BỆNH TRĨ: CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ PHẦN 1  

ThS. BS. Nguyễn Trí Cương
Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội
Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn  

Tại Việt Nam, bệnh t đứng đầu (chiếm 85%) trong các bệnh lý hậu môn – trực tràng gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống. Người bệnh trĩ thường tự tìm kiếm điều trị trên mạng hoặc nghe người thân, bạn bè hướng dẫn tự điều trị (đắp lá, bôi thuốc không rõ nguồn gốc…) để lại nhiều hậu quả nguy hiểm. Đọc ngay bài viết bên dưới để hiểu đúng – hiểu đủ trĩ và bệnh trĩ là gì và có những biến chứng nào nhé!

  1. Tổng quan về trĩ và bệnh trĩ 
  2. Các triệu chứng của bệnh trĩ 
  3. Phân độ trĩ 
  4. Các sai lầm hay gặp của người bệnh 

1. Tổng quan về trĩ và bệnh trĩ  

Trĩ là cấu trúc giải phẫu bình thường, bản chất là các đám rối tĩnh mạch nằm dưới niêm mạc (gọi là đám rối trĩ nội) hoặc dưới da (gọi là đám rối trĩ ngoại) của vùng trực tràng – hậu môn. Trĩ trở thành bệnh lý khi có sự giãn nở bất thường và biến dạng của kênh mạch máu khiến các búi tĩnh mạch này lệch xa khỏi vị trí giải phẫu bình thường, kèm theo phản ứng viêm và sự tăng sinh mạch máu.  


Hình: Cấu trúc hậu môn 

Bệnh trĩ là một trong những bệnh phổ biến nhất trong cộng đồng là bệnh lý đường tiêu hóa điều trị ngoại trú đứng hàng thứ tư (3,3 triệu lượt khám cấp cứu tại Hoa Kỳ. Tại Việt Nam, bệnh trĩ gặp ở 35-50% dân số cũng là bệnh đứng đầu (chiếm 85%) trong các bệnh lý hậu môn – trực tràng.  

Trĩ tuy là một bệnh lành tính nhưng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống, công việc, năng suất lao động của người bệnh. 

2. Các triệu chứng của bệnh trĩ  

Bệnh trĩ chia thành hai loại triệu chứng là cơ năng và thực thể  

Triệu chứng cơ năng 

Khoảng 40% người mắc bệnh trĩ không có triệu chứng. Các triệu chứng cơ năng thường gặp bao gồm: đau rát hậu môn, đại tiện phân dính máu, sa búi trĩ… 

  • Trĩ nội: Chảy máu khi đại tiện là triệu chứng phổ biến nhất. Máu đỏ tươi, chảy thành tia, nhỏ giọt hoặc dính vào giấy vệ sinh khi chùi, số lượng thường ít, một số trường hợp chảy máu nhiều khiến người bệnh phải đến viện khám cấp cứu.  
  • Trĩ ngoại: Đau hơn so với trĩ nội. Người bệnh thường thấy khối quanh hậu môn, dễ sờ thấy. Khối có thể tăng kích thước, mức độ đau theo thời gian. Có thể chảy máu khi xuất hiện vết loét từ việc hoại tử búi trĩ; máu này xu hướng sẫm màu hơn, đông hơn so với trĩ nội. 
  • Sa búi trĩ: Búi trĩ nội có thể tự co lên hoặc phải dùng tay đẩy lên hoặc sa thường xuyên tùy mức độ. Có thể kèm chảy dịch nhầy hậu môn, ngứa, cảm giác đầy tức ở hậu môn… gây khó chịu. Triệu chứng đau ít nổi bật hơn so với trĩ ngoại, nhưng có thể xảy ra khi trĩ nội bị sa nghẹt gây thiếu máu cục bộ các búi trĩ. 

Triệu chứng thực thể 

  • Bằng việc quan sát và thăm khám hậu môn trực tràng (như soi hậu môn hay quay video tống phân), có thể đánh giá được các búi trĩ ngoại/ trĩ nội sa ra ngoài kèm các tổn thương khác như da thừa hậu môn, nứt kẽ, viêm vùng hậu môn, u, polyps… 

3. Phân độ trĩ  

Phân độ trĩ nội theo Goligher được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Trĩ nội được phân thành 4 độ theo mức độ sa 

  • Độ 1: búi trĩ lồi lên nhưng nằm hoàn toàn trong ống hậu môn, chưa sa ra ngoài, chỉ quan sát được khi thăm khám – nội soi ống hậu môn 
  • Độ 2: búi trĩ sa ra ngoài lỗ hậu môn khi đi đại tiện nhưng tự co vào trong ống hậu môn sau khi đi đại tiện 
  • Độ 3: búi trĩ sa ra ngoài lỗ hậu môn khi đại tiện hoặc khi ngồi xổm lâu, đi lại nhiều, làm việc nặng. búi trĩ không tự co vào, phải dùng tay đẩy lên. 
  • Độ 4: búi trĩ sa thường xuyên bên ngoài lỗ hậu môn, không đẩy vào được 


Hình: Phân loại trĩ ngoại và các phân độ trĩ nội 

Các biến chứng có thể xảy ra khi mắc bệnh trĩ:  

  • Trĩ tắc mạch: Đây là biến chứng thường gặp nhất, triệu chứng điển hình là đau cấp vùng hậu môn. Trĩ ngoại tắc mạch biểu hiện bằng một khối tím, ấn đau, nằm dưới da vùng hậu môn. Trĩ nội ít gặp tắc mạch hơn, biểu hiện là các cục máu đông màu tím nằm dưới niêm mạc búi trĩ nội khi thăm khám. 
  • Sa trĩ nghẹt: Khi búi trĩ nội sa ra ngoài và mắc kẹt, cơ thắt bóp nghẹt, phù nề, thiếu máu búi trĩ gây viêm, hoại tử, chảy máu. Bệnh nhân cảm thấy đau tức hậu môn dữ dội, sờ thấy búi trĩ căng mọng, tím đau vùng hậu môn 

4. Các sai lầm hay gặp của người bệnh  

  • Đau rát hậu mônđại tiện phân ra máu còn có thể là triệu chứng của các bệnh lý khác (nứt kẽ hậu môn, áp xe cạnh hậu môn, viêm loét trực tràng- ống hậu môn, ung thư trực tràng – hậu môn…).  
  • Nhiều trường hợp, người bệnh đến khám muộn vì cho rằng các triệu chứng này đơn giản là của bệnh trĩ. Người bệnh có thể được làm thêm nội soi trực tràng hoặc đại tràng hoặc chụp phim để chẩn đoán xác định tổn thương tùy từng trường hơp. 
  • Người bệnh thường tự tìm kiếm trên mạng hoặc nghe người thân, bạn bè hướng dẫn tự điều trị (đắp lá, bôi thuốc không rõ nguồn gốc…) để lại nhiều hậu quả nguy hiểm, khó điều trị như viêm loét ống hậu môn, nhiễm trùng, chảy máu búi trĩ, hẹp hậu môn… 

Trong phần 1 này chắc hẳn bạn đã hiểu rõ về bệnh cũng như những sai lầm mà chúng mình thường mắc phải về bệnh lý khó nói này. Vì vậy để tìm hiểu các phương pháp điều trị ứng với từng phân độ trĩ, đọc ngay bài viết này nhé  

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kiến thức -Luyện tập

BẠN CHỌN TẾT NỘI HAY TẾT NGOẠI

Điều trị Kiến thức -Luyện tập Trĩ ngoại Trĩ nội

BỆNH NÀO CÓ THỂ DẪN ĐẾN BỆNH TRĨ?

Vương Đình Tuyển Bệnh viện Quận 4    Bệnh trĩ dù lành tính nhưng có

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

BỆNH TRĨ CÓ THỂ KHỎI HOÀN TOÀN?

BS. Bùi Quang Anh Chiêu Khoa Ngoại tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

TRIỆU CHỨNG GIÚP CHUẨN ĐOÁN BỆNH TRĨ CHÍNH XÁC

BS. Hoàng Anh Bắc Phó trưởng khoa Ngoại tiêu hóa,  Bệnh viện Thống Nhất  Triệu

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

GIẢI MÃ NGUỒN GỐC VÀ NHỮNG SỰ THẬT VỀ CÂU NÓI “THẬP NHÂN CỬU TRĨ”

BS CKII. Đặng Thanh Phú Trưởng khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Quận Tân Phú 

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

LƯU Ý CẦN BIẾT KHI SỬ DỤNG KEM BÔI, VIÊN ĐẶT HẬU MÔN

ThS. BS. Lưu Tuấn Thành Chuyên khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện đa khoa Medlatec 

Kiến thức -Luyện tập Trĩ ngoại Trĩ nội

BẠN CÓ BIẾT? BỆNH TRĨ CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ MÀ KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT!

ThS. BS. Trần Đức Cảnh Khoa Nội soi bệnh viện K Trung Ương Cố vấn

Kiến thức -Luyện tập Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

ĐẠI TIỆN RA MÁU: ĐỪNG CHỦ QUAN!

Ths. Bs. Lưu Quang Dũng Khoa Ngoại tiêu hóa – BV Đại học Y Hà

Liên hệ nhận tư vấn






    Không quá 400 từ.