NHẬN DIỆN BỆNH TRĨ BẰNG 2 CÂU HỎI ĐƠN GIẢN

ThS. BS. Lưu Tuấn Thành
Chuyên khoa Nội tiêu hóa
Bệnh viện Medlatec

 

Với 2 câu hỏi đơn giản bạn có thể dễ dàng nhận diện bệnh trĩ ngay từ giai đoạn sớm. Cùng tìm hiểu ngay nhé! 

  1. Bệnh trĩ là gì?
  2. Hai câu hỏi đơn giản giúp nhận diện bệnh trĩ
  3. Có những phương pháp nào giúp điều trị bệnh trĩ?

1. Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là bệnh lý rất phổ biến và không mấy xa lạ, theo thống kê ở Việt Nam và trên thế giới có khoảng hơn 50% dân số mắc bệnh này. Theo một nghiên cứu tại phòng khám hậu môn trực tràng của bệnh viện Việt Đức, bệnh trĩ chiếm tới 45% số người bệnh đến khám. Tuy bệnh trĩ không đe dọa đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống chúng ta. Thực tế cho thấy hiện nay bệnh trĩ chưa thật sự được quan tâm đúng mức dẫn đến không điều trị hoặc điều trị không đúng làm bệnh dai dẳng, thậm chí xuất hiện biến chứng nguy hiểm.

Vậy Trĩ là gì? Trĩ là một cấu trúc bình thường ở vùng hậu môn. Bệnh trĩ là do sự biến đổi mạch máu và tổ chức xung quanh của búi trĩ. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ mà người bệnh không hề hay biết, thường gặp trong cuộc sống như đứng lâu ngồi nhiều liên tục trong thời gian dài, táo bón, tăng áp lực trong khoang bụng, u hậu môn trực tràng, thai kỳ… Các nghiên cứu đã cho thấy ở tư thế nằm áp lực tĩnh mạch trĩ là 25cm H2O trong khi ở tư thế đứng lên tới 75cm H2O. Vì vậy, những người có lối sống đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại như nhân viên văn phòng, nhân viên bán hàng, thợ may, tỉ lệ mắc bệnh trĩ tăng đáng kể.

Hình: Trĩ nội và trĩ ngoại 

2. Hai câu hỏi đơn giản giúp nhận diện bệnh t

Bệnh trĩ hoàn toàn có thể được nhận diện một cách đơn giản thông qua những biểu hiện lâm sàng đặc trưng & yếu tố nguy cơ như lối sống hay chế độ dinh dưỡng. Cụ thể, trả lời 2 câu hỏi sau có thể giúp nhận diện bệnh trĩ:

Câu hỏi 1: Triệu chứng, dấu hiệu tại hậu môn khi đi đại tiện là gì?

Ba triệu chứng hay gặp nhất của bệnh trĩ:

  • Chảy máu đỏ tươi khi đại tiện: Là dấu hiệu hay gặp nhất với đặc điểm là chảy máu đỏ tươi, nhất là khi đại tiện, máu không lẫn vào phân thậm chí thành tia máu.
  • Khối sa lồi: Xuất hiện khi người bệnh gắng sức, rặn, búi sa lồi có thể tự co lên hoặc phải dùng tay đẩy lên gây khó chịu
  • Đau rát vùng hậu môn: Ít gặp hơn, do búi trĩ tắc mạch hoặc búi trĩ bị viêm phù nề.

Hình: Triệu chứng, dấu hiệu khi bị bệnh trĩ

Câu hỏi 2: Công việc, lối sống & chế độ dinh dưỡng như thế nào?

Các triệu chứng của bệnh trĩ xuất hiện đặc trưng ở những người có yếu tố nguy cơ cao:

Về lối sống: Các yếu tố làm tăng áp lực ổ bụng như thường xuyên ngồi nhiều, ít vận động, ít tập thể dục hay đại tiện ngồi lâu trong WC là các nguyên nhân phổ biến ở các bạn trẻ hiện đại với smartphone trên tay lướt quên tháng ngày.

Về chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn uống ít rau xanh, ít chất xơ, ít nước hay rượu bia liên tục gây thay đổi hệ tiêu hóa dẫn đến những tình trạng táo bón / tiêu chảy liên tục cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh trĩ.

Bên cạnh đó, mang vác nặng, tập gym và đặc biệt là phụ nữ mang thai vào 3 tháng cuối thai kì cũng dễ gặp những triệu chứng của bệnh trĩ.

Tuy là bệnh lý đơn giản, hay gặp nhưng để chẩn đoán và điều trị chính xác, bệnh nhân cần được thăm khám bởi các bác sĩ tại các cơ sở khám chữa bệnh. Bệnh nhân sẽ được thăm khám trực tràng, nội soi đại trực tràng để xác định mức độ búi trĩ cũng như phát hiện các bệnh lý vùng hậu môn, từ đó đưa ra kế hoạch điều trị thích hợp.

3. Có những phương pháp nào giúp điều trị bệnh trĩ?

Có nhiều phương pháp điều trị trĩ như cải thiện lối sống, nội khoa, ngoại khoa, trong đó điều trị nội khoa và thay đổi lối sống là phương pháp điều trị NỀN TẢNG có chất kích thích và luyện tập thể dục thể thao, cải thiện vận động ruột, cũng như kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì.

Điều trị Nội khoa là phương pháp quan trọng giúp bệnh nhân giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của trĩ, ngăn ngừa tái phát. Điều trị nội khoa thường sử dụng 2 nhóm thuốc chính: Thuốc uống có tác dụng làm tăng sức bền thành mạch như MPFF (có 2 hàm lượng 500 mg hoặc 1000 mg) và các thuốc dùng tại chỗ có thành phần Sucralfate (Linaflon dạng kem bôi hoặc viên đặt) giúp làm giảm viêm, giảm đau, chống phù nề và giảm nhanh triệu chứng bệnh.

­Hình: Combo Daflon 1000mg và Linaflon

 Tóm lại, bệnh trĩ là bệnh lý đơn giản, thường gặp trong cuộc sống và dễ nhận diện, tuy nhiên thường bị bỏ sót và điều trị không triệt để. Người bệnh nếu nghi ngờ bị bệnh trĩ cần tìm đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra chiến lược điều trị phù hợp.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Golliger J.C (1984), Hemorrhoids or Piles. Surgery of the anus, rectum and colon, 5th Edi, Balliere tindall, London, 89, 346.
2. Đỗ Đức Văn (2006), Bệnh trĩ Bệnh học Ngoại khoa, tập 2, NXB Y Học, Hà Nội, tr. 326-332.
3. Trịnh Hồng Sơn (2014), Phẫu thuật Longo điều trị bệnh trĩ, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
4. Đỗ Đức Vân, Phạm Đức Huấn, Nguyễn Xuân Hùng, Trịnh Hồng Sơn, Lê Xuân Huệ, Đỗ Trưởng Sơn (1996), Tìm hiểu tác dụng điều trị của Daflon 500 mg trong các đợt trĩ cấp tính. Sổ chuyện để bệnh trĩ, thời sự Y- Dược học TP. Hồ Chí Minh, tr. 8-17.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kiến thức -Luyện tập

Phân độ trĩ ngoại mà bạn nên biết!

Trĩ ngoại là bệnh xuất hiện ở ngoài hậu môn, có thể dễ dàng nhận

Kiến thức -Luyện tập

BẠN CHỌN TẾT NỘI HAY TẾT NGOẠI

Hiểu về bệnh trĩ Điều trị bệnh trĩ

BỆNH NÀO CÓ THỂ DẪN ĐẾN BỆNH TRĨ?

BS. Vương Đình Tuyển Bệnh viện Quận 4    Bệnh trĩ dù lành tính nhưng

Điều trị bệnh trĩ

BỆNH TRĨ TÁI PHÁT DO ĐÂU?

BS. Bùi Quang Anh Chiêu Khoa Ngoại tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ

Hiểu về bệnh trĩ Điều trị bệnh trĩ

TRIỆU CHỨNG GIÚP CHUẨN ĐOÁN BỆNH TRĨ CHÍNH XÁC

BS. Hoàng Anh Bắc Phó trưởng khoa Ngoại tiêu hóa,  Bệnh viện Thống Nhất  Triệu

Hiểu về bệnh trĩ Kiến thức -Luyện tập

GIẢI MÃ NGUỒN GỐC VÀ NHỮNG SỰ THẬT VỀ CÂU NÓI “THẬP NHÂN CỬU TRĨ”

BS CKII. Đặng Thanh Phú Trưởng khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Quận Tân Phú 

Điều trị bệnh trĩ

LƯU Ý CẦN BIẾT KHI SỬ DỤNG KEM BÔI, VIÊN ĐẶT HẬU MÔN

ThS. BS. Lưu Tuấn Thành Chuyên khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện đa khoa Medlatec 

Hiểu về bệnh trĩ Điều trị bệnh trĩ

BẠN CÓ BIẾT? BỆNH TRĨ CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ MÀ KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT!

ThS. BS. Trần Đức Cảnh Khoa Nội soi bệnh viện K Trung Ương Cố vấn

Liên hệ nhận tư vấn






    Không quá 400 từ.