GIẢI MÃ NGUỒN GỐC VÀ NHỮNG SỰ THẬT VỀ CÂU NÓI “THẬP NHÂN CỬU TRĨ”

BS CKII. Đặng Thanh Phú
Trưởng khoa Ngoại tổng hợp
Bệnh viện Quận Tân Phú 

 

Câu nói “Thập nhân cửu trĩ” là một câu nói bắt nguồn từ y học Trung Quốc. Vậy thực hư của câu nói “Thập nhân cửu trĩ” là gì? Đối tượng nguy cơ, cách phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. 

   1. Thực hư bệnh trĩ phổ biến như thế nào?
   2. Cơ chế bệnh sinh, đối tượng nguy cơ, yếu tố nguy cơ bệnh trĩ
   3. Nhận diện và phân biệt các mức độ bệnh trĩ
   4. Yên tâm phòng ngừa bệnh trĩ

1. Thực hư bệnh trĩ phổ biến như thế nào?

Theo các nghiên cứu dịch tễ học, tỷ lệ người mắc bệnh trĩ trên thế giới dao động từ 3-17%, tùy theo quốc gia, vùng lãnh thổ và phương pháp khảo sát. Tại Việt Nam, theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Thực hành năm 2019, Tỷ lệ hiện mắc bệnh trĩ trong cộng đồng là 18,77% trong đó tỷ lệ nam giới cao hơn nữ giới 1,1 lần.  

Quay trở lại cấu trúc giải phẫu bình thường của cơ thể người, trĩ lại là cấu trúc bình thường của cơ thể nằm ở phần cuối của ống tiêu hóa đóng vai trò kiểm soát hơi, kiểm soát đại tiện. Chỉ khi cấu trúc trĩ này gặp các yếu tố nguy cơ sẽ dẫn đến bệnh trĩ. Do đó, có thể khẳng định rằng câu nói “Thập nhân cửu trĩ” là một câu nói không quá lời nhưng cũng phản ánh được mức độ phổ biến của trĩ và những biểu hiện của bệnh trĩ trong cộng đồng. 

Trĩ là cấu trúc bình thường của hậu môn  

Một giả thuyết khác cho rằng bệnh trĩ là do sự thay đổi trong chế độ ăn uống của con người. Các nghiên cứu cho thấy bệnh trĩ ít gặp ở những nước có chế độ ăn giàu chất xơ, như Ấn Độ hay Châu Phi. Chất xơ giúp phân mềm và dễ đi cầu, giảm nguy cơ táo bón và rặn quá sức. Ngược lại, bệnh trĩ thường gặp ở những nước có chế độ ăn nhiều chất béo và ít chất xơ, như Mỹ hay Châu Âu. Do đó, có thể nói vui rằng bệnh trĩ xuất hiện do sự phát triển của nền văn minh và công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng sự lên ngôi của smartphone, của các thiết bị di động khiến chúng ta ngồi lâu hơn trong nhà vệ sinh cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. 

2. Cơ chế bệnh sinh, đối tượng nguy cơ, yếu tố nguy cơ bệnh trĩ

Cơ chế bệnh sinh chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn, nhưng có thể liên quan đến các yếu tố sau: 

  • Thuyết mạch máu: cho rằng do sự gián tiếp của các cầu nối động – tĩnh mạch dẫn đến sự giãn nở của các tĩnh mạch trĩ. 
  • Thuyết dãn tĩnh mạch: cho rằng do sự co giãn quá mức của các tĩnh mạch trĩ do tăng áp lực trong ổ bụng hoặc do suy yếu của các dây chằng nâng đỡ. 
  • Thuyết di truyền: cho rằng do sự thiếu hụt của các thành phần collagen và elastin trong thành mạch máu gây giảm khả năng co giãn và chịu lực của các tĩnh mạch trĩ. 

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ: 

Một số yếu tố nguy cơ góp phần gây nên bệnh trĩ  

  • Người có thói quen sinh hoạt, ăn uống: ngồi nhiều, đứng lâu, mang vác nặng với chế độ ăn thiếu chất xơ, ăn nhiều đồ cay nóng như rượu bia, ớt, hạt tiêu… 
  • Người có tiền sử gia đình, bị táo bón, tiêu chảy kéo dài, rặn mạnh khi đi cầu. 
  • Người bị bệnh lý tiêu hóa: viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm đại tràng, … 
  • Người bị bệnh lý gan mật: viêm gan, xơ gan, sỏi mật, … 
  • Người bị bệnh lý tim mạch: cao huyết áp, suy tim, … 
  • Người bị bệnh lý nội tiết như tiểu đường, béo phì, rối loạn nội tiết tố, … 
  • Phụ nữ có thai, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ và sau khi sinh. 

3. Nhận diện và phân biệt các mức độ bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể được phân loại thành trĩ nội và trĩ ngoại dựa vào vị trí xuất phát của các búi trĩ so với đường lược (một đường ranh giới ảo giữa niêm mạc và da ở hậu môn). 

Trĩ nội là khi các búi trĩ xuất phát từ phía trên đường lược và được bao phủ bởi niêm mạc và được chia làm 4 phân độ. Đọc các phân độ trĩ nội tại đây nhé! 

Trĩ ngoại là khi các búi trĩ xuất phát từ phía dưới đường lược và được bao phủ bởi da. Trĩ ngoại có thể được phân độ theo sự tiến triển của các biến chứng như sau: 

Búi trĩ ngoại  

  • Cấp độ I búi trĩ ngoại mới vừa hình thành, có kích thước nhỏ bằng hạt đậu hoặc hạt ngô 
  • Cấp độ II: các búi trĩ cương tụ do tắc mạch, có thể có chảy máu. Triệu chứng là đau nhức và sưng ở hậu môn. 
  • Cấp độ III: các búi trĩ viêm nhiễm do nhiễm trùng, có thể có mủ, nước. Triệu chứng là đau nhức, sưng, nóng rát và có mùi hôi ở hậu môn. 
  • Cấp độ IV: các búi trĩ hoại tử do thiếu máu, có thể có máu đen, cục. Triệu chứng là đau nhức, sưng, tím tái và có thể gặp sốc do mất máu. 

4. Yên tâm phòng ngừa bệnh trĩ

Câu nói “Thập nhân cửu trĩ” là một câu ví von từ hàng trăm năm nay nhưng vẫn giữ nguyên giá trị trong thời đại hiện nay với sự trẻ hóa, sự phổ biến của bệnh trĩ. Là một căn bệnh thường gặp và gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh tuy nhiên bệnh trĩ có thể được phòng ngừa và điều trị bằng cách tuân thủ các nguyên tắc sau: 

  • Chú ý đến chế độ ăn uống, ăn nhiều rau quả, chất xơ, uống đủ nước, hạn chế ăn đồ cay nóng, rượu bia. 
  • Chú ý đến thói quen sinh hoạt, vận động thường xuyên, không ngồi lâu hay đứng lâu một chỗ, không mang vác nặng. 
  • Chú ý đến vệ sinh hậu môn, rửa sạch sau khi đi cầu, không dùng giấy vệ sinh khô. 
  • Chú ý đến phương pháp điều trị, tùy theo loại và mức độ của bệnh trĩ mà có thể dùng thuốc, xâm lấn tối thiểu hoặc phẫu thuật. Không tự ý dùng thuốc hay các phương pháp dân gian không rõ nguồn gốc. 

Người bệnh an tâm, được tư vấn bởi BS Hậu môn – Trực tràng 

Thời nay đừng ngại ngùng nữa nhé, hãy tìm đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, tư vấn, và điều trị chính xác từ sớm nếu bạn gặp các dấu hiệu đại tiện ra máu, đau, rát hay sa lồi khối ở hậu môn. Truy cập ngay website Daflon.com.vn để đọc thêm nhiều bài viết bổ ích khác nhé! 

 

 


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Godeberge P, et al. (2020). Hemorrhoidal disease and chronic venous insufficiency: Concomitance or coincidence; results of the CHORUS study (Chronic venous and HemORrhoidal diseases evalUation and Scientific research). J Gastroenterol Hepatol, 35(4), 577-585. doi: 10.1111/jgh.14857
2. Sun Z, Migaly J. (2016). Review of Hemorrhoid Disease: Presentation and Management. Clin Colon Rectal Surg, 29(1), 22-29. doi: 10.1055/s-0035-1568144

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kiến thức -Luyện tập

BẠN CHỌN TẾT NỘI HAY TẾT NGOẠI

Điều trị Kiến thức -Luyện tập Trĩ ngoại Trĩ nội

BỆNH NÀO CÓ THỂ DẪN ĐẾN BỆNH TRĨ?

Vương Đình Tuyển Bệnh viện Quận 4    Bệnh trĩ dù lành tính nhưng có

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

BỆNH TRĨ CÓ THỂ KHỎI HOÀN TOÀN?

BS. Bùi Quang Anh Chiêu Khoa Ngoại tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

TRIỆU CHỨNG GIÚP CHUẨN ĐOÁN BỆNH TRĨ CHÍNH XÁC

BS. Hoàng Anh Bắc Phó trưởng khoa Ngoại tiêu hóa,  Bệnh viện Thống Nhất  Triệu

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

GIẢI MÃ NGUỒN GỐC VÀ NHỮNG SỰ THẬT VỀ CÂU NÓI “THẬP NHÂN CỬU TRĨ”

BS CKII. Đặng Thanh Phú Trưởng khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Quận Tân Phú 

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

LƯU Ý CẦN BIẾT KHI SỬ DỤNG KEM BÔI, VIÊN ĐẶT HẬU MÔN

ThS. BS. Lưu Tuấn Thành Chuyên khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện đa khoa Medlatec 

Kiến thức -Luyện tập Trĩ ngoại Trĩ nội

BẠN CÓ BIẾT? BỆNH TRĨ CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ MÀ KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT!

ThS. BS. Trần Đức Cảnh Khoa Nội soi bệnh viện K Trung Ương Cố vấn

Kiến thức -Luyện tập Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

ĐẠI TIỆN RA MÁU: ĐỪNG CHỦ QUAN!

Ths. Bs. Lưu Quang Dũng Khoa Ngoại tiêu hóa – BV Đại học Y Hà

Liên hệ nhận tư vấn






    Không quá 400 từ.