NỘI SOI TRỰC TRÀNG CÓ CẦN THIẾT ĐỐI VỚI BỆNH TRĨ? 

ThS. BS CKI. Nguyễn Thị Hoàng Ngâu
Giảng viên bộ môn Ngoại – Khoa Hậu môn trực tràng
Bệnh viện Đại học y dược TPHCM 

Bệnh trĩ rất phổ biến chiếm 35-50% các bệnh lý liên quan đại trực tràng – theo nghiên cứu của Hội Hậu môn trực tràng học Việt Nam. Vì vậy nội soi trực tràng đóng một vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh trĩ cũng như tầm soát bệnh ung thư đấy. Cùng đọc bài viết bên dưới để hiểu rõ bạn nhé!

  1. Nội soi trực tràng có vai trò gì trong chẩn đoán và điều trị bệnh trĩ?
  2. Nội soi trực tràng là gì?
  3. Khi nào cần nội soi trực tràng
  4. Chuẩn bị cho nội soi trực tràng
  5. Chế độ ăn uống sau khi nội soi

1. Nội soi trực tràng có vai trò gì trong chẩn đoán và điều trị bệnh trĩ?

Khoa Hậu môn Trực tràng bệnh viện Đại học Y Dược tiếp nhận và điều trị nhiều bệnh nhân với đa dạng các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng. Trong đó, bệnh trĩ là bệnh thường gặp nhất, tỷ lệ 35-50% các bệnh lý liên quan đại trực tràng – theo nghiên cứu của Hội Hậu môn trực tràng học Việt Nam. Bệnh lý này không nguy hiểm nhưng gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, đồng thời tạo tâm lý lo lắng cho người bệnh khi có triệu chứng.  

Để hiểu rõ các triệu chứng điển hình của bệnh trĩ, đọc ngay tại đây nhé!

Để tránh bỏ sót các bệnh lý khác có triệu chứng tiêu ra máu, người bệnh nên thực hiện nội soi trực tràng để xác định chính xác người bệnh không mắc các bệnh lý khác (như viêm đại trực tràng mạn tính, loét trực tràng, loét ống hậu môn, polyp ống hậu môn, ung thư ống hậu môn…) 

Vì vậy nội soi trực tràng là cần thiết để chẩn đoán phân biệt các bệnh lý khác vùng hậu môn có cùng triệu chứng gây nhầm lẫn với bệnh trĩ. Đồng thời người bệnh có thể có những bệnh lý khác đi kèm cùng với bệnh lý trĩ và cần được điều trị đồng thời (viêm loét trực tràng polyp ống hậu môn…), mà các bệnh lý này cần xác định bằng nội soi trực tràng. 

2. Nội soi trực tràng là gì?

Nội soi trực tràng là phương pháp ĐƯA ỐNG NỘI SOI CÓ GẮN CAMERA QUA HẬU MÔN, vào trực tràng để quan sát bề mặt bên trong trực tràng. Nhờ vào hình ảnh thu được từ ống nội soi, bác sĩ có thể phát hiện các tổn thương ở trực tràng như viêm loét, polyp, xuất huyết niêm mạc, khối u lành tính/ác tính… Đồng thời, bác sĩ cũng có thể tiến hành sinh thiết lấy bệnh phẩm trong khi nội soi hoặc can thiệp loại bỏ polyp, cầm máu, lấy dị vật… nếu cần thiết. 

Căn cứ vào đặc điểm ống nội soi, phương pháp nội soi trực tràng được chia thành hai loại là nội soi ống cứng và nội soi ống mềm. Trong đó NỘI SOI ỐNG MỀM được ứng dụng rộng rãi và được nhiều bác sĩ nội soi lựa chọn cho người bệnh của mình.  

Nội soi trực tràng ống mềm sử dụng ống nội soi có đường kính khoảng 1,3cm, dài khoảng 65cm, thân ống mềm, được làm bằng chất liệu đặc biệt để có thể uốn được theo các đoạn khúc khuỷu của ruột. Với thiết kế như vậy, ống nội soi dễ dàng di chuyển trong lòng ruột, HẠN CHẾ GÂY TỔN THƯƠNG, ÍT GÂY ĐAU và khó chịu cho người bệnh. Không những thế, các kỹ thuật điều trị qua nội soi ống mềm được thực hiện dễ dàng nhờ kênh sinh thiết và hệ thống kín bơm hút bằng máy.  

Hình: Ống nội soi mềm đưa vào từ ống hậu môn, quan sát đến đại tràng chậu hông 
 

Nội soi trực tràng có thể gây khó chịu, đau thốn nhẹ vùng bụng dưới và khiến người bệnh có cảm giác muốn đi đại tiện. Tuy nhiên, vì ống nội soi chỉ đưa vào vùng trực tràng một đoạn ngắn 15 – 20cm nên đa số bệnh nhân đều có thể chịu được, không cần gây mê trước khi soi. 

3. Khi nào cần nội soi trực tràng

Nội soi trực tràng được chỉ định để CHẨN ĐOÁN các bệnh lý liên quan đến vùng trực tràng – hậu môn như viêm loét, xuất huyết trực tràng, polyp trực tràng, ung thư trực tràng, rò hậu môn, trĩ…  

Người bệnh có các dấu hiệu sau có thể được bác sĩ yêu cầu tiến hành nội soi trực tràng: 

  • Đau bụng kéo dài: đặc biệt là vùng bụng dưới rốn, đau bụng bên trái hoặc đau theo cơn co thắt của nhu động ruột 

  • Đại tiện ra máu nhiều lần trong ngày.  

  • Phân có lẫn máu và chất nhầy 

  • Tiêu chảy, táo bón kéo dài 

  • Đau, ngứa, chảy dịch vùng hậu môn 

  • Sụt cân không rõ nguyên nhân… 

  • Người bệnh đã hoặc đang điều trị viêm loét đại trực tràng, polyp, ung thư trực tràng, bệnh Crohn… cũng cần nội soi trực tràng định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi tiến triển bệnh.  

Hìnhviêm trực tràng 

  • Đặc biệt, nội soi trực tràng là phương pháp giúp TẦM SOÁT, PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ TRỰC TRÀNG ở đối tượng có nguy cơ cao như người bệnh trên 40 tuổi, người có tiền sử gia đình bị ung thư trực tràng, polyp có tính chất gia đình.

Hình: Nội soi đại tràng  

4. Chuẩn bị cho nội soi trực tràng

Quy trình nội soi trực tràng bao gồm 3 bước cơ bản: Chuẩn bị nội soi, tiến hành nội soi và theo dõi sau nội soi 

  • Trước khi nội soi, bác sĩ sẽ thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết.   
  • Bệnh nhân không cần nhịn ăn, chỉ cần bơm một ống thuốc để đi tiêu trước soi sau đó được đưa vào phòng nội soi
  • Đầu tiên, bác sĩ kiểm tra bên trong hậu môn bệnh nhân có tổn thương không. Nếu có, bác sĩ sẽ tiến hành xử lý để tránh tình trạng viêm nhiễm hoặc làm tổn thương nặng thêm. 
  • Tiếp theo, bệnh nhân được hướng dẫn nằm ở tư thế nghiêng, bác sĩ đưa đèn soi vào trực tràng bệnh nhân, vừa soi vừa quan sát, tìm kiếm các tổn thương. 
  • Khi nội soi, nếu phát hiện polyp, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh nội soi đại trực tràng toàn bộ và cắt polyp sau đó. 

Hình: Ống nội soi được gắn camera và đèn, cho hình ảnh rõ nét bên trong trực tràng 

  • Sau khi nội soi, người bệnh được đưa đi nghỉ ngơi, thư giãn đến khi các triệu chứng khó chịu (đầy hơi, đau bụng, khó chịu… nếu có can thiệp cắt polyp hoặc sinh thiết thì có thể đi tiêu ra máu) thuyên giảm.  

5. Chế độ ăn uống sau khi nội soi

Sau khi soi, người bệnh nên ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp… Lưu ý, các loại cháo, soup, canh cần được để nguội bớt trước khi ăn, trong quá trình chế biến KHÔNG nêm nếm QUÁ NHIỀU GIA VỊ. 

Hình: Những thức ăn / nước uống nên tránh sau nội soi trực tràng  

Người bệnh cũng nên ăn thêm các loại trái cây để bổ sung vitamin, khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch và tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, không nên chọn những loại trái cây cứng, khó tiêu (táo, ổi) hoặc có vị chua (chanh, xoài, bưởi), món ăn muối chua lên men (kim chi, dưa kiệu, cà muối) vì dễ gây kích ứng đường ruột. Hạn chế tối đa các loại bánh kẹo ngọt, nước uống có gas. Tránh xa rượu, bia, thuốc lá, cà phê và các chất kích thích khác. 

Hình: Những thực phẩm nên ăn sau nội soi trực tràng 

Sau nội soi, tốt nhất là người bệnh nên CHIA KHẨU PHẦN ĂN thành nhiều bữa nhỏ thay vì 3 bữa như bình thường. Lượng thức ăn ít trong mỗi lần ăn sẽ giúp việc tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn. Theo dõi website daflon.com.vn để có thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!  

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kiến thức -Luyện tập

BẠN CHỌN TẾT NỘI HAY TẾT NGOẠI

Điều trị Kiến thức -Luyện tập Trĩ ngoại Trĩ nội

BỆNH NÀO CÓ THỂ DẪN ĐẾN BỆNH TRĨ?

Vương Đình Tuyển Bệnh viện Quận 4    Bệnh trĩ dù lành tính nhưng có

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

BỆNH TRĨ CÓ THỂ KHỎI HOÀN TOÀN?

BS. Bùi Quang Anh Chiêu Khoa Ngoại tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

TRIỆU CHỨNG GIÚP CHUẨN ĐOÁN BỆNH TRĨ CHÍNH XÁC

BS. Hoàng Anh Bắc Phó trưởng khoa Ngoại tiêu hóa,  Bệnh viện Thống Nhất  Triệu

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

GIẢI MÃ NGUỒN GỐC VÀ NHỮNG SỰ THẬT VỀ CÂU NÓI “THẬP NHÂN CỬU TRĨ”

BS CKII. Đặng Thanh Phú Trưởng khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Quận Tân Phú 

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

LƯU Ý CẦN BIẾT KHI SỬ DỤNG KEM BÔI, VIÊN ĐẶT HẬU MÔN

ThS. BS. Lưu Tuấn Thành Chuyên khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện đa khoa Medlatec 

Kiến thức -Luyện tập Trĩ ngoại Trĩ nội

BẠN CÓ BIẾT? BỆNH TRĨ CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ MÀ KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT!

ThS. BS. Trần Đức Cảnh Khoa Nội soi bệnh viện K Trung Ương Cố vấn

Kiến thức -Luyện tập Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

ĐẠI TIỆN RA MÁU: ĐỪNG CHỦ QUAN!

Ths. Bs. Lưu Quang Dũng Khoa Ngoại tiêu hóa – BV Đại học Y Hà

Liên hệ nhận tư vấn






    Không quá 400 từ.