Bạn có biết? Trĩ là một cấu trúc hoàn toàn bình thường của cơ thể! Vậy khi nào thì BỆNH TRĨ mới là bệnh? Đọc ngay bài viết này nhé!
1. Trĩ là bệnh gì? 2. Phân loại bệnh trĩ 3. Ai dễ bị trĩ? 4. Biến chứng của bệnh trĩ |
1. Trĩ là bệnh gì?
Bệnh trĩ (hay lòi dom) là một bệnh lý liên quan đến biến đổi cấu trúc bình thường của tĩnh mạch hậu môn. Thông thường, máu từ tim theo động mạch đi khắp cơ thể cung cấp Oxy nuôi các tế bào, rồi tiếp tục trở về tim qua tĩnh mạch. Khi có vấn đề, chỉ một phần máu ở vùng hậu môn theo tĩnh mạch về tim, trong khi máu từ động mạch vẫn kéo đến, làm tĩnh mạch trực tràng căng phồng lên và mỏng đi. Sau một thời gian sẽ lệch khỏi vị trí ban đầu, sa xuống gọi là búi dom hay búi trĩ.
Ngoài ra, những thói quen khiến tăng áp lực ổ bụng tăng như rặn mỗi khi đi đại tiện, ngồi lâu, đứng lâu… cũng sẽ khiến cho các tĩnh mạch vùng hậu môn phải hoạt động liên tục và làm tĩnh mạch bị phình giãn và tạo thành búi trĩ. Sau thời gian này, bệnh sẽ phát triển thành trĩ nội, trĩ ngoại hoặc trĩ hỗn hợp.
2. Phân loại bệnh trĩ:
Dựa vào vị trí xuất hiện, bệnh trĩ thường được phân thành 3 loại:
- Trĩ nội là tình trạng búi trĩ nằm trên đường lược. Do nằm sâu trong ống hậu môn, trĩ nội khó phát hiện chỉ bằng mắt thường. Hơn nữa trĩ nội thường không gây đau do không có dây thần kinh cảm giác.
- Trĩ ngoại là tình trạng tĩnh mạch ở phía dưới đường lược bị giãn phình. Do nằm ở bờ ngoài của hậu môn và chịu ảnh hưởng của dây thần kinh cảm giác nên trĩ ngoại thường gây đau đớn và vướng víu, dễ phát hiện hơn so với trĩ nội.
- Trĩ hỗn hợp là sự tổng hòa của trĩ nội và trĩ ngoại.
Bệnh trĩ nếu không can thiệp từ sớm có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, khiến việc điều trị tốn kém và gặp nhiều khó khăn. Nếu phát hiện bản thân có những triệu chứng kể trên, hãy kết hợp sử dụng thuốc trợ tĩnh mạch đường uống, kem bôi trĩ và thay đổi lối sống bạn nhé!
3. Ai dễ bị trĩ?
Theo nghiên cứu của Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam; có đến 35 – 50% dân số nước ta bị trĩ. Trong đó thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi; do khi này các mô hỗ trợ tĩnh mạch bị yếu đi và giãn ra. Phụ nữ mang thai cũng là nhóm đối tượng dễ bị trĩ, do cân nặng của bào thai gây áp lực lên vùng hậu môn. Một số nguyên nhân khác có thể dễ dẫn đến trĩ như:
Ngồi nhiều, ít vận động, đặc biệt là dân văn phòng
- Uống ít nước
- Uống rượu bia
- Hay ăn đồ cay nóng
- Chế độ ăn thiếu rau xanh và chất xơ
- Mắc bệnh béo phì
- Táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính
- Hay quan hệ tình dục qua đường hậu môn
- Thói quen ngồi bồn cầu lâu hoặc rặn nhiều khi đi đại tiện
- U vùng tiểu khung như u đại trực tràng, u xơ tử cung…
4. Biến chứng của bệnh trĩ
Bệnh trĩ có đặc trưng dễ tái phát; với thời gian tái phát trung bình sau phẫu thuật là 2 năm. Mỗi lần tái phát, triệu chứng bệnh lại nặng hơn lần trước. Chỉ trong một thời gian ngắn sẽ dẫn đến các biến chứng như:
- Thiếu máu: thường xuyên chảy máu hậu môn có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu mạn tính, suy giảm các chỉ số hồng cầu trong máu. Tình trạng này làm người bệnh luôn trong trạng thái kiệt sức, suy nhược cơ thể; ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Ở trường hợp nặng, người bệnh có thể cần truyền máu hoặc nhập viện điều trị.
- Trĩ sa nghẹt: búi trĩ thò ra ngoài hậu môn và không thể thụt vào trong có thể gây tắc các mạch máu, lâu dần có thể dẫn đến biến chứng hoại tử búi trĩ.
- Nhiễm khuẩn búi trĩ: khi búi trĩ sa ra ngoài, do cọ xát vào quần áo mà mất lớp da bao bọc gây chảy máu và nhiễm trùng. Chất dịch tiết ra nhiều khiến búi trĩ luôn trong tình trạng ẩm ướt, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Dần dần, hậu môn bị lở loét và viêm nhiễm, nếu nặng có thể gây sốt, mệt mỏi cho trĩ viên.
- Ung thư đại trực tràng: Người mắc bệnh trĩ có nguy cơ ung thư đại trực tràng gấp 2,9 lần người bình thường hoặc người mắc các bệnh lý khác.
Hãy tiếp tục theo dõi và đồng hành với website daflon.com.vn và fanpage Trĩ hết ngả nghiêng – thoải mái ngồi yên để nhận thêm những thông tin bổ ích cho sức khỏe của bản thân và gia đình bạn nhé
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn, N. Ánh, et al. (2023). VAI TRÒ THUỐC PHÂN ĐOẠN FLAVONOID VI HẠT TINH CHẾ VÀ THUỐC MỠ THOA TRỰC TRÀNG CÓ CHỨA SUCRALFAT TRONG ĐIỀU TRỊ TRĨ. Tạp Chí Y học Việt Nam, 530(1B). https://doi.org/10.51298/vmj.v530i1B.6671