ĐẠI TIỆN RA MÁU: ĐỪNG CHỦ QUAN!

Ths. Bs. Lưu Quang Dũng
Khoa Ngoại tiêu hóa – BV Đại học Y Hà Nội 

 

Đại tiện ra máu hoặc chảy máu trực tràng, có thể là triệu chứng của bệnh trĩ hoặc bệnh viêm ruột (IBD). Tình trạng này có thể chấm dứt sau vài ngày hoặc kéo dài trong nhiều ngày, cảnh báo những dấu hiệu bất thường liên quan tới hậu môn, trực tràng và hệ thống tiêu hóa. Bài viết bên dưới sẽ cung cấp những thông tin hữu ích nhằm phá bỏ rào cản ngại ngùng từ đó tìm đến nhân viên y tế để được tư vấn, thăm khám và điều trị kịp thời. 

   1. Triệu chứng và nguyễn nhân gây đại tiện ra máu
       1.1. Bệnh trĩ
       1.2. Nứt kẽ hậu môn
       1.3. Nhiễm trùng
       1.4. Ung thư đại trực tràng
       1.5. Loét
   2. Đại tiện ra máu được chẩn đoán như thế nào?
   3. Phương pháp điều trị khi đại tiện ra máu và phòng ngừa 

1. Triệu chứng nguyễn nhân gây đại tiện ra máu

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tiêu chảy ra máu, bạn có thể thấy: 

  • Máu che phủ phân  
  • Máu lẫn trong phân 
  • Máu nhỏ giọt hoặc bắn thành tia lan trong bồn cầu 
  • Máu dính trên giấy vệ sinh sau khi lau 
  • Máu có thể có màu đỏ tươi, đỏ sẫm hoặc thậm chí là màu đen. Máu nằm trong đường tiêu hóa của bạn càng lâu thì càng sẫm màu vì do tác dụng của các men trong đường tiêu hóa. 1 

Thông thường, máu đỏ tươi ít có khả năng chỉ ra điều gì đó nghiêm trọng vì vị trí chảy máu thường bắt đầu ở phần thấp trực tràng hay hậu môn. Tuy nhiên, nhìn thấy máu đỏ sẫm khi đại tiện có nghĩa là bạn đang bị chảy máu cao hơn trong đường tiêu hóa và cần phải đi kiểm tra tại các cơ sở y tế uy tín. 1 

Đại tiện ra máu có thể là kết quả của nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau, chẳng hạn như vết nứt hậu môn, bệnh trĩ, nhiễm trùng hoặc viêm loét, thậm chí là chỉ dấu của tình trạng bệnh lý ác tính như ung thư đại trực tràng.  

1.1. Bệnh trĩ 

Búi trĩ nội bị chảy máu  

Bệnh trĩ là khi các mạch máu bị viêm, sưng, sa giãn ở phần thấp trực tràng, ống hậu môn. Đây là một trong những lý do phổ biến nhất khiến bạn thấy máu trong phân. Máu do bệnh trĩ thường là máu đỏ tươi trên phân, bồn cầu hoặc khăn giấy vệ sinh, cũng có thể phun thành tia máu. 

Ngoài chảy máu, bệnh trĩ còn có thể đi kèm các triệu chứng dễ nhận biết như đau rát, ngứa, chảy dịch hay sa khối ở hậu môn khi đại tiện. Trong thời đại công nghệ với sự lên ngôi của mạng xã hội của lối sống tĩnh tại thì việc mang trong mình nguy cơ mắc bệnh trĩ ở người trẻ là rất cao. Chính vì vậy hãy trang bị cho mình kiến thức thật đủ, thật chính xác để chủ động phòng ngừa từ sớm bệnh trĩ cũng như các bệnh lý khác vùng hậu môn trực tràng  

1.2. Nứt kẽ hậu môn 

Nứt kẽ hậu môn là những VẾT RÁCH ở niêm mạc hậu môn. Tình trạng này khiến bệnh nhân bị đau khi đi đại tiện, đại tiện ra máu, máu tươi có thể chảy thành giọt, tùy thuộc vào độ lớn của vết rách hoặc vị trí của nó. 2 

Đau sau đại tiện là sự khác biệt đáng chú ý chính giữa bệnh trĩ chảy máu – xảy ra ở trực tràng – và vết nứt hậu môn. Nếu đi đại tiện thấy đau khủng khiếp, cảm giác đau kéo dài và có máu thì rất có thể bạn đã bị nứt kẽ hậu môn. 

Nứt kẽ hậu môn có thể xảy ra vì nhiều lý do. Thông thường, chúng xuất hiện sau khi bị táo bón mạn tính. Người bệnh rặn quá mạnh để tống phân ra ngoài đến dẫn đến rách niêm mạc ở hậu môn và thường vết rách ở vị trí 6h theo tư thế sản phẩm. Tuy nhiên, nứt kẽ hậu môn cũng có thể xảy ra khi bị tiêu chảy mãn tính và sau khi sinh con. 


Vết nứt ở hậu môn gây đau đớn, ngứa 

1.3. Nhiễm trùng 

Nhiễm trùng có thể gây ra phân có máu bao gồm: 8, 9 

  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa (GI): Các loại nhiễm trùng đường tiêu hóa phổ biến nhất gây chảy máu trực tràng bao gồm viêm đại tràng nhiễm trùng hoặc ngộ độc thực phẩm. 
  • Viêm túi thừa: Một loại nhiễm trùng khác xảy ra khi túi thừa, hoặc các mô phình ra trong thành đại tràng, hình thành và bị viêm. Nếu tình trạng chảy máu quá nhiều do viêm túi thừa, người bệnh sẽ cần phẫu thuật để ngăn tình trạng này tái diễn. 
  • Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs): Bệnh lậu, chlamydia, mụn rộp và giang mai là những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất gây chảy máu trực tràng. 

1.4. Ung thư đại trực tràng 

Nếu bạn nhận thấy phân có màu nâu sẫm hoặc đen hoặc máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh, phân và máu nhầy lẫn vào nhau có mùi hôi. Cùng với đó là thay đổi thói quen đại tiện, sụt cân, người yếu, … đó có thể là triệu chứng của ung thư đại trực tràng. Ung thư đại trực tràng có thể gây tiêu chảy hoặc phân có máu khi khối u chảy máu. 5 Ung thư đại trực tràng là một trong các bệnh ung thư phổ biến nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. 

Khi khối u phát triển, chúng thâm nhập vào các mạch máu lân cận để lấy chất dinh dưỡng. 6Khi khối u ở bên trong đường tiêu hóa, chúng có thể rỉ máu mà bạn có thể nhìn thấy bên trong bồn cầu. Máu đó cũng có thể làm cho phân của bạn sẫm màu hơn bình thường. 5 

1.5. Một số tình trạng viêm khác 

Đại tiện ra máu thường là triệu chứng của bệnh viêm ruột (IBD), một thuật ngữ chung cho các rối loạn gây viêm mãn tính trong đường tiêu hóa của bạn. Chảy máu hay gặp với viêm loét đại tràng (UC) hơn là bệnh Crohn, hai tình trạng chính của IBD. 10 

Một loại viêm khác có thể gây chảy máu trực tràng là viêm trực tràng.11 Viêm trực tràng có thể là một phần của IBD và có thể do một số bệnh nhiễm trùng gây ra, chẳng hạn như STI hoặc ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, viêm trực tràng do phóng xạ có thể xảy ra sau khi một người được xạ trị để điều trị ung thư. 12 


Vị trí viêm loét khác nhau giữa viêm loét đại tràng và bênh Crohn  

1.5. Loét 

Loét dạ dày tá tràng là vết loét có thể xảy ra trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Một biến chứng của loét dạ dày tá tràng là chảy máu do vết loét phá vỡ các mạch máu. 13 Những vết loét này có thể dẫn đến phân đen hoặc giống nhựa đường. 14 

2. Đại tiện ra máu được chẩn đoán như thế nào?

Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh và triệu chứng, khám lâm sàng kết hợp các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán, bao gồm: 15,11 

  • Soi hậu môn: Bác sỹ kiểm tra ống hậu môn và trực tràng thấp của bệnh nhân bằng một ống cứng. 
  • Cấy mẫu phân: Cấy mẫu phân là cần thiết để xác định loại vi trùng nào gây ra các bệnh nhiễm trùng gây tiêu chảy ra máu. 
  • Nội soi đại trực tràng: để kiểm tra toàn bộ đại trực tràng. 

3. Phương pháp điều trị khi đại tiện ra máu và phòng ngừa 

Điều trị tiêu chảy ra máu cũng khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Ví dụ, các lựa chọn có thể bao gồm thuốc tăng trương lực tĩnh mạch thành mạch (MPFF), kem bôi/viên đặt (Sucralfate), thuốc giảm đau, chống viêm, chống phù nề, chống táo bón (bằng chế độ ăn giàu chất xơ, uống nhiều nước, dùng thuốc làm mềm phân), vệ sinh hậu môn bằng nước ấm nếu một người bị nứt hậu môn hoặc bệnh trĩ và hóa xạ trị kết hợp phẫu thuật cho những người bệnh có chẩn đoán mắc bệnh ung thư đại trực tràng. 18, 9 

Đại tiện ra máu có thể được ngăn ngừa trong một số trường hợp. Sau đây là các cách phòng ngừa bệnh dựa trên một số nguyên nhân: 2,19 

  • Nứt kẽ hậu môn: Tránh táo bón, tăng chất xơ trong chế độ ăn uống và sử dụng thuốc nhuận tràng cho phân cứng 
  • Bệnh trĩ: Ăn thực phẩm giàu chất xơ, sử dụng thuốc làm mềm phân hoặc chất bổ sung chất xơ, uống đủ nước, tránh rặn khi đi tiêu và tránh ngồi lâu trong nhà vệ sinh 

Các bước bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng bao gồm: 22 

  • Tập thể dục thể thao kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh làm giảm số lượng chất béo động vật và tăng số lượng trái cây, rau và ngũ cốc.  
  • Giảm tiêu thụ rượu, không hút thuốc 
  • Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh 
  • Dùng aspirin liều thấp, mặc dù nghiên cứu về mối liên hệ giữa aspirin và nguy cơ phát triển ung thư còn hạn chế 
  • Nhiễm trùng: Thực hành vệ sinh tốt và sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục bằng miệng, hậu môn và âm đạo 

Ngoài ra, các cơ chế mà IBD xảy ra vẫn khó nắm bắt. Mặc dù bạn không thể ngăn ngừa IBD, nhưng bạn có thể thực hiện một số bước để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các đợt bùng phát, chẳng hạn như: 20 

  • Không hút thuốc 
  • Luôn cập nhật về tiêm chủng 
  • Tầm soát ung thư đại trực tràng và cổ tử cung 
  • Khám điều trị về trầm cảm hoặc lo lắng 
  • Kiểm tra mật độ xương của bạn, vì IBD có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương 

Đối với viêm túi thừa, cơ chế lây nhiễm xảy ra vẫn chưa được biết chính xác, vì vậy việc duy trì một cơ thể khỏe mạnh với lối sống và chế độ ăn uống khoa học là hết sức cần thiết để phòng ngừa chảy máu tiêu hóa nói riêng và các bệnh lý đường tiêu hóa khác nói chung. 21 

Truy cập website Daflon.com.vn để đọc thêm nhiều bài biết hay ho khác về bệnh trĩ bạn nhé! 

 

 

 


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.  Rectal bleeding. 
2. Stewart DB. Patient education: anal fissures (beyond the basics). In UpToDate. UpToDate; 2023. 
3. Beaty JS, Shashidharan M. Anal Fissure. Clin Colon Rectal Surg. 2016;29(1):30-37. doi:10.1055/s-0035-1570390 
4. Jahnny B, Ashurst JV. Anal fissures. In: StatPearls. StatPearls Publishing; 2023. 
5. American Cancer Society. Colorectal cancer signs and symptoms. 
6. National Cancer Institute. Angiogenesis inhibitors. 
7. Bleday Patient education: hemorrhoids (beyond the basics). In UpToDate. UpToDate; 2022. 
8. Onur MR, Akpinar E, Karaosmanoglu AD, Isayev C, Karcaaltincaba Diverticulitis: a comprehensive review with usual and unusual complications. Insights Imaging. 2017;8(1):19-27. doi:10.1007/s13244-016-0532-3 
9. Sabry AO, Sood T. Rectal bleeding. In: StatPearls. StatPearls Publishing; 2023. 
10. Anbazhagan AN, Priyamvada S, Alrefai WA, Dudeja PK. Pathophysiology of IBD associated diarrhea. Tissue Barriers. 2018;6(2):e doi:10.1080/21688370.2018.1463897 
11. Penner RM. Patient education: Blood in the stool (rectal bleeding) in adults (beyond the basics). In UpToDate. UpToDate; 2022. 
12. National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases. Definition and facts for proctitis. 
13. Xi B, Jia JJ, Lin BY, Geng L, Zheng SS. Peptic ulcers accompanied with gastrointestinal bleeding, pylorus obstruction and cholangitis secondary to choledochoduodenal fistula: A case report. Oncology Letters. 2016;11(1):481-483. doi:10.3892/ol.2015.3908 
14. Lamont JT. Patient education: peptic ulcer disease (beyond the basics). In UpToDate. UpToDate; 2022. 
15. LaRocque R, Harris JB. Approach to the adult with acute diarrhea in resource-rich settings. In UpToDate. UpToDate; 2022. 
16. Nemeth V, Pfleghaar N. Diarrhea. In: StatPearls. StatPearls Publishing; 2023. 
17. da Cruz Gouveia MA, Lins MTC, da Silva GAP. Acute diarrhea with blood: diagnosis and drug treatment. Jornal de Pediatria. 2020;96:20-28. doi:10.1016/j.jped.2019.08.006 
18. American Cancer Society. Treating colorectal cancer. 
19.  Hemorrhoids. 
20. Centers for Disease Control and Prevention. Inflammatory bowel disease (IBD). 
21. Johns Hopkins Medicine Health Library. Diverticular disease. 
22. Hou N, Huo D, Dignam JJ. Prevention of colorectal cancer and dietary management. Chin Clin Oncol. 2013;2(2):13. doi:10.3978/j.issn.2304-3865.2013.04.03 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kiến thức -Luyện tập

BẠN CHỌN TẾT NỘI HAY TẾT NGOẠI

Điều trị Kiến thức -Luyện tập Trĩ ngoại Trĩ nội

BỆNH NÀO CÓ THỂ DẪN ĐẾN BỆNH TRĨ?

Vương Đình Tuyển Bệnh viện Quận 4    Bệnh trĩ dù lành tính nhưng có

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

BỆNH TRĨ CÓ THỂ KHỎI HOÀN TOÀN?

BS. Bùi Quang Anh Chiêu Khoa Ngoại tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

TRIỆU CHỨNG GIÚP CHUẨN ĐOÁN BỆNH TRĨ CHÍNH XÁC

BS. Hoàng Anh Bắc Phó trưởng khoa Ngoại tiêu hóa,  Bệnh viện Thống Nhất  Triệu

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

GIẢI MÃ NGUỒN GỐC VÀ NHỮNG SỰ THẬT VỀ CÂU NÓI “THẬP NHÂN CỬU TRĨ”

BS CKII. Đặng Thanh Phú Trưởng khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Quận Tân Phú 

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

LƯU Ý CẦN BIẾT KHI SỬ DỤNG KEM BÔI, VIÊN ĐẶT HẬU MÔN

ThS. BS. Lưu Tuấn Thành Chuyên khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện đa khoa Medlatec 

Kiến thức -Luyện tập Trĩ ngoại Trĩ nội

BẠN CÓ BIẾT? BỆNH TRĨ CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ MÀ KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT!

ThS. BS. Trần Đức Cảnh Khoa Nội soi bệnh viện K Trung Ương Cố vấn

Kiến thức -Luyện tập Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

ĐẠI TIỆN RA MÁU: ĐỪNG CHỦ QUAN!

Ths. Bs. Lưu Quang Dũng Khoa Ngoại tiêu hóa – BV Đại học Y Hà

Liên hệ nhận tư vấn






    Không quá 400 từ.