DÙNG LAZER ĐIỀU TRỊ SUY GIÃN TĨNH MẠCH CẦN LƯU Ý GÌ? 

ThS.BS. Phạm Văn Cường
Bệnh viện Bạch Mai 

 

Một số trường hợp đặc biệt phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân (từ C2-C6) bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định phẫu thuật, can thiệp nội mạch cho người bệnh và một trong những phương pháp hay được sử dụng đó là phương pháp lazer. Đọc ngay bài viết để xem một số lưu ý khi điều trị bằng phương pháp lazer bạn nhé! 

  1. Các giai đoạn của suy giãn tĩnh mạch mạn tính
  2. Phương pháp lazer trong điều trị suy giãn tĩnh mạch mạn tính
  3. Khi nào cần đến bệnh viện?

1. Các giai đoạn của suy giãn tĩnh mạch mạn tính

Suy giãn tĩnh mạchnói chung là tình trạng các tĩnh mạch bị giãn rộng, phồng lên nổi rõ ràng dưới da. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là những dải mạch máu màu tím hoặc xanh đậm, nổi rõ trên da (dân gian gọi là nổi gân xanh). Tình trạng này thường xuất hiện ở chi dưới gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới, đôi khi gặp ở cả hậu môn – trực tràng còn gọi là bệnh trĩ.  


Các phân độ của suy giãn tĩnh mạch (CEAP) 

Các chuyên gia tĩnh mạch trên toàn thế giới đã chia các giai đoạn của suy giãn tĩnh mạch thành 7 giai đoạn, được tính từ C0s – C6 theo mức độ nặng dần của bệnh: 

Giai đoạn C0: Giai đoạn sớm của bệnh, nhìn chân vẫn bình thường. Có các triệu chứng mơ hồ, khó phát hiện được, như ĐAU CHÂN, NẶNG CHÂN, CHUỘT RÚT về chiều, cảm giác kiến bò dọc cẳng chân,chuột rút ban đêm. Chỉ có triệu chứng cơ năng chưa có triệu chứng thực thể. 

  • Giai đoạn C1: Bắt đầu ngoài triệu chứng cơ năng thêm triệu chứng thực thể như tĩnh mạch có thể giãn nhẹ dưới chân, dạng mạng lưới nhìn thấy trên chân với đường kính nhỏ hơn 3 mm 
  • Giai đoạn C2: Tĩnh mạch có thể nổi ngoằn ngoèo dưới da với đường kính lớn hơn 3mm 
  • Giai đoạn C3: Phù chi dưới, chưa có biến đôi dưới da 
  • Giai đoạn C4: Loạn dưỡng da gây biến đổi sắc tố da, chàm tĩnh mạch, xơ mỡ da, … 
  • Giai đoạn C5: Loạn dưỡng da, phù chân, kèm vết loét đã lành. 
  • Giai đoạn C6: Biến đổi sắc tố da kèm vết loét đang tiến triển, không lành. 


Thuốc trợ tĩnh mạch điều trị tất cả các giai đoạn suy giãn tĩnh mạch  

Người bệnh suy giãn tĩnh mạch mạn tính nên được điều trị đa mô thức bao gồm: Thuốc trợ tĩnh mạch, vớ tất y khoa và thay đổi lối sống áp dụng cho tất cả các bệnh nhân giai đoạn từ C0s tới C6. 

Trong một số trường hợp đặc biệt phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân (từ C2-C6) bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định phẫu thuật, can thiệp nội mạch cho người bệnh và một trong những phương pháp hay được sử dụng đó là phương pháp lazer 

2. Phương pháp lazer trong điều trị suy giãn tĩnh mạch mạn tính

Nguyên lý điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng laser: Dùng nhiệt từ ánh sáng laser để làm xẹp tĩnh mạch, bác sĩ sẽ luồn sợi laser vào lòng tĩnh mạch bị giãn. Sau khi bật nguồn, tia laser được chiếu vào vị trí cần can thiệp và kéo từ từ ra khiến hai thành tĩnh mạch dính liền với nhau. Song song đó, quá trình gây tê kết hợp bơm nước xung quanh tĩnh mạch sẽ giúp giảm ảnh hưởng của tia laser lên các mô xung quanh, hạn chế làm bỏng mô cũng như tránh các biến chứng lên các dây thần kinh cảm giác. 

Laser nội tĩnh mạch: Áp dụng với bệnh nhân giãn tĩnh mạch chi dưới NẶNG. Quy trình thực hiện nhanh chóng, ít xâm lấn và biến chứng. Thời gian điều trị ngắn, bệnh nhân có thể xuất viện trong ngày. Ngoài ra thời gian phục hồi khá nhanh, bệnh nhân có thể đi lại ngay sau phẫu thuật.  

LƯU Ý: Đây là phương pháp cần được chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ và được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ được cấp chứng chỉ cũng như tại cơ sở có đầy đủ trang thiết bị.  


Sử dụng lazer điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới 

Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp lazer trong điều trị suy giãn tĩnh mạch mạn 

Bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng phương pháp Laser nội mạch khi: 

  • Bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới có biểu hiện triệu chứng, phân loại bệnh trên lâm sàng theo CEAP từ C2 đến C6. 
  • Xuất hiện dòng trào ngược tĩnh mạch khi siêu âm Doppler.  
  • Các phương pháp điều trị nội khoa không có hiệu quả. 

Tuy nhiên, laser nội mạch cũng có một số trường hợp chống chỉ định tuyệt đối gồm: 

  • Bệnh nhân không có hoặc mất hoàn toàn khả năng đi lại 
  • Phụ nữ mang thai 
  • Huyết khối tĩnh mạch hình thành sâu ở chi dưới. 

Ngoài ra, một số chống chỉ định tương đối gồm: 

  • Bệnh nhân dị ứng 
  • Kích thước của tĩnh mạch quá lớn (trên 12mm) hoặc quá nhỏ (dưới 3mm); 
  • Tĩnh mạch có hiện tượng xoắn vặn hoặc gấp khúc quá mức / có phình tĩnh mạch theo từng đoạn 

Để đảm bảo an toàntốc độ phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân là cao nhất, cần chú ý: 

  • Có thể xuất viện trong ngày, tuy nhiên bệnh nhân nên ở lại theo dõi tại phòng bệnh trong khoảng 4 tiếng để phòng ngừa các biến chứng có thể xuất hiện 
  • Có thể sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc chống phù nề… trong trường hợp cần thiết 
  • Bệnh nhân cần đi lại nhẹ nhàng. Trong thời gian nghỉ ngơi, cần gác chân cao 15 – 20 cm và không tháo tất trong vòng 72 giờ sau phẫu thuật 
  • Trong vòng 5 ngày, bệnh nhân không được vận động mạnh. 

Ngoài ra chi phí cho điều trị lazer khá cao và tốn kém, vì vậy phòng ngừa và điều trị SỚM ngay từ giai đoạn đầu kết hợp thuốc tĩnh mạch từ Pháp thay đổi lối sống sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí!  

3. Khi nào cần đến bệnh viện?

Bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện các bất thường sau: 

  • Cơn đau xuất hiện nhiều và dai dẳng 
  • Tình trạng căng cứng, sưng nề chân đột ngột xảy ra hoặc bị viêm đỏ trên đường đi của tĩnh mạch đã xử lý 
  • Khó thở, tức ngực 
  • Tụ máu hoặc chảy máu tại vị trí chọc mạch khi thực hiện laser nội mạch. 

Các biến chứng có thể xảy ra khi điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng Laser nội mạch 

  • Huyết khối có khả năng gây thuyên tắc phổi: bệnh nhân phải nhập viện để theo dõi, điều trị chống đông máu 
  • Viêm tắc tĩnh mạch nông: điều trị theo hướng giảm đau – giảm viêm 
  • Tổn thương các dây thần kinh lân cận: theo dõi và kê thuốc giảm đau – kháng viêm 
  • Hoại tử da: điều trị bằng thuốc kháng sinh, kháng viêm, có thể cân nhắc ghép da và kết hợp thêm liệu pháp chăm sóc 
  • Chảy máu và tụ máu: thay băng và băng ép tại chỗ. 


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nicolaides A, et al. Management of chronic venous disorders of the lower limbs. Guidelines According to Scientific Evidence. Part I. Int Angiol. 2018 Jun;37(3):181-254. doi: 10.23736/S0392-9590.18.03999-8. 
2. Gloviczki P, et al . The care of patients with varicose veins and associated chronic venous diseases: clinical practice guidelines of the Society for Vascular Surgery and the American Venous Forum. Journal of Vascular Surgery 2011.

SERV-CVD-27-10-2023(5)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Sống khỏe cùng suy tĩnh mạch Hiểu đúng hiểu đủ Điều trị Suy tĩnh mạch Sống khỏe

SUY GIÃN TĨNH MẠCH CÓ LÀM BẠN VỚI THUỐC LÁ, RƯỢU BIA? 

ThS. BS. Nguyễn Đình Hoàn Trung tâm tim mạch Bệnh viện E    Suy giãn

Hiểu đúng hiểu đủ Điều trị Suy tĩnh mạch

TIÊM XƠ PHÙ HỢP VỚI ĐỐI TƯỢNG NÀO MẮC SUY GIÃN TĨNH MẠCH

BS. Nguyễn Thế Nam Huy Tiêm xơ trở thành phương pháp điều trị hiệu quả

Điều trị Suy tĩnh mạch Daflon 500mg

THUỐC TĨNH MẠCH TỪ PHÁP VỚI 5 LOẠI FLAVONOID

ThS. BS. CKI. Võ Thanh Tuyền Bác sĩ khoa Cơ – xương – khớp Bệnh

Hiểu đúng hiểu đủ Điều trị Suy tĩnh mạch Daflon 500mg

VỚ TĨNH MẠCH CÓ PHẢI GIẢI PHÁP CHO SUY TĨNH MẠCH

CKII. Trương Thị Vành Khuyên Trưởng khoa Nội tiết – Bệnh viện Gia An 115 

Hiểu đúng hiểu đủ Điều trị Suy tĩnh mạch

KEM BÔI PHÙ HỢP VỚI GIAI ĐOẠN NÀO CỦA SUY GIÃN TĨNH MẠCH

BS.CKI. Lê Ngọc Hồng Nhung Trung tâm chẩn đoán y khoa Medic Hoà Hảo   

Điều trị Suy tĩnh mạch Daflon 500mg

VỚ TĨNH MẠCH GIẢI PHÁP CHO ĐÔI CHÂN SUY GIÃN TĨNH MẠCH

ThS. BS. Nguyễn Thành Sang Khoa Nội tim mạch – Bệnh viện Nhân Dân Gia

Điều trị Suy tĩnh mạch Daflon 500mg

THUỐC TĨNH MẠCH 500mg CÓ CƠ CHẾ KHÁNG VIÊM TẠI GỐC RỄ

ThS. BS. Phạm Văn Cường Bệnh viện Bạch Mai    Thuốc tĩnh mạch từ Pháp

Sống khỏe cùng suy tĩnh mạch Hiểu đúng hiểu đủ Điều trị Suy tĩnh mạch Sống khỏe

TẠI SAO SUY TĨNH MẠCH LẠI ĐƯỢC KHUYÊN UỐNG ĐỦ NƯỚC?

Ổn định nhiệt độ của cơ thể thông qua việc uống nước đầy đủ đặc

LIÊN HỆ ĐỂ BÁO CÁO CẢNH GIÁC DƯỢC






    Không quá 400 từ.