LƯU Ý CẦN BIẾT KHI SỬ DỤNG KEM BÔI, VIÊN ĐẶT HẬU MÔN

ThS. BS. Lưu Tuấn Thành
Chuyên khoa Nội tiêu hóa
Bệnh viện đa khoa Medlatec 

 

Một trong các phương pháp điều trị bệnh trĩ thường được người dân tự tìm đến khi gặp các triệu chứng đó là các loại kem bôi và viên đặt có thể dễ dàng mua được trên mạng hoặc tại nhà thuốc. Cùng tìm hiểu về phương pháp điều trị tại chỗ, hiểu những lợi ích và nguy cơ để từ đó có cách sử dụng hợp lý, đúng chỉ định!

   1. Bệnh trĩ phổ biến nhưng đừng chủ quan
   2. Phương pháp điều trị bệnh trĩ
   3. Thuốc dùng tại chỗ trong điều trị bệnh trĩ
   4. Một số điểm chú ý khi sử dụng thuốc dùng tại chỗ

1. Bệnh trĩ phổ biến nhưng đừng chủ quan

Bệnh trĩ là một bệnh lý phổ biến trong nhóm bệnh lý hậu môn – trực tràng và có tới 45- 50% người mắc bệnh trĩ (1). Mặc dù bệnh lý trĩ không nguy hiểm ngay đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều do các triệu chứng như đại tiện ra máu, đau rát hậu môn do viêm nhiễm từng đợt. Đặc biệt là khi búi trĩ sa ra ngoài gây ngứa rát, ẩm ướt, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ, tâm lý cũng như sinh hoạt của người bệnh.  

Bên cạnh đó, bạn có thể đọc thêm về cơ chế và yếu tố nguy cơ gây bệnh trĩ tại đây nhé! 

2. Phương pháp điều trị bệnh trĩ

Có rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh lý trĩ như thay đổi lối sống, điều trị nội khoa, ngoại khoa can thiệp, thắt vòng…  

Với những búi trĩ nhỏ độ I, II chưa có biến chứng, phương pháp thường dùng nhất là điều trị nội khoa. Việc điều trị nội khoa dựa trên cơ chế làm giảm sức căng, tăng cường sức bền thành mạch cho búi trĩ cũng như nhanh chóng giảm viêm, giảm sưng và hạn chế nhiễm khuẩn vùng niêm mạc hậu môn.  

Các thuốc đường uống (MPFF 500; MPFF 1000) có tác dụng giảm tăng cường sức bền thành mạch, kết hợp cùng các thuốc tác dụng tại chỗ (Linaflon, …) giúp bảo vệ niêm mạc hậu môn, hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng khó chịu vùng hậu môn, hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn, một số sản phẩm còn mang lại tác dụng thúc đẩy quá trình lành thương của búi trĩ. 

Ở những giai đoạn trĩ nặng hơn, tình trạng bệnh lý phức tạp hơn, việc ứng dụng điều trị nội khoa bao gồm thuốc uống và kem bôi – viên đặt vẫn là nền tảng. 

Điều trị nội khoa bệnh trĩ là nền tảng ở mọi giai đoạn bệnh  

3. Thuốc dùng tại chỗ trong điều trị bệnh trĩ

Thuốc dùng tại chỗ cho bệnh nhân trĩ thường có 2 dạng:  

Viên đặt

  • Được hòa tan và hấp thu qua niêm mạc trực tràng và thường được kết hợp giữa kem và dầu với hoạt chất. Khi đưa vào cơ thể, dưới tác động của nhiệt độ, thuốc dễ dàng tan rã và giải phóng hoạt chất, mang lại tác dụng giảm triệu chứng đau cho bệnh nhân.  
  • Do cần đưa vào trong hậu môn, thuốc mới rã và giải phóng hoạt chất nên viên đặt thường thích hợp cho những bệnh nhân trĩ nội, trĩ hỗn hợp và đặc biệt là những bệnh nhân có triệu chứng ở sâu trong hậu môn. Đặc biệt là bảo vệ và làm lành vết thương sau can thiệp với các phương pháp tiến hành trên đường lược.   
  • Ưu điểm của dạng bào chế này là đã được định liều sẵn, dễ sử dụng. 

Kem bôi 

  • Được sử dụng nhiều hơn vì tính tiện dụng, cách sử dụng đơn giản. Kem bôi trĩ thường mang lại tác dụng nhanh hơn, gần như ngay lập tức sau khi sử dụng so với viên đặt trĩ (do không mất thời gian rã thuốc) và tiện lợi khi có thể sử dụng cả bên trong và bên ngoài ống hậu môn.  
  • Phù hợp cho những bệnh nhân trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp, nứt kẽ hậu môn và bệnh nhân có thể chủ động điều chỉnh liều lượng phù hợp khi sử dụng.  

Cả 2 dạng đều thường chứa các hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, và có chung cơ chế tác dụng là sau khi sử dụng sẽ tạo thành một lớp màng giúp bảo vệ niêm mạc hậu môn  

4. Một số điểm chú ý khi sử dụng thuốc dùng tại chỗ

Các thuốc điều trị tại chỗ bệnh trĩ tuy được đánh giá là dễ dùng và khá thuận tiện nhưng nhiều trường hợp trong thực tế, vẫn có nhiều người bệnh sử dụng sai cách, khiến cho thuốc không phát huy được hết tác dụng. Thậm chí, việc sử dụng sai cách còn có thể khiến tình trạng bệnh tình trở nặng. Vì vậy, người bệnh cần chú ý những điều sau để thực hiện chuẩn xác, đảm bảo hiệu quả tối ưu: 

  • Làm theo tất cả những hướng dẫn trên tờ hướng dẫn của sản phẩm. Nếu có vấn đề nào chưa hiểu, hãy hỏi trực tiếp bác sĩ hoặc dược sĩ về cách sử dụng. Trước khi sử dụng, làm sạch khu vực hậu môn bằng xà phòng nhẹ và nước, rửa sạch và lau khô. 

  • Liều dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào sức khỏe cũng như khả năng đáp ứng với điều trị. Không được tự ý thay đổi hoặc ngừng sử dụng thuốc mà cần phải kiên trì, việc tự ý thay đổi các loại thuốc đang sử dụng có thể gây nên các tương tác, thậm chí tạo ra các chất độc khiến cho bệnh trở nặng thêm. 
  • Nếu các triệu chứng không cải thiện trong vòng 7 ngày, các cơn đau, tình trạng chảy máu ngày càng trầm trọng hơn hoặc người bệnh dị ứng với các thành phần của thuốc, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ ngay lập tức 

Việc sử dụng dạng nào cho hợp lý tuỳ vào chỉ định của bác sĩ cũng như thói quen của người bệnh. Người bệnh khi có triệu chứng của Trĩ nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, tư vấn cũng như đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả. Truy cập ngay website Daflon.com.vn để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé! 

 

 


TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đinh Lực (1987). Tình hình bệnh tật ở hậu môn trực tràng. Tóm tắt công trình nghiên cứu khoa học năm 1957-1987, 87.
2. Trịnh Hồng Sơn (2014), Phẫu thuật Longo điều trị bệnh trĩ, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
3. Nguyễn Thị Vân Hồng (2012). Bệnh học Nội khoa, Nhà xuất bản Y Học, 87-90. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kiến thức -Luyện tập

BẠN CHỌN TẾT NỘI HAY TẾT NGOẠI

Điều trị Kiến thức -Luyện tập Trĩ ngoại Trĩ nội

BỆNH NÀO CÓ THỂ DẪN ĐẾN BỆNH TRĨ?

Vương Đình Tuyển Bệnh viện Quận 4    Bệnh trĩ dù lành tính nhưng có

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

BỆNH TRĨ CÓ THỂ KHỎI HOÀN TOÀN?

BS. Bùi Quang Anh Chiêu Khoa Ngoại tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

TRIỆU CHỨNG GIÚP CHUẨN ĐOÁN BỆNH TRĨ CHÍNH XÁC

BS. Hoàng Anh Bắc Phó trưởng khoa Ngoại tiêu hóa,  Bệnh viện Thống Nhất  Triệu

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

GIẢI MÃ NGUỒN GỐC VÀ NHỮNG SỰ THẬT VỀ CÂU NÓI “THẬP NHÂN CỬU TRĨ”

BS CKII. Đặng Thanh Phú Trưởng khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Quận Tân Phú 

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

LƯU Ý CẦN BIẾT KHI SỬ DỤNG KEM BÔI, VIÊN ĐẶT HẬU MÔN

ThS. BS. Lưu Tuấn Thành Chuyên khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện đa khoa Medlatec 

Kiến thức -Luyện tập Trĩ ngoại Trĩ nội

BẠN CÓ BIẾT? BỆNH TRĨ CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ MÀ KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT!

ThS. BS. Trần Đức Cảnh Khoa Nội soi bệnh viện K Trung Ương Cố vấn

Kiến thức -Luyện tập Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

ĐẠI TIỆN RA MÁU: ĐỪNG CHỦ QUAN!

Ths. Bs. Lưu Quang Dũng Khoa Ngoại tiêu hóa – BV Đại học Y Hà

Liên hệ nhận tư vấn






    Không quá 400 từ.