Võ Thanh Tuyền Bác sĩ khoa Cơ – xương – khớp Bệnh

Hiểu đúng hiểu đủ Điều trị Suy tĩnh mạch Daflon 500mg

VỚ TĨNH MẠCH CÓ PHẢI GIẢI PHÁP CHO SUY TĨNH MẠCH

CKII. Trương Thị Vành Khuyên Trưởng khoa Nội tiết – Bệnh viện Gia An 115 

Hiểu đúng hiểu đủ Điều trị Suy tĩnh mạch

KEM BÔI PHÙ HỢP VỚI GIAI ĐOẠN NÀO CỦA SUY GIÃN TĨNH MẠCH

BS.CKI. Lê Ngọc Hồng Nhung Trung tâm chẩn đoán y khoa Medic Hoà Hảo   

Điều trị Suy tĩnh mạch Daflon 500mg

VỚ TĨNH MẠCH GIẢI PHÁP CHO ĐÔI CHÂN SUY GIÃN TĨNH MẠCH

ThS. BS. Nguyễn Thành Sang Khoa Nội tim mạch – Bệnh viện Nhân Dân Gia

Điều trị Suy tĩnh mạch Daflon 500mg

THUỐC TĨNH MẠCH 500mg CÓ CƠ CHẾ KHÁNG VIÊM TẠI GỐC RỄ

ThS. BS. Phạm Văn Cường Bệnh viện Bạch Mai    Thuốc tĩnh mạch từ Pháp

Sống khỏe cùng suy tĩnh mạch Hiểu đúng hiểu đủ Điều trị Suy tĩnh mạch Sống khỏe

TẠI SAO SUY TĨNH MẠCH LẠI ĐƯỢC KHUYÊN UỐNG ĐỦ NƯỚC?

Ổn định nhiệt độ của cơ thể thông qua việc uống nước đầy đủ đặc

LIÊN HỆ ĐỂ BÁO CÁO CẢNH GIÁC DƯỢC






    Không quá 400 từ.