Phẫu thuật điều trị giãn tĩnh mạch avatar

PHẪU THUẬT CÓ ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM SUY TĨNH MẠCH?

Ở bệnh nhân suy tĩnh mạch nặng, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các biện pháp phẫu thuật. Biện pháp này có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu nhé!

1. PHẪU THUẬT SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN LÀ GÌ? KHI NÀO BỆNH NHÂN SUY GIÃN TĨNH MẠCH CẦN PHẪU THUẬT?

2. HAI PHƯƠNG PHÁP CHÍCH XƠ TĨNH MẠCH HIỆN NAY

3. BIẾN CHỨNG NÀO CÓ THỂ XẢY RA?

4. CHĂM SÓC ĐÔI CHÂN HẬU PHẪU THUẬT SUY GIÃN TĨNH MẠCH

5. CÁC THẮC MẮC PHỔ BIẾN

1. PHẪU THUẬT SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN LÀ GÌ? KHI NÀO BỆNH NHÂN SUY GIÃN TĨNH MẠCH CẦN PHẪU THUẬT?

Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng suy yếu các van tĩnh mạch do máu kém lưu thông trong lòng các tĩnh mạch chi dưới gây ra các triệu chứng ĐAU CHÂN, SƯNG CHÂN, NẶNG CHÂN tăng nặng về cuối ngày và chuột rút về đêm.

Ở những bệnh nhân không được điều trị đúng cách, kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng gây biến chứng loét, rối loạn sắc tố da; giãn lớn các tĩnh mạch và các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Lúc này, bệnh nhân sẽ được cân nhắc điều trị ngoại khoa bằng phương pháp phẫu thuật.

Phẫu thuật suy giãn tĩnh mạch bao gồm kỹ thuật cột thắt hoặc cắt bỏ các tĩnh mạch bị bệnh. Mục đích là giảm áp lực cho hệ thống tĩnh mạch chi dưới. Theo đó sẽ khắc phục các triệu chứng ĐAU CHÂN, SƯNG CHÂN, NẶNG CHÂN; đi kèm cải thiện thẩm mỹ đôi chân.

Các tĩnh mạch giãn to, nổi rõ trên chân
Các tĩnh mạch giãn to, nổi rõ trên chân

2. HAI PHƯƠNG PHÁP CHÍCH XƠ TĨNH MẠCH HIỆN NAY

Ba phương pháp phẫu thuật giãn tĩnh mạch phổ biến hiện nay bao gồm: Phẫu thuật Stripping, Phẫu thuật Muller, Phẫu thuật Chiva.

  • Phẫu thuật Stripping: Lấy bỏ toàn bộ tĩnh mạch hiển bị suy (tĩnh mạch hiển lớn hoặc hiển nhỏ), kèm theo cắt bỏ quai tĩnh mạch hiển; có thể phối hợp thắt hoặc cắt các tĩnh mạch xuyên bị suy. Phẫu thuật Stripping thường được áp dụng với các trường hợp tĩnh mạch nông giãn, chạy quanh co, có thể thấy rõ dưới da.
  • Phẫu thuật Muller (Phlebectomy): Được chỉ định trong những trường hợp giãn các nhánh tĩnh mạch nông bàng hệ thuộc hệ tĩnh mạch hiển hoặc không, với điều kiện đã điều trị triệt để suy tĩnh mạch hiển.
  • Phẫu thuật Chiva (Chirurgie Vasculaire Ambulatoire): Dựa vào bản đồ tĩnh mạch chi dưới với đánh dấu tỉ mỉ vị trí tĩnh mạch có dòng trào ngược (bằng siêu âm Doppler), thắt hoặc cắt bỏ những vị trí tĩnh mạch là nguyên nhân gây ra sự trào ngược, trong khi bảo tồn tối đa tĩnh mạch hiển.

Bệnh nhân suy tĩnh mạch hiển lớn có triệu chứng có thể được chỉ định lấy bỏ quai tĩnh mạch hiển lớn và phẫu thuật Stripping. Bệnh nhân suy tĩnh mạch hiển nhỏ có triệu chứng được chỉ định lấy bỏ quai tĩnh mạch hiển lớn và phẫu thuật Stripping.

Tĩnh mạch tổn thương được loại bỏ sau phẫu thuật
Tĩnh mạch tổn thương được loại bỏ sau phẫu thuật

3. BIẾN CHỨNG NÀO CÓ THỂ XẢY RA?

Các biến chứng có thể gặp phải bao gồm:

  • Tụ máu vùng Scarpa (vùng tam giác nằm ở mặt trong của đùi) hoặc dọc theo đường đi của tĩnh mạch được lấy bỏ.
  • Dị cảm chi dưới – cảm giác ngứa ran, tê bì, nóng rát hay cảm giác “châm chích”, “kiến bò”, xuất phát từ sự tổn thương thần kinh các tĩnh mạch dưới da.
  • Huyết khối tĩnh mạch: Đây là biến chứng nguy hiểm của suy tĩnh mạch, các cục huyết khối có khả năng di chuyển theo dòng tuần hoàn đi đến động mạch phổi gây thuyên tắc phổi, có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Tái phát suy giãn tĩnh mạch: Những tĩnh mạch khỏe mạnh vẫn có thể bị suy giãn nếu người bệnh không có ý thức duy trì lối sống khoa học hoặc phải thường xuyên đứng lâu/ ngồi nhiều.
Huyết khối tĩnh mạch sâu – biến chứng nguy hiểm của suy tĩnh mạch
Huyết khối tĩnh mạch sâu – biến chứng nguy hiểm của suy tĩnh mạch

Bạn có thể giảm thiểu xác suất gặp phải các biến chứng hậu phẫu bằng cách tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ trước và sau phẫu thuật. Nếu gặp phải các biến chứng trên, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra sớm nhất có thể để được chữa trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài.

4. CHĂM SÓC ĐÔI CHÂN HẬU PHẪU THUẬT SUY GIÃN TĨNH MẠCH

  • Bệnh nhân sau ngày phẫu thuật có thể tập gập duỗi chân khi nằm. Những ngày tiếp theo có thể tập đi lại nhẹ nhàng quanh giường, đi các bước nhỏ.
  • Khi ngủ nên kê cao chân khoảng 15-20cm.
  • Các hoạt động như lái xe, thể dục thể thao (đạp xe, bơi lội,…) cần tham vấn bác sĩ điều trị để đảm bảo tính an toàn.
  • Tránh đứng lâu/ ngồi nhiều làm tăng áp lực lên hệ thống tĩnh mạch.
  • Sau khi xuất viện cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và tái khám đúng hẹn.
  • Việc phối hợp cùng thuốc trợ tĩnh mạch, vớ y khoa và chế độ thay đổi lối sống là cần thiết với mọi cấp độ suy giãn tĩnh mạch.
Sử dụng vớ y khoa hậu phẫu thuật giúp hỗ trợ lưu thông máu
Sử dụng vớ y khoa hậu phẫu thuật giúp hỗ trợ lưu thông máu

5. CÁC THẮC MẮC PHỔ BIẾN

5.1. Chi phí cho một lần điều trị là bao nhiêu?

Để thực hiện một ca phẫu thuật suy giãn tĩnh mạch phải trải qua nhiều quy trình và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: các thủ tục xét nghiệm chẩn đoán bệnh, mức độ bệnh ở thời điểm thăm khám, phương pháp phẫu thuật phù hợp với tình trạng bệnh, các dịch vụ chăm sóc khác cũng như giai đoạn thăm khám hậu phẫu thuật. Bên cạnh đó, ở các bệnh viện khác nhau đều có sự khác biệt về mức chi phí.

Do đó, khó có thể đưa ra một con số chính xác về tổng chi phí cho phẫu thuật suy giãn tĩnh mạch. Bạn nên lựa chọn một cơ sở y tế uy tín cũng như tìm hiểu rõ về các dịch vụ cũng như chi phí trước khi thực hiện các hình thức khám chữa bệnh để có được trải nghiệm chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

*Tham khảo: Chi phí Phẫu thuật suy giãn tĩnh mạch tại Bệnh viên Đại học Y Dược TP. HCM:

Cắt bỏ giãn tĩnh mạch chi dưới (1 bên): 7.000.000 đồng (Mức thu không áp dụng BHYT).

Cắt bỏ giãn tĩnh mạch chi dưới (2 bên): 7.400.000 đồng (Mức thu không áp dụng BHYT).

5.2. Phẫu thuật có thể điều trị triệt để suy giãn tĩnh mạch được không?

Không thể khẳng định chắc phẫu thuật có thể điều trị triệt để tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Mặc dù phương thức phẫu thuật có thể loại bỏ được toàn bộ các tĩnh mạch bị giãn; nếu bệnh nhân chủ quan vì thấy các triệu chứng được cải thiện mà duy trì thói quen xấu; tình trạng suy giãn tĩnh mạch hoàn toàn có thể quay trở lại trên các tĩnh mạch khỏe mạnh.

Vì vậy, người bệnh luôn luôn phải giữ ý thức bảo vệ sức khỏe thông qua những thói quen tốt. Bên cạnh đó, cần phối hợp đều đặn phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch nền tảng cho mọi cấp độ bao gồm thuốc trị giãn tĩnh mạch như Daflon 500mg, vớ y khoa và chế độ thay đổi lối sống cho người suy tĩnh mạch bao gồm chế độ ăn uống và luyện tập giúp đưa các triệu chứng ĐAU CHÂN, SƯNG CHÂN, NẶNG CHÂN về gần bằng 0.

Chăm sóc sức khỏe chính là hình thức yêu thương bản thân tuyệt vời nhất. Hãy luôn quan tâm đến sức khỏe của chính mình và những người thân yêu. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo để cập nhật những thông tin hữu ích và chất lượng về bệnh lý suy tĩnh mạch nhé!

Bài viết có sử dụng hình ảnh từ Internet

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị Suy tĩnh mạch Hiểu đúng hiểu đủ Sống khỏe Sống khỏe cùng suy tĩnh mạch

SUY GIÃN TĨNH MẠCH CÓ LÀM BẠN VỚI THUỐC LÁ, RƯỢU BIA? 

ThS. BS. Nguyễn Đình Hoàn Trung tâm tim mạch Bệnh viện E    Suy giãn

Điều trị Suy tĩnh mạch Hiểu đúng hiểu đủ

TIÊM XƠ PHÙ HỢP VỚI ĐỐI TƯỢNG NÀO MẮC SUY GIÃN TĨNH MẠCH

BS. Nguyễn Thế Nam Huy Tiêm xơ trở thành phương pháp điều trị hiệu quả

Daflon 500mg Điều trị Suy tĩnh mạch

THUỐC TĨNH MẠCH TỪ PHÁP VỚI 5 LOẠI FLAVONOID

ThS. BS. CKI. Võ Thanh Tuyền Bác sĩ khoa Cơ – xương – khớp Bệnh

Daflon 500mg Điều trị Suy tĩnh mạch Hiểu đúng hiểu đủ

VỚ TĨNH MẠCH – GIẢI PHÁP CHO ĐÔI CHÂN SUY GIÃN TĨNH MẠCH

CKII. Trương Thị Vành Khuyên Trưởng khoa Nội tiết – Bệnh viện Gia An 115 

Điều trị Suy tĩnh mạch Hiểu đúng hiểu đủ

KEM BÔI PHÙ HỢP VỚI GIAI ĐOẠN NÀO CỦA SUY GIÃN TĨNH MẠCH

BS.CKI. Lê Ngọc Hồng Nhung Trung tâm chẩn đoán y khoa Medic Hoà Hảo   

Điều trị Suy tĩnh mạch Daflon 500mg

VỚ TĨNH MẠCH GIẢI PHÁP CHO ĐÔI CHÂN SUY GIÃN TĨNH MẠCH

ThS. BS. Nguyễn Thành Sang Khoa Nội tim mạch – Bệnh viện Nhân Dân Gia

Điều trị Suy tĩnh mạch Daflon 500mg

THUỐC TĨNH MẠCH 500mg CÓ CƠ CHẾ KHÁNG VIÊM TẠI GỐC RỄ

ThS. BS. Phạm Văn Cường Bệnh viện Bạch Mai    Thuốc tĩnh mạch từ Pháp

Sống khỏe cùng suy tĩnh mạch Hiểu đúng hiểu đủ Điều trị Suy tĩnh mạch Sống khỏe

TẠI SAO SUY TĨNH MẠCH LẠI ĐƯỢC KHUYÊN UỐNG ĐỦ NƯỚC?

ThS. BS. Phạm Văn Cường Bệnh viện Bạch Mai    Ổn định nhiệt độ của

LIÊN HỆ ĐỂ BÁO CÁO CẢNH GIÁC DƯỢC






    Không quá 400 từ.