BỆNH TRĨ VÀ NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

BS CKI. Lâm Công Minh
Khoa Nội tiêu hóa
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương 

 

Bệnh Trĩ không còn mấy xa lạ và tỷ lệ mắc phải khá cao ở Việt Nam. Tuy vậy có rất nhiều thắc mắc liên quan đến trĩ như trĩ là gì, trĩ có hết không? Đọc ngay bài viết bên dưới để có câu trả lời bạn nhé!

  Câu hỏi 1: Trĩ & bệnh trĩ là gì? 
  Câu hỏi 2: Bệnh trĩ có lây nhiễm không? 
  Câu hỏi 3: Bệnh trĩ có nguy hiểm không?
  Câu hỏi 4: Bệnh trĩ có di truyền không? 
  Câu hỏi 5: Mắc bệnh trĩ có quan hệ được không? 
  Câu hỏi 6: Phân độ bệnh trĩ như thế nào? 
  Câu hỏi 7: Các yếu tố nguy cơ nguy cơ mắc bệnh Trĩ là gì? 
  Câu hỏi 8: Đâu là các biểu hiện của triệu chứng bệnh trĩ? 
  Câu hỏi 9: Các biến chứng phổ biến của bệnh trĩ là gì? 
  Câu hỏi 10: Điều trị bệnh trĩ như thế nào? 

Câu hỏi 1: Trĩ & bệnh trĩ là gì?  

Trĩ là tình trạng của một hệ thống mạch máu từ tiểu động mạch, tĩnh mạch, thông nối động tĩnh mạch đến cơ trơn và mô liên kết được lót bởi lớp biểu mô bình thường của ống hậu môn. Tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên như rặn đi cầu, kèm ứ máu liên tục sẽ dẫn đến phình giãn và tạo các búi trĩ vào trong lòng ống hậu môn. Khi các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ ngày càng bị suy yếu, các búi trĩ tụt dần ra khỏi lỗ hậu môn dẫn đến Sa trĩ. Hiểu một cách đơn gin, bệnh trĩ là tình trạng giãn ra của các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng dưới. 

Bệnh trĩ rất phổ biến tại Việt Nam với tỷ lệ 30-50% xảy ra ở lứa tuổi 30-60 kể cả nam giới và nữ giới, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh trĩ nhiều hơn nam giới (chiếm 61%) theo nghiên cứu của Hội Hậu môn trực tràng học Việt Nam.

Tỷ lệ người mắc bệnh trĩ ở Việt Nam hiện nay ngày càng tăng, nguyên nhân phần lớn đến từ chế độ ăn uống và thói quen ngồi nhiều, ít vận động. 

Câu hỏi 2: Bệnh trĩ có lây nhiễm không?  

Bệnh trĩ không phải là bệnh hình thành do sự xâm nhập của các tác nhân như nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn, tạp trùng.  

Như vậy, có thể khẳng định rằng đây hoàn toàn không phải là bệnh có khả năng lây nhiễm dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả sinh hoạt tình dục. Vì thế, người bị bệnh trĩ hãy yên tâm sống thoải mái, vui vẻ, không cần phải lo lắng đến nguy cơ mình lây bệnh cho những người xung quanh. 

Câu hỏi 3: Bệnh trĩ có nguy hiểm không? 

Bệnh trĩ là bệnh lý lành tính, tuy nhiên bệnh lý nào của cơ thể cũng gây nên những bất lợi nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Ví dụ như biến chứng hoại tử búi trĩ, nếu không được can thiệp sớm có thể gây nhiễm trùng lan rộng vùng hậu môn và gây nhiễm trùng máu. Không nên chủ quan hay ngại đi khám khi có các vấn đề về trĩ bạn nha.  

Câu hỏi 4: Bệnh trĩ có di truyền không? 

Bệnh này hoàn toàn không phải là do di truyền. Tức là nếu cha mẹ mắc bệnh thì khả năng con cái sinh ra mắc bệnh là không cao. Việc nhiều người trong gia đình mắc bệnh có thể do chế độ ăn uống và sinh hoạt của các thành viên trong gia đình khá giống nhau. 

Câu hỏi 5: Mắc bệnh trĩ có quan hệ được không? 

Người mắc bệnh trĩ vẫn sinh hoạt tình dục bình thường, tuy nhiên khi quan hệ tình dục bằng đường hậu môn, tình trạng giao hợp có thể gây đau và khiến triệu chứng nặng hơn. Sự thâm nhập trong quá trình giao hợp có thể gây nhiều tác động tiêu cực tới bệnh trĩ như gây kích ứng trĩ, dẫn tới tình trạng chảy máu. Hơn nữa, hình thức giao hợp này có thể làm rách niêm mạc hậu môn, tạo ra các vết nứt hậu môn và chảy máu làm tăng nguy cơ nhiễm một số bệnh truyền nhiễm. 

Câu hỏi 6: Phân độ bệnh trĩ như thế nào? 

Bệnh trĩ có thể phát triển bên trong trực tràng gọi là trĩ nội hoặc dưới da xung quanh hậu môn gọi là trĩ ngoại.  

Hình: Trĩ gồm trĩ nội (trên đường lược), trĩ ngoại (dưới đường lược)  

Trĩ nội: Là tình trạng búi trĩ xuất hiện từ phía trên đường lược (là đường hình răng cưa, ranh giới giữa lớp trong cùng (biểu mô) của hậu môn và trực tràng. Và trĩ nội nằm bên trong trực tràng nên ở giai đoạn sớm không thể nhìn thấy và chỉ phát hiện khi đi tiêu ra máu, hay trĩ to và sa ra khi đi tiêu.   

Dựa vào sự tiến triển,  trĩ nội được phân thành 4 độ bạn có thể tìm hiểu tại đây! 

Hình: 4 phân độ trĩ nội  

Trĩ ngoại: Là tình trạng búi trĩ xuất hiện ở phía dưới đường lược, và nằm bên dưới lớp da của hậu môn. Trĩ ngoại có thể nhìn thấy, sờ thấy và thường gây ra tình trạng đau rát, khó chịu nhiều hơn trĩ nội do vùng tổn thương tiếp xúc, cọ xát trực tiếp với các tác nhân bên ngoài như trang phục, ghế ngồi. 

Câu hỏi 7: Các yếu tố nguy cơ nguy cơ mắc bệnh Trĩ là gì? 

  • Ngồi nhiều, ít vận động, đặc biệt là dân văn phòng 

  • Uống ít nước, uống nhiều rượu bia. Hay ăn đồ cay nóng, chế độ ăn thiếu rau xanh và chất xơ 

  • Mắc bệnh béo phì hay phụ nữ mang thai tăng áp lực từ vùng bụng  

  • Người tuổi cao, cấu trúc mô nâng đỡ các tĩnh mạch hậu môn và trực tràng bị căng giãn, nhão và lỏng lẻo. 

  • Táo bón  thường xuyên. Thói quen ngồi bồn cầu lâu hoặc rặn nhiều khi đi đại tiện 

  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn 

Câu hỏi 8: Đâu là các biểu hiện của triệu chứng bệnh trĩ? 

  • Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi tiêu và xuất hiện ngoài hậu môn thường xuyên. Khó chịu, đau rát hậu môn tăng dần theo sự tiến triển của búi trĩ.  

  • Búi trĩ bị tắc mạch hoặc bị sa nghẹt gây sưng đau 

  • Đại tiện bị chảy máu nhưng không đau. Tùy mức độ chảy máu, bệnh nhân có thể chỉ thấy máu thấm giấy vệ sinh, hoặc nhỏ giọt hay máu bắn thành tia, càng rặn thì càng chảy nhiều máu. 

  • Thường xuyên bị kích thích hoặc ngứa hậu môn. Triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng bị nhiễm giun kim.  

Câu hỏi 9: Các biến chứng phổ biến của bệnh trĩ là gì? 

  • Thiếu máu: Thường xuyên chảy máu hậu môn có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu mãn, suy giảm các chỉ số hồng cầu trong máu. Những trường hợp nặng, người bệnh cần truyền máu hoặc nhập viện điều trị. 
  • Xuất huyết do trĩ ở nam giới thường nghiêm trọng hơn nữ. Nguyên nhân là do đường hậu môn ở nữ không sâu, trĩ nội sớm lòi ra ngoài, giúp phát hiện và điều trị sớm. Trong khi đó, đường hậu môn ở nam giới sâu hơn nên khó phát hiện, một khi tiêu ra máu thì búi trĩ đã rất to, mất máu nhiều và khó điều trị. 
  • Trĩ sa nghẹt: Búi trĩ thò ra ngoài hậu môn và không thể thụt vào trong có thể gây tắc các mạch máu. Bệnh nhân thấy búi trĩ sưng to, căng đỏ, không thể dùng tay đẩy vào do rất đau. Tình trạng này có thể dẫn đến biến chứng hoại tử búi trĩ. 
  • Tắc mạch: Cục máu đông rất dễ hình thành trong mạch máu của búi trĩ khi tình trạng máu lưu thông bị ứ trệ. Biến chứng này gây đau, và sẽ nặng hơn khi có hoại tử.  
  • Viêm loét, nhiễm trùng: Viêm da quanh hậu môn, viêm nhú hoặc viêm khe gây ngứa ngáy, đau rát vùng hậu môn thường hay gặp. Đây được liệt kê là biến chứng nặng dẫn đến nhiễm trùng, khi có loét hoặc hoại tử búi trĩ, làm vết thương tiếp xúc với phân chứa lượng lớn vi trùng dẫn đến nhiễm trùng huyết. 
  • Ung thư đại trực tràng: Có mối liên hệ rõ ràng giữa bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng: Người mắc bệnh trĩ có nguy cơ ung thư đại trực tràng gấp 2,9 lần người bình thường hoặc người mắc các bệnh lý khác, điều trị bệnh trĩ giúp giảm 50% nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. “Nghiên cứu kéo dài suốt 10 năm 2000-2010 của Đại học Y Khoa Đài Loan” 

Câu hỏi 10: Điều trị bệnh trĩ như thế nào? 

Hậu môn là cửa ngõ cuối cùng để đào thải cặn bã từ thức ăn nếu để lâu có thể gây nhiều hệ lụy cho đường tiêu hóa. Khi nhận thấy có bất cứ triệu chứng gì về trĩ nên đến cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám và tư vấn. 

Tùy thuộc mức độ của triệu chứng, bệnh lý đi kèm và tình trạng chung của mỗi người bệnh nhằm đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Tối ưu hóa và ưu tiên cho điều trị nội khoa không xâm lấn           

Điều trị nội khoa: Điều trị nội khoa được xem như nền tảng ở tất cả các giai đoạn của bệnh trĩ từ độ I đến độ IV cũng như trước – sau can thiệp & phòng ngừa tái phát. Một trong những mục tiêu quan trọng nhất là KIỂM SOÁT VÀ HẠN CHẾ TÁO BÓN HAY MÓT RẶN. Phân cứng có thể gây chảy máu và rách hậu môn hay việc mót rặn nhiều khi đại tiện có thể làm nặng hơn tình trạng bệnh trĩ hiện có và dễ phát sinh thêm bệnh trĩ mới.  

  • Thay đổi lối sống gồm bổ sung chất xơ (ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt), uống đủ nước từ 2 lít mỗi ngày.  
  • Ngâm hậu môn trong nước ấm từ 10 – 15 phút mỗi lần, 2-3 lần một ngày. Tránh vận động nặng, ngồi hoặc đứng lâu. 
  • Dùng thuốc 
    • Thuốc tăng cường thành mạch, chống viêm: MPFF (Daflon) là một trong những thuốc được nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả trong điều trị các giai đoạn bệnh trĩ. Thuốc có tác dụng làm giảm sức căng và tình trạng ứ trệ của tĩnh mạch, bảo vệ, làm tăng cường trương trực của các mạch máu nhỏ 
    • Thuốc giảm đau, kháng viêm: paracetamol, tramadol, NSAID, corticoid. 
    • Thuốc điều trị tại chỗ: Dùng thuốc bôi – đặt hoặc thuốc cải thiện tuần hoàn máu giảm ngứa, đau rát tại chỗ 
    • Thuốc nhuận tràng: ngăn ngừa các vấn đề về táo bón  

 

Điều trị thủ thuật và phẫu thuật: Các búi trĩ to ra với phân độ III và IV dễ gây biến chứng chảy máu. Việc điều trị nội khoa không còn tác dụng, việc can thiệp thủ thuật/ phẫu thuật có thể loại bỏ được búi trĩ, ngăn chặn kịp thời các biến chứng nguy hiểm. Dù vậy, điều trị nội khoa vẫn được khuyến cáo là nền tảng giúp giảm triệu chứng cấp và hỗ trợ thuận lợi cho quá trình can thiệp được hiệu quả tối ưu 

  • Thắt dây cao su: Dùng dây cao su để thắt gốc búi trĩ, sau 1 tuần búi trĩ sẽ khô và rụng khỏi hậu môn. Thủ thuật này chỉ áp dụng cho bệnh trĩ nhẹ. 

  • Chích xơ: Tiêm hóa chất vào mô trĩ để làm teo búi trĩ. 

  • Phương pháp phẫu thuật Longo: Bác sĩ phẫu thuật cắt và treo búi trĩ bằng một loại máy chuyên dụng. Phẫu thuật này ít đau và thời gian phục hồi nhanh. 

Hình: Phẫu thuật Longo  

  • Phẫu thuật cắt trĩ kinh điển: Thường dùng cho trĩ hỗn hợp (cả trĩ nội và trĩ ngoại), trĩ biến chứng tắc mạch, sa nghẹt. Phương pháp này tạo ra vết thương vùng hậu môn, cần thời gian vài tuần để lành hẳn và gây đau. Tuy nhiên, hiện nay có thể sử dụng dao siêu âm cắt trĩ để hạn chế phỏng mô và đau sau mổ 

Bệnh trĩ là bệnh lý tiêu hóa lành tính nhưng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu bệnh kéo dài và không được điều trị đúng cách. Nên chủ động phòng ngừa trĩ bằng cách thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động khoa học, chủ động thăm khám để phát hiện sớm bệnh trĩ giúp cho quá trình điều trị dễ dàng và khả năng khỏi bệnh cao, tiết kiệm được thời gian và chi phí điều trị. Theo dõi thêm website daflon.com.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích bạn nhé!  

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kiến thức -Luyện tập

BẠN CHỌN TẾT NỘI HAY TẾT NGOẠI

Điều trị Kiến thức -Luyện tập Trĩ ngoại Trĩ nội

BỆNH NÀO CÓ THỂ DẪN ĐẾN BỆNH TRĨ?

Vương Đình Tuyển Bệnh viện Quận 4    Bệnh trĩ dù lành tính nhưng có

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

BỆNH TRĨ CÓ THỂ KHỎI HOÀN TOÀN?

BS. Bùi Quang Anh Chiêu Khoa Ngoại tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

TRIỆU CHỨNG GIÚP CHUẨN ĐOÁN BỆNH TRĨ CHÍNH XÁC

BS. Hoàng Anh Bắc Phó trưởng khoa Ngoại tiêu hóa,  Bệnh viện Thống Nhất  Triệu

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

GIẢI MÃ NGUỒN GỐC VÀ NHỮNG SỰ THẬT VỀ CÂU NÓI “THẬP NHÂN CỬU TRĨ”

BS CKII. Đặng Thanh Phú Trưởng khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Quận Tân Phú 

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

LƯU Ý CẦN BIẾT KHI SỬ DỤNG KEM BÔI, VIÊN ĐẶT HẬU MÔN

ThS. BS. Lưu Tuấn Thành Chuyên khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện đa khoa Medlatec 

Kiến thức -Luyện tập Trĩ ngoại Trĩ nội

BẠN CÓ BIẾT? BỆNH TRĨ CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ MÀ KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT!

ThS. BS. Trần Đức Cảnh Khoa Nội soi bệnh viện K Trung Ương Cố vấn

Kiến thức -Luyện tập Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

ĐẠI TIỆN RA MÁU: ĐỪNG CHỦ QUAN!

Ths. Bs. Lưu Quang Dũng Khoa Ngoại tiêu hóa – BV Đại học Y Hà

Liên hệ nhận tư vấn






    Không quá 400 từ.