TRIỆU CHỨNG GIÚP CHUẨN ĐOÁN BỆNH TRĨ CHÍNH XÁC

BS. Hoàng Anh Bắc
Phó trưởng khoa Ngoại tiêu hóa, 
Bệnh viện Thống Nhất 

Triệu chứng của bệnh trĩ có thể khác nhau tùy vào loại trĩ và phân độ bệnh trĩ. Cùng tìm hiểu về phương pháp nhận diện bệnh trĩ qua 2 câu hỏi đơn giản lưu ý khi tìm đến các chuyên gia y tế để được vấn điều trị. 

   1. Bệnh trĩ không chừa một ai
   2. Triệu chứng và biến chứng bệnh trĩ
   3. Nhận diện bệnh trĩ có thể đơn giản thông qua 2 câu hỏi
   4. Chẩn đoán bệnh trĩ chính xác

1. Bệnh trĩ không chừa một ai

Bệnh trĩ có thể ảnh hưởng đến mọi người, không phân biệt giới tính hay độ tuổi. Tuy nhiên, người già và phụ nữ mang thai thường có nguy cơ cao hơn. Những nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ bao gồm: 

  • Áp lực ổ bụng tăng cao: thói quen đứng lâu ngồi nhiều, làm công việc nặng nhọc, tạo sự chèn ép thường xuyên lên ổ bụng làm căng giãn tĩnh mạch khu vực hậu môn trực tràng  
  • Tiêu chảy hoặc táo bón: Gia tăng áp lực trong hậu môn, gây viêm các tĩnh mạch và dễ dẫn đến các triệu chứng của bệnh trĩ 
  • Tuổi cao: Cơ thể dễ bị yếu đuối, dẫn đến sự giãn nở và tổn thương tĩnh mạch. 

2. Triệu chứng và biến chứng bệnh trĩ

Triệu chứng của bệnh trĩ có thể khác nhau tùy vào loại trĩ và phân độ bệnh trĩ. Các triệu chứng chính bao gồm: 

  • Chảy máu đỏ tươi khi đại tiện. 
  • Đau, rát hoặc ngứa quanh hậu môn. 
  • Cảm giác ẩm ướt xung quanh hậu môn. 
  • Khối sa (trĩ nội) hoặc cục máu nhỏ bao bọc bởi da nằm bên ngoài hậu môn (trĩ ngoại). 

Một số triệu chứng điển hình của bệnh trĩ 

Biến chứng của bệnh trĩ có thể gây ra nhiều rắc rối và tình trạng nguy hiểm, bao gồm: 

  • Tắc tĩnh mạch trĩ: Khi búi trĩ sa ra ngoài và không thể co lên được kèm với máu đông tích tụ quá lớn gây đau nhiều, để lâu có thể dẫn đến hoại tử búi trĩ 
  • Thiếu máu: chảy máu lâu ngày do bệnh trĩ mà không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, gây mệt mỏi, xanh xao 
  • Hoại tử hậu môn: việc trì hoãn điều trị bệnh trĩ cũng như điều trị sai phương pháp bằng các loại lá, phương pháp dân gian chưa được kiểm chứng có thể dẫn đến hoại tử, viêm nhiễm khu vực hậu môn trực tràng để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng 

Chính vì vậy, hiểu đúng – đủ về bệnh trĩ để từ đó chủ động nhận diện từ sớm giúp chẩn đoán chính xác và loại trừ nguy cơ mắc các bệnh lý ác tính khác khu vực hậu môn trực tràng là hết sức quan trọng. 

3. Nhận diện bệnh trĩ có thể đơn giản thông qua 2 câu hỏi

Câu hỏi 1: Dấu hiệu tại hậu môn khi đại tiện: Bạn có thấy chảy máu đỏ tươi, đau, rát hoặc có khối sa từ hậu môn sau khi đi đại tiện không? 

Câu hỏi 2: Thói quen, sinh hoạt & lối sống gần đây: Bạn có thường xuyên ăn rau, uống đủ 2 lít nước không? Bạn có thói quen uống bia rượu, hay gặp tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy thường xuyên? 

Nếu câu trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào là , nên tìm đến bác sĩ /dược sĩ để được thăm khám và phân biệt với các bệnh lý khác khu vực hậu môn trực tràng. Để rõ về phương pháp điều trị, bạn có thể đọc tại đây

4. Chẩn đoán bệnh trĩ chính xác

Song song với nhận diện bệnh tại nhà, khi đến cơ sở y tế các bạn sẽ được chẩn đoán bệnh trĩ bằng cách kết hợp các phương pháp như hỏi bệnh, khám lâm sàng và xét nghiệm. Các phương pháp chẩn đoán bao gồm: 

  • Thăm khám trực tiếp: Bác sĩ sẽ kiểm tra vùng hậu môn – trực tràng để tìm kiếm dấu hiệu của trĩ và các vấn đề liên quan. 
  • Nội soi để kiểm tra kỹ hơn vùng hậu môn và xác định tình trạng của trĩ. 
  • Đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát: Đánh giá tình trạng người bệnh có các bệnh lý mắc kèm nào khác không? 

Người bệnh đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn 

Bệnh trĩ là một vấn đề sức khỏe phổ biến ảnh hưởng đến nhiều người. Việc nhận diện triệu chứng và tìm đến chuyên gia y tế ngay khi phát hiện ra các dấu hiệu quan trọng là cần thiết để đảm bảo chẩn đoán và điều trị đúng từ sớm.  

Thay đổi lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học và tăng cường hoạt động thể chất kết hợp cùng combo “Trong Uống – Ngoài Thoa” đóng vai trò quan trọng giúp phòng ngừa bệnh trĩ. Truy cập ngay website Daflon.com.vn để cập nhật thông tin bệnh mới nhất nhé!  

 

 


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Godeberge P, et al. (2020). Hemorrhoidal disease and chronic venous insufficiency: Concomitance or coincidence; results of the CHORUS study (Chronic venous and HemORrhoidal diseases evalUation and Scientific research). J Gastroenterol Hepatol, 35(4), 577-585. doi: 10.1111/jgh.14857

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kiến thức -Luyện tập

BẠN CHỌN TẾT NỘI HAY TẾT NGOẠI

Điều trị Kiến thức -Luyện tập Trĩ ngoại Trĩ nội

BỆNH NÀO CÓ THỂ DẪN ĐẾN BỆNH TRĨ?

Vương Đình Tuyển Bệnh viện Quận 4    Bệnh trĩ dù lành tính nhưng có

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

BỆNH TRĨ CÓ THỂ KHỎI HOÀN TOÀN?

BS. Bùi Quang Anh Chiêu Khoa Ngoại tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

TRIỆU CHỨNG GIÚP CHUẨN ĐOÁN BỆNH TRĨ CHÍNH XÁC

BS. Hoàng Anh Bắc Phó trưởng khoa Ngoại tiêu hóa,  Bệnh viện Thống Nhất  Triệu

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

GIẢI MÃ NGUỒN GỐC VÀ NHỮNG SỰ THẬT VỀ CÂU NÓI “THẬP NHÂN CỬU TRĨ”

BS CKII. Đặng Thanh Phú Trưởng khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Quận Tân Phú 

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

LƯU Ý CẦN BIẾT KHI SỬ DỤNG KEM BÔI, VIÊN ĐẶT HẬU MÔN

ThS. BS. Lưu Tuấn Thành Chuyên khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện đa khoa Medlatec 

Kiến thức -Luyện tập Trĩ ngoại Trĩ nội

BẠN CÓ BIẾT? BỆNH TRĨ CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ MÀ KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT!

ThS. BS. Trần Đức Cảnh Khoa Nội soi bệnh viện K Trung Ương Cố vấn

Kiến thức -Luyện tập Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

ĐẠI TIỆN RA MÁU: ĐỪNG CHỦ QUAN!

Ths. Bs. Lưu Quang Dũng Khoa Ngoại tiêu hóa – BV Đại học Y Hà

Liên hệ nhận tư vấn






    Không quá 400 từ.