BS. CKII. Vũ Thị Hương
Bệnh viện Bạch Mai
Thuốc tĩnh mạch từ Pháp 500mg tăng hấp thu lên tới 77% giúp giảm nhanh triệu chứng ĐAU CHÂN, NẶNG CHÂN, CHUỘT RÚT trong 3-5 ngày và thoái lui bệnh hiệu quả so với các thuốc chứa flavonoid, diosmin
1. Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch hiện nay
Tĩnh mạch là hệ thống mạch máu đưa máu trở về tim. Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là sự suy giảm chức năng của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân, gây ứ đọng máu. Sự ứ đọng của máu trong tĩnh mạch sẽ gây ra những biến đổi về chuyển động của dòng máu và gây biến dạng tổ chức mô xung quanh.
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là sự suy giảm chức năng của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân
Hiện nay tùy vào giai đoạn bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Trong đó, các phương pháp điều trị nền tảng bao gồm bao gồm: Thuốc trợ tĩnh mạch, vớ tất y khoa, thay đổi lối sống. Trong trường hợp nặng bác sĩ có thể cân nhắc điều trị can thiệp cho bệnh nhân.
Hiện nay, điều trị bằng thuốc trợ tĩnh mạch là phương pháp phổ biến và tối ưu trong điều trị bảo tồn cho bệnh nhân giúp giảm thiểu các triệu chứng ĐAU CHÂN, SƯNG CHÂN, NẶNG CHÂN, CHUỘT RÚT đã được khuyến cáo trong guidline.
2. Thuốc trợ tĩnh mạch trong điều trị suy giãn tĩnh mạch
Thuốc trợ tĩnh mạch được chia làm 5 nhóm chính phần lớn có nguồn gốc thực vật :
- Một số thuốc được tổng hợp: Flavonoid, Alpha-benzopyrones, Saponins, trích xuất thực vật, các sản phẩm tổng hợp.
- Một số thuốc ở dạng hỗn hợp ví dụ Micronized purified flavo-noid fraction (MPFF) là hỗn hợp được vi hạt hóa của diosmin (90%) và flavonoids (10%) bao gồm hesperidin, diosmentin, linarin và isorhoifolin được chiết xuất từ vỏ cam non. Trong khi chiết xuất Ginko biloba được phối hợp với heptaminol và troxerutin.
3. Tác động của thuốc trợ tĩnh mạch lên cơ thể
Rõ ràng thuốc trợ tĩnh mạch cần có cơ chế đặc hiệu để giúp bệnh nhân giảm được các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch cũng như giúp thoái lui bệnh.
Theo khuyến cáo của hội mạch máu thế giới IA năm 2018 một thuốc trợ tĩnh mạch hoàn hảo cần đảm bảo được 6 tiêu chí tác động đó là:
- Tăng trương lực tĩnh mạch
- Bảo vệ van và thành tĩnh mạch
- Giảm rò rỉ mao mạch
- Tăng dẫn lưu hệ bạch huyết
- Không ảnh hướng đến huyết lưu biến
- Thu nhặt gốc tự do, chống viêm
Các tác động của thuốc trợ tĩnh mạch
Trong các thuốc trợ tĩnh mạch được phân loại thì MPFF (Flavonoid tinh chế dạng vi hạt) có trong MPFF 500mg là thuốc trợ tĩnh mạch ĐÁP ỨNG được 6 tiêu chí của 1 thuốc trợ tĩnh mạch tối ưu.
4. Vai trò của vi hạt hóa đối với flavonoid
Flavonoid là nhóm hợp chất phenol có cấu tạo khung theo kiểu C6-C3-C6 hay nói cách khác là khung cơ bản gồm 2 vòng benzen A và B nối với nhau qua một mạch 3 carbon, là nhóm hợp chất tự nhiên thường gặp trong dược liệu có nguồn gốc thực vật.
Hiện nay một số flavonoid được ứng dụng làm thuốc trợ tĩnh mạch để điều trị cho bệnh nhân như: Diosmin, hesperidin… Một số ở dạng hỗn hợp như MPFF.
Có một đặc điểm quan trọng về MPFF:
- Khi đi vào cơ thể qua đường tiêu hóa, tiếp xúc với dịch dạ dày ruột thì khả năng hấp thu của các thuốc có nguồn gốc flavonoid phụ thuộc vào kích thước vi hạt khi rã trong ruột.
- Kích thước vi hạt càng nhỏ thì càng dễ hấp thu, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của thuốc.
Chính vì vậy các thuốc trợ tĩnh mạch có nguồn gốc từ flavonoid thường sẽ được vi hạt hóa. Công trình nghiên cứu của tác giả GARNER và cộng sự công bố trên tạp chí Journal of Pharmaceutial Sciences 2002 đã chứng minh điều này.2
- Khi so sánh giữa 2 nhóm thuốc cùng hoạt chất MPFF: một nhóm được vi hạt hóa tới kích thước trung bình 1.79 micromet và một nhóm thì không được vi hạt (kích thước trung bình 36.5 micromet) thì cho thấy nhóm thuốc được vi hạt làm tăng hấp thu tới 77% so với nhóm flavonoid không được vi hạt.
Khả năng hấp thu của MPFF 500mg tăng giúp giảm nhanh triệu chứng
Như vậy bên cạnh thành phần hoạt chất thì việc vi hạt hóa các Flavonoid giúp trở thành thuốc trợ tĩnh mạch tối ưu đặc biệt trong MPFF 500mg không chỉ giảm nhanh triệu chứng trong 3-5 ngày mà còn ngăn thoái lui bệnh. Đừng quên truy cập website Daflon.com.vn và fanpage Yêu đôi chân mình – ngưà suy giãn tĩnh mạch để đọc thêm nhiều bài viết bổ ích bạn nhé!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nicolaides A, et al. Management of chronic venous disorders of the lower limbs. Guidelines According to Scientific Evidence. Part I. Int Angiol. 2018 Jun;37(3):181-254. doi: 10.23736/S0392-9590.18.03999-8. PMID: 29871479.
2. GARNER R. C, et al. Comparison of the Absorption of Micronized and Nonmicronized 14C-Diosmin Tablets After Oral Administration to Healthy Volunteers by Accelerator Mass Spectrometry and Liquid Scintillation Counting. Journal of Pharmaceutical Sciences 2002, Vol. 91, No. 1, January 2002, 91(1):32-40. doi: 10.1002/jps.1168.
3. Jantet G. Chronic venous insufficiency: worldwide results of the RELIEF study. Reflux assessment and quality of life improvement with micronized flavonoids. Angiology. 2002;53(3):245-256. doi:10.1177/000331970205300301.
4. Mansilha A, Sousa J. Benefits of venoactive drug therapy in surgical or endovenous treatment for varicose veins: a systematic review. Int Angiology. 2019;38(4):291-298
5. Bush R, Comerota A, Meissner M, et al. Recommendations for the medical management of chronic venous disease: The role of micronized purified flavanoid fraction (MPFF). Phlebology. 2017;32(1 suppl):3-19.
SERV-CVD-27-10-2023(4)