Thuốc trợ tĩnh mạch tốt là chìa khóa giúp chữa khỏi suy giãn tĩnh mạch. Làm thế nào để lựa chọn thuốc tốt? Cùng tìm hiểu nhé!
1. Vì sao cần điều trị suy giãn tĩnh mạch?
Suy giãn tĩnh mạch là một trong những bệnh lý phổ biến nhất hiện nay. Theo thống kê, cứ 3 người trưởng thành sẽ có 1 người mắc suy giãn tĩnh mạch! Tỷ lệ này ở nữ giới cao GẤP 3 LẦN phái mạnh. Đặc biệt, những người phải làm công việc yêu cầu đứng lâu, ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, giáo viên rất thường là đối tượng dễ mắc bệnh hàng đầu.
Sau khi phát hiện bản thân có những triệu chứng như đau chân, nhức chân, chuột rút về đêm; hoặc các triệu chứng rõ rệt như chân nổi gân xanh đều chỉ nghĩ đây là tình trạng nhẹ, sẽ hết sau một thời gian. Nhưng kỳ thực, suy giãn tĩnh mạch là bệnh mạn tính. Tức nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng như phù, loét; hay nặng hơn nữa là huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi… Do vậy, cần lên kế hoạch khám và điều trị ngay khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh suy giãn tĩnh mạch.
2. Vai trò của thuốc trợ tĩnh mạch trong điều trị suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh mạn tính thường gặp ở phụ nữ hiện nay. Không chỉ gây mất thẩm mỹ, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị. Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch bao gồm phối hợp sử dụng thuốc trợ tĩnh mạch, tất y khoa và thay đổi lối sống hoặc can thiệp ngoại khoa.
Trong đó vai trò của thuốc trợ tĩnh mạch rất được chú trọng. Hội mạch máu thế giới khuyến cáo nên sử dụng thuốc điều trị ngay từ giai đoạn sớm. Can thiệp ngoại khoa chỉ được cân nhắc ở những giai đoạn nặng. Bởi lẽ phương pháp này rất tốn kém, đòi hỏi bác sĩ có kinh nghiệm và tay nghề tốt cũng như tiềm ẩn nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật.
3. Bệnh nhân cần quan tâm gì để chọn được thuốc trợ tĩnh mạch tốt
Điều đầu tiên và cũng quan trọng nhất anh chị em cần lưu tâm chính là thành phần thuốc. Hoạt chất chính nên đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của một thuốc trợ tĩnh mạch tốt. Bên cạnh đó, tính an toàn cũng nên được lưu tâm; đặc biệt là với những bệnh nhân có bệnh nền đi kèm.
Bên cạnh chất lượng, giá cả và địa điểm bán thuốc cũng được nhiều anh chị em quan tâm. Trái với các mặt hàng gia dụng, thuốc men liên quan đến vấn đề sức khỏe; do vậy cần được đầu tư đúng mực. Thay vì tốn tiền vào những sản phẩm kém chất lượng, anh chị em nên đầu tư vào những thuốc chất lượng cao, đã được kiểm chứng để việc điều trị hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, nên chọn thuốc được bán rộng rãi trên toàn quốc để tiện cho việc mua thuốc của bản thân.
Khi đã có cho mình những tiêu chuẩn để lựa chọn thuốc, phân đoạn flavonoid vi hạt tinh chế (MPFF) nổi lên như một sự lựa chọn hoàn hảo khi không chỉ xuất sắc đảm bảo các tiêu chuẩn kể trên, mà còn được bào chế từ công nghệ vi hoạt hóa giúp cải thiện khả năng hấp thụ qua thành ruột. Flavonoids là hợp chất được tìm thấy nhiều trong các loại cây, đặc biệt là vỏ cam non. Do vậy, sản phẩm từ chất này tương đối an toàn với sức khỏe người bệnh. Không chỉ vậy, thuốc bào chế từ MPFF hiện cũng đang có giá cả rất “vừa túi tiền” và được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Bệnh nhân suy tĩnh mạch hoàn toàn có thể an tâm sử dụng điều trị lâu dài.
4. Sử dụng thuốc thế nào cho hiệu quả?
Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh mạn tính. Do vậy, việc điều trị thường nhằm mục đích giảm nhẹ triệu chứng về mức thấp nhất; ngăn không cho bệnh tiến triển. Bệnh nhân suy tĩnh mạch thường mắc một sai lầm khi uống thuốc là kỳ vọng các triệu chứng bệnh sẽ hết một sớm một chiều.
Khi đã vỡ lẽ bản chất của bệnh, chúng ta cũng hiểu ra nên kiên trì uống thuốc đúng và đủ trong một khoảng thời gian mới mang lại kết quả tốt. Do vậy, nếu đã uống thuốc mà vẫn bị những triệu chứng đau chân, sưng chân, nặng chân làm phiền thì đừng vội bỏ thuốc, hãy tiếp tục duy trì trong ít nhất 6 tháng bạn nhé!
Thông qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết, hy vọng các bạn sẽ chọn lựa cho mình sản phẩm điều trị phù hợp nhất. Trong bài viết tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các loại thuốc trị suy giãn tĩnh mạch phổ biến hiện nay. Đừng quên tiếp tục theo dõi và đồng hành với website daflon.com.vn và fanpage Yêu đôi chân mình – ngừa suy tĩnh mạch để lan tỏa những thông tin bổ ích đến cộng đồng nhé!
Tài liệu tham khảo:
Nicolaides A, Kakkos S, Baekgaard N, et al (2018). Management of chronic venous disorders of the lower limbs Guidelines According to Scientific Evidence. Part I Int Angiol.2018; 37(3):181-254. doi: 10.23736/s0392-9590.18.03999-8