Những năm gần đây xuất hiện thêm một phương pháp điều trị suy tĩnh mạch mới là keo sinh học – VenaSeal. Cùng Daflon 500mg tìm hiểu phương pháp này nhé
1. KEO SINH HỌC LÀ GÌ? KEO SINH HỌC CÓ TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI TÌNH TRẠNG GIÃN TĨNH MẠCH? 2. THỦ THUẬT THỰC HIỆN KẾT DÍNH THÀNH TĨNH MẠCH BẰNG KEO SINH HỌC |
1. KEO SINH HỌC LÀ GÌ? KEO SINH HỌC CÓ TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI TÌNH TRẠNG GIÃN TĨNH MẠCH?
Keo sinh học VenaSeal là một loại keo y tế có thành phần là chất hóa học với tên gọi: Cyanoacrylate. Trong điều trị suy giãn tĩnh mạch, Cyanoacrylate được bơm vào lòng tĩnh mạch bị bệnh thông qua một ống thông nhỏ. Từ đó, theo cơ chế polyme hóa [1], chất này sẽ gây kết dính thành tĩnh mạch, đóng lại các tĩnh mạch hư hỏng.
Máu tại đây sẽ chuyển sang các tĩnh mạch khỏe mạch khác và tiếp tục lưu thông. Các triệu chứng của suy tĩnh mạch như ĐAU CHÂN, SƯNG CHÂN, NẶNG CHÂN, tăng nặng về cuối ngày và chuột rút về đêm nhờ đó được cải thiện.
2. THỦ THUẬT THỰC HIỆN KẾT DÍNH THÀNH TĨNH MẠCH BẰNG KEO SINH HỌC
Phương pháp này sử dụng thủ thuật khá đơn giản, không đòi hỏi trang thiết bị hiện đại, phức tạp. Bác sĩ sẽ quan sát hình ảnh các mạch máu thông qua màn hình siêu âm và thao tác cùng với bộ công cụ chuyên dụng. Bệnh nhân sẽ được gây tê tại vị trí da phía trên tĩnh mạch bị bệnh, sau đó, một ống thông được luồn vào các tĩnh mạch này và keo sinh học được bơm vào để kết dính các thành tĩnh mạch.
3. CHỈ ĐỊNH, CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Keo sinh học được chỉ định đối với các trường hợp tĩnh mạch giãn dưới 15 mm. Ngoài ra, phương pháp này chỉ được áp dụng với người suy tĩnh mạch từ cấp độ 2 trở lên, không dùng cho những tĩnh mạch nằm sát dưới da. Đặc biệt chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ cũng như tại các cơ sở được cấp phép thủ thuật này.
Chống chỉ định tuyệt đối keo sinh học trong các trường hợp:
• Người bệnh dị ứng với Cyanoacrylate.
• Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới.
• Nhiễm trùng huyết cấp tính.
4. ƯU – NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG KEO SINH HỌC
Phương pháp sử dụng keo sinh học đã được ứng dụng tại nhiều quốc gia như Singapore, Mỹ, Canada,… Tại Việt Nam, phương pháp này vẫn còn khá mới lạ. Đây là phương pháp ngoại khoa ít xâm lấn. Tuy nhiên, không giống như phương pháp điều trị suy tĩnh mạch bằng tia laser hay sóng cao tần, phương pháp này không có sự can thiệp của nhiệt. Do đó, người bệnh sẽ không gặp phải nguy cơ bỏng da hay tổn thương thần kinh.
– Thủ thuật ít gây đau, thời gian thực hiện ngắn, khoảng 15-20 phút cho một ca điều trị.
– Phương pháp này đặc biệt ý nghĩa với các trường hợp:
• Người bệnh có chỉ định phẫu thuật nhưng không thực hiện được do yếu tố tâm lý.
• Nguy cơ khi gây tê tủy sống hoặc gây mê.
• Loét chân ngay vị trí rạch da khi phẫu thuật.
– Hiệu quả đóng hoàn toàn tĩnh mạch bị giãn trong vòng 6 tháng sau khi can thiệp cao nhất so với các liệu pháp điều trị bằng laser, sóng cao tần, liệu pháp xơ hóa và phẫu thuật. [2]
– Phản ứng quá mẫn xảy ra ở 6,0 % bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp sử dụng keo sinh học, nhưng hầu hết đều nhẹ và tự khỏi. Phản ứng nghiêm trọng là không phổ biến. [3] Ngoài ra, phương pháp này cũng được cho rằng có ít tác dụng phụ sau can thiệp hơn các phương pháp ngoại khoa khác. [2]
– Sau khi thực hiện thủ thuật, bệnh nhân có thể đi lại và sinh hoạt bình thường.
– Ngoài ra, khác với các phương pháp như chích xơ hay phẫu thuật, bệnh nhân không cần đeo vớ y khoa sau khi điều trị. [4]
Những đặc điểm trên là ưu thế không thể bác bỏ của keo sinh học. Tuy nhiên trở ngại lớn nhất khi thực hiện phương pháp này chính là vấn đề chi phí. Ở giai đoạn mới được áp dụng tại Việt Nam, chi phí điều trị có thể lên tới 50 triệu đồng cho một ca bệnh. Hiện tại, để đảm bảo việc điều trị phù hợp với khả năng tài chính, bạn nên tìm hiểu trực tiếp chi phí tại các bệnh viện để tìm được lựa chọn tốt nhất.
Sau khi thực hiện điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng keo sinh học, bạn cần áp dụng một chế độ sống khoa học, bao gồm: bổ sung vitamin C, E, Magie, kẽm vào chế độ ăn, uống nhiều nước. Vận động nhẹ nhàng thông qua các môn thể thao được khuyến cáo hoặc các bài tập tại nhà cho người suy tĩnh mạch. Loại bỏ các thói quen xấu như: mặc quần bó, mang giày cao gót, ngồi vắt chéo chân,… Ngoài ra, nên phối hợp sử dụng thêm thuốc trợ tĩnh mạch và vớ y khoa để duy trì hiệu quả điều trị tốt nhất. Đừng chủ quan với sức khỏe dù là những vấn đề nhỏ nhất!
Bài viết có sử dụng hình ảnh từ Internet.
Tài liệu tham khảo:
[1] www.researchgate.net/publication/333932574_Cyanoacrylate_glue_in_treatment_of_varicose_veins
[2] Kolluri R, Chung J, Kim S, et al. Network meta-analysis to compare VenaSeal with other superficial venous therapies for chronic venous insufficiency. J Vasc Surg Venous Lymphat Disord. 2020 May;8(3):472-481.e3.
[3] Gibson K, Minjarez R, et al. Frequency and severity of hypersensitivity reactions in patients after VenaSeal™ cyanoacrylate treatment of superficial venous insufficiency. Phlebology. 2020 Jun;35(5):337-344.
[4] www.phlebolymphology.org/venaseal-closure-system-for-varicose-veins/