BỆNH NÀO CÓ THỂ DẪN ĐẾN BỆNH TRĨ?

Vương Đình Tuyển
Bệnh viện Quận 4 

 

Bệnh trĩ dù lành tính nhưng có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và gây mất chất lượng cuộc sống nếu người bệnh tự chẩn đoán tự điều trị. Cùng tìm hiểu ngoài các yếu tố nguy cơ, bệnh nào có thể dẫn đến bệnh trĩ nhé!

1. Khi những bệnh thường gặp lại trở thành nguyên nhân gây ra bệnh trĩ
2. Các dấu hiệu thường gặp của bệnh trĩ
3. Điều trị bệnh trĩ khi có các bệnh mắc kèm
4. Phòng ngừa bệnh trĩ tái phát

1. Khi những bệnh thường gặp lại trở thành nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Bệnh lý trĩ có nguyên nhân chính do áp lực quá lớn lên các mạch máu ở khu vực hậu môn, gây ra sự phình to và viêm nhiễm. Một số bệnh lý là yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng này bao gồm: 

  • Táo bón: Táo bón trong thời gian dài tạo áp lực lớn lên tĩnh mạch khu vực hậu môn trực tràng. Song song đó kích thước khối phân lớn và cứng gây tổn thương hệ thống búi trĩ tại hậu môn trực tràng gây chảy máu, viêm nhiễm và sa giãn cấu trúc.  
  • Tiêu chảy: Tương tự như táo bón, tiêu chảy lâu ngày cũng gây ra các triệu chứng của bệnh trĩ do việc đại tiện liên tục, áp lực ổ bụng tăng cao thương xuyên cũng qua những tổn thương ở tĩnh mạch hậu môn trực tràng gây ra các triệu chứng của bệnh trĩ 
  • Bệnh lý về gan: xơ gan, ung thư gan, … gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa từ đó gia tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn trực tràng. 
  • Tiểu đường: Người mắc tiểu đường thường có nguy cơ cao hơn bị bệnh lý trĩ do tình trạng đường máu bất ổn. 
  • COPD: Tắc nghẽn phổi mạn tính khiến tình trạng khó thở, ho kéo dài. Tình trạng này làm áp lực ổ bụng tăng cao cũng là nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bệnh trĩ 
  • Các bệnh lý ung thư, khối u khu vực sàn chậu: Tiến triển của khối u xung quanh hậu môn trực tràng khiến tĩnh mạch bị chèn ép, cấu trúc cơ học khu vực búi trĩ trở nên lỏng lẻo, sa giãn. 

2. Các dấu hiệu thường gặp của bệnh trĩ

Triệu chứng của bệnh trĩ có thể thay đổi tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Một số triệu chứng phổ biến bao gồm: 

  • Ra máu khi đại tiện: Một trong những triệu chứng thường gặp nhất là ra máu tươi hoặc đậm màu đỏ ra trước phân hoặc sau phân khi đại tiện. Máu cũng có thể tìm thấy khi chùi bằng giấy. 
  • Ngứa và đau ở khu vực hậu môn: đây là 2 dấu hiệu thường gặp khác do viêm, tổn thương gây ra ở người có bệnh trĩ 
  • Chảy dịch: tĩnh mạch xảy ra quá trình viêm, gây thoát dịch do đó có có dịch thoát ra, ẩm ướt rất khó chịu 
  • Sa lồi khối ở hậu môn: tình trạng thường thấy do cấu trúc tĩnh mạch bị sa giãn, tùy vào mức độ sa mà các bác sĩ chuyên khoa có thể có những quyết định điều trị phù hợp khác nhau đảm bảo tối đa chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

Một số dấu hiệu phổ biến khi mắc bệnh trĩ  

3. Điều trị bệnh trĩ khi có các bệnh mắc kèm

Do có các bệnh mắc kèm, nên chuyên gia y tế sẽ có chiến lược điều trị phù hợp để cân bằng vừa đảm bảo điều trị các bệnh mắc kèm, vừa đẩy lùi triệu chứng của bệnh trĩ.  

Người bệnh sử dụng nhiều thuốc 

3.1. Điều trị nội khoa: Là nền tảng ở tất cả các giai đoạn của bệnh trĩ. 

Lối sống, sinh hoạt & ăn uống:

  • Chế độ ăn nhiều chất xơ đối với người trẻ, ăn mềm với người lớn tuổi. Hạn chế các chất kích thích như rượu, ớt.  
  • Tránh hoạt động quá mạnh, tránh ngồi nhiều hoặc đứng quá lâu.  
  • Thay đổi thói quen đại tiện, thời gian từ 5 – 10 phút và vệ sinh bằng nước thay cho giấy. 
  • Ngâm hậu môn trong nước ấm giúp cải thiện triệu chứng của bệnh trĩ 

Dùng thuốc: 

  • Thuốc toàn thân: Các thuốc trợ tĩnh mạch, kháng viêm tại gốc rễ tĩnh mạch, bền vững thành mạch như MPFF (Phân đoạn flavonoid vi hạt tinh chế) 1000mg. Giúp giảm chảy máu, giảm đau, giảm phù nề. Đặc biệt việc dùng thuốc toàn thân phải đảm bảo không có tương tác, không gây ra các tác dụng phụ do người bệnh đang có những bệnh mắc kèm khác. 
  • Thuốc tại chỗ: Các kem bôi hay viên đặt hậu môn trực tràng giúp bảo vệ, bôi trơn, ngăn chảy máu & lành thương như kem bôi/ viên đặt Linaflon 

Kem bôi viên đặt Linaflon lành thương nhanh 

3.2. Điều trị ngoại khoa: 

Đối với các trường hợp trĩ có các biến chứng huyết khối: nên được can thiệp sớm bằng cách thực hiện phương pháp cắt bỏ theo các phương pháp kinh điển hoặc phối hợp lấy huyết khối kèm cắt trĩ bằng các phương pháp khác. 

Thủ thuật thắt búi trĩ bằng dây thun hoặc chích xơ mạch máu đến nuôi búi trĩ, thường được áp dụng cho các trường hợp trĩ mức độ nhẹ. 

  • Chích xơ chỉ định trong “trĩ độ 1 và 2”, không chỉ định cho trĩ ngoại, trĩ có huyết khối, trĩ nội bị viêm loét hoặc hoại tử.  
  • Thắt bằng dây thun – Vòng thắt cao su được đặt bao quanh búi trĩ, thắt gây ra sự thiếu máu cục bộ, búi trĩ bị xơ, teo lại và tự rụng đi. Thắt trĩ nên được tiến hành trên đường lược để hạn chế đau tối đa. 

Các phương pháp phẫu thuật:  

  • Phương pháp Longo được ứng dụng ở nhiều nước châu Âu, châu Á. Phương pháp này đã trở thành một lựa chọn được chấp nhận rộng rãi trong phẫu thuật cắt bỏ trĩ để điều trị “trĩ nội độ 2, 3″. Tìm hiểu thêm tại đây nhé!  
  • Phương pháp khâu triệt mạch THD được thực hiện dưới hướng dẫn siêu âm để làm tắc mạch cung cấp máu cho hậu môn, do đó làm giảm sự phình búi trĩ. 
  • Cắt trĩ bằng các phương pháp kinh điển: Miligan Morgan, Ferguson, White Head, các phương pháp này can thiệp trực tiếp vào búi trĩ nên thường gây đau  

Lưu ý khi điều trị bệnh trĩ có các bệnh mắc kèm: 

  • Các phương pháp can thiệp thủ thuật, phẫu thuật cần được tiến hành tại các cơ sở y tế uy tín với tư vấn chính xác từ bác sĩ chuyên khoa đặc biệt khi có các bệnh mắc kèm. 
  • Không có chỉ định phẫu thuật ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch hoặc những người có viêm đại tràng thể hoạt động.  
  • Phẫu thuật trĩ cấp cứu thường đi kèm tỷ lệ biến chứng cao hơn. 
  • Biến chứng cấp tính liên quan đến điều trị bệnh trĩ bao gồm đau, nhiễm trùng, chảy máu tái phát và bí tiểu do tổn thương bàng quang. Biến chứng muộn bao gồm đại tiện không kiểm soát do tổn thương cho cơ thắt hậu môn trong quá trình mổ xẻ hay hẹp hậu môn. 

4. Phòng ngừa bệnh trĩ tái phát

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát là cân bằng áp lực ổ bụng, giữ cho phân mềm để chúng dễ dàng đi qua lỗ hậu môn. Daflon mách nhỏ bạn một số mẹo sau: 

  • Ăn thực phẩm nhiều chất xơ: Ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên cám ví dụ lúa mì, yến mạch, lúa mạch, ngô, gạo lứt, lúa mạch đen, kê, … giúp làm mềm phân và tăng khối lượng phân. Kết hợp uống 2l nước mỗi ngày để giúp làm mềm phân. 
  • Không rặn mạnh khi đi cầu vì khi cố gắng rặn sẽ tạo ra áp lực lớn hơn lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới làm búi trĩ phình to và dễ chảy máu. 
  • Đi cầu ngay khi có cảm giác mắc cầu. Nếu bỏ lỡ cảm giác mắc đi cầu, niêm mạc trực tràng dần hấp thu nước trong phân bị ứ đọng, phân sẽ trở nên khô, cứng và khó hơn đi cầu hơn. 
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, sử dụng nước hay vòi xịt thay cho giấy 
  • Tập thể dục: Duy trì vận động mỗi ngày để giúp ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch, có thể xảy ra khi đứng lâu hoặc ngồi lâu.  
  • Tránh ngồi lâu. Ngồi quá lâu, đặc biệt là trên bồn cầu, có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn. 

Tóm lại, đa số người bệnh nghĩ rằng có thể tự điều trị trĩ mà không cần đến các cơ sở y yế. Tuy nhiên, đừng quá tự tin vào khả năng tự chẩn đoán của bản thân đặc biệt đối với những người trên 40 tuổi hay có bệnh mắc kèm. Chảy máu từ hậu môn trực tràng ngoài bệnh trĩ còn rất nhiều bệnh lý khác từ lành tính đến ác tính như ung thư đại trực tràng, ung thư ống hậu môn, polyp đại trực tràng. Để phân biệt giữa các bệnh lý này, đọc tại đây nhé! 

Bên cạnh đó, bệnh trĩ còn có thể là triệu chứng của các bệnh lý khác gây nên do sự chèn ép. Chính vì vậy người bệnh đừng chủ quan, nếu gặp bất kì sự thay đổi nào trong thói quen đi tiêu, thay đổi màu sắc phân, phân có lẫn máu nhầy và hỗi hãy tìm đến ngay sự tư vấn của các bác sĩ chuyên ngành để được phát hiện đúng bệnh, điều trị từ sớm. Truy cập ngay website Daflon.com.vn để cập nhật nhiều thông tin quan trọng bạn nhé!  


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Coloproctology” – Tác giả: Ian L. P. Beales, Michael R. Clague, đầu xuất bản năm 2008.
2. “Surgery of the Anus, Rectum, and Colon” – Tác giả: Marc Singer, đầu xuất bản năm 2008.
3. “Trị liệu bệnh trĩ và các bệnh đại tràng” – Tác giả: Trần Quang Trung, đầu xuất bản năm 2014.
4. “Bệnh trĩ: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp điều trị” – Tác giả: GS.TS Nguyễn Quang Trung, đầu xuất bản năm 2014.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kiến thức -Luyện tập

BẠN CHỌN TẾT NỘI HAY TẾT NGOẠI

Kiến thức -Luyện tập Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

BỆNH NÀO CÓ THỂ DẪN ĐẾN BỆNH TRĨ?

Vương Đình Tuyển Bệnh viện Quận 4    Bệnh trĩ dù lành tính nhưng có

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

BỆNH TRĨ CÓ THỂ KHỎI HOÀN TOÀN?

BS. Bùi Quang Anh Chiêu Khoa Ngoại tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

TRIỆU CHỨNG GIÚP CHUẨN ĐOÁN BỆNH TRĨ CHÍNH XÁC

BS. Hoàng Anh Bắc Phó trưởng khoa Ngoại tiêu hóa,  Bệnh viện Thống Nhất  Triệu

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

GIẢI MÃ NGUỒN GỐC VÀ NHỮNG SỰ THẬT VỀ CÂU NÓI “THẬP NHÂN CỬU TRĨ”

BS CKII. Đặng Thanh Phú Trưởng khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Quận Tân Phú 

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

LƯU Ý CẦN BIẾT KHI SỬ DỤNG KEM BÔI, VIÊN ĐẶT HẬU MÔN

ThS. BS. Lưu Tuấn Thành Chuyên khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện đa khoa Medlatec 

Kiến thức -Luyện tập Trĩ ngoại Trĩ nội

BẠN CÓ BIẾT? BỆNH TRĨ CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ MÀ KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT!

ThS. BS. Trần Đức Cảnh Khoa Nội soi bệnh viện K Trung Ương Cố vấn

Kiến thức -Luyện tập Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

ĐẠI TIỆN RA MÁU: ĐỪNG CHỦ QUAN!

Ths. Bs. Lưu Quang Dũng Khoa Ngoại tiêu hóa – BV Đại học Y Hà

Liên hệ nhận tư vấn






    Không quá 400 từ.