MỔ TRĨ CÓ ĐAU KHÔNG? LƯU Ý GÌ ĐỂ CA MỔ THÀNH CÔNG NHẤT 

BS. Nguyễn Lê Phú
Khoa Ngoại
Bệnh viện Thành Phố Thủ Đức 

 

Hậu môn trực tràng là khu vực cuối cùng của ống tiêu hóa và cũng là điểm tập trung của hệ thống thần kinh, vậy sau mổ trĩ dẫn đến cảm giác đau là phản ứng bình thường của cơ thể. Sử dụng phối hợp thuốc uống Daflon hay kem bôi/viên đặt với hoạt chất Sucralfate trong Linaflon giảm các triệu chứng đau, khó chịu sau mổ trĩ.  

  1. Trĩ & Bệnh trĩ là gì?
  2. Các phương tiện chẩn đoán bệnh trĩ là gì?
  3. Bệnh trĩ được điều trị như thế nào?
  4. Mỗ trĩ có đau không?

1. Trĩ & Bệnh trĩ là gì?

Trĩ là cấu trúc động mạch tĩnh mạch bình thường của ống hậu môn giúp đảm bảo các chức năng cơ bản của khu vực hậu môn như một mô đệm giúp kiểm soát đại tiện, kiểm soát xì hơi. Khi cấu trúc mạch máu trĩ gặp các yếu tố thuận lợi sẽ dẫn đến bệnh trĩ.  

Trên thế giới tỉ lệ mắc bệnh trĩ có triệu chứng ước tính khoảng 4,4% dân số toàn cầu. Tuy nhiên khi mang thai gây ra những thay đổi sinh lý khiến phụ nữ dễ mắc bệnh trĩ có triệu chứng, điều này được lý giải là do sự dãn nở của tử cung khi mang thai chèn ép tĩnh mạch chủ dưới gây giảm hồi lưu tĩnh mạch và ứ máu tại các đệm tĩnh mạch trĩ.  

Tỉ lệ mắc bệnh trĩ tăng theo tuổi, cao nhất ở người trong độ tuổi 45-65 tuổi. Tuy nhiên với sự phát triển của xã hội hiện nay, lối sống và sinh hoạt đã làm trẻ hóa tỉ lệ này. 

Để tìm hiểu thêm về phân loại và phân độ bệnh trĩ, đọc ngay tại đây nhé!

2. Các phương tiện chẩn đoán bệnh trĩ là gì?

Bệnh lý trĩ chủ yếu được chẩn đoán thông qua khai thác các biểu hiện lâm sàng từ người đến khám bệnh: đi tiêu máu đỏ tươi (nhỏ giọt hoặc thành tia), sa búi trĩ, đau hậu môn khi đi tiêu, ngứa hậu môn, …  

Thăm khám hậu môn bằng tay là một động tác quan trọng nhất để loại trừ ung thư vùng hậu môn trực tràng, các bệnh lý đi kèm cũng như đánh giá mức độ trĩ, biến chứng của trĩ như huyết khối, trĩ sa nghẹt, ... 

Phương tiện cận lâm sàng thường được sử dụng để chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt là nội soi (đại) trực tràng – hậu môn. Nội soi nhằm hỗ trợ chẩn đoán trĩ nội cũng như các bệnh lý đi kèm như nứt hậu môn, polyp (đại) trực tràng, ung thư (đại) trực tràng rất dễ nhầm lẫn. 

Nội soi hậu môn – trực tràng  

Trải qua nhiều sự phát triển, hiện nay có nhiều phương pháp và phương tiện điều trị bệnh trĩ, mang lại hiệu quả cao trong điều trị từ nội khoa thuốc uống – kem bôi – viên đặt cho đến các phương pháp can thiệp. Và dù như vậy, câu hỏi liệu rằng can thiệp mổ trĩ có đau không vẫn thường xuyên được các “trĩ viên” thắc mắc, và cũng chính là bài toán mà các bác sĩ ngoại khoa cần giải đáp nhằm mang lại chất lượng điều trị tối ưu nhất cho người bệnh. Chúng ta hãy cùng đi sâu tìm hiểu chi tiết bên dưới.  

3. Bệnh trĩ được điều trị như thế nào?

Phương pháp điều trị bệnh lý trĩ 

Để đạt hiệu quả cao trong điều trị trĩ, trước tiên cần đánh giá rõ ràng loại trĩ, phân độ và biến chứng. Nguyên tắc chung của điều trị trĩ là: 

  • Chỉ điều trị trĩ khi bệnh nhân có nhng rối loạn ảnh hưởng tới cuộc sống, tinh thần và thể chất. 
  • Điều trị các yếu tố thuận lợi phát sinh trĩ trước, hay còn được hiểu là thay đổi lối sống & kiểm soát các yếu tố nguy cơ 

Lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với từng hình thái, mức độ, phân loại trĩ nhằm mục tiêu giảm triệu chứng, ngăn ngừa tái phát và bảo tồn tối đa cấu trúc ống hậu môn 

Sự phối hợp giữa điều trị nội khoa và điều trị phẫu thuật là hết sức cần thiết. 

Điều trị phẫu thuật: 

Trĩ ngoại có biến chứng huyết khối – hoại tử, việc phẫu thuật cắt từng búi trĩ là cần thiết. Tuy nhiên trĩ ngoại huyết khối cũng có khả năng tự giới hạn khi điều trị nội khoa trong 10 14 ngày, do đó với các trường hợp bệnh nhân đến muộn mà giảm đau thì không nhất thiết phải phẫu thuật cùng với việc bệnh nhân phải chấp nhận tỉ lệ tái phát là 50%. 

Một số phương pháp can thiệp phẫu thuật như: 

  • Phẫu thuật Longo: là phẫu thuật cắt và khâu niêm mạc sa của trĩ độ 2-3-4, kể cả trĩ vòng với máy khâu bấm.  
  • Phẫu thuật cắt trĩ: cắt bỏ một khoanh vòng niêm mạc ống hậu môn có búi trĩ nội (phẫu thuật Whitehead và các cải biên) hay cắt từng búi trĩ: phương pháp Milligan Morgan, phương pháp Ferguson. 

Điều trị thủ thuật:  

Một số thủ thuật điều trị trĩ như thắt trĩ bằng vòng cao su, liệu pháp làm đông nhiệt bằng tia hồng ngoại, chích xơ hóa búi trĩ, đốt trĩ bằng Laser.  

Điều trị nội khoa (chỉ định ở bệnh nhân chưa có chỉ định thủ thuật – phẫu thuật và phối hợp trước – sau phẫu thủ thuật)

Các phương pháp điều trị nội khoa giúp bảo tồn búi trĩ là nền tảng đầu tiên, vì vậy để hiểu hơn về phương pháp này đọc tại đây nhé!

Thuốc có thành phần MPFF trong điều trị bệnh trĩ   

Sau phẫu thuật – thủ thuật, việc theo dõi và điều trị các triệu chứng đau đến từ phẫu thuật, bí tiểu từ tác dụng phụ của gây tê, chảy máu sau can thiệp... được cá thể hóa từng bệnh nhân theo mức độ đau, lượng máu mất, khả năng đáp ứng sau mổ.

Sử dụng phối hợp thêm các thuốc uống như MPFF (có trong Daflon) hay thuốc đặt hậu môn – thuốc bôi với hoạt chất Sucralfate (Linaflon) đã chứng minh hiệu quả giảm các triệu chứng đau, khó chịu sau mổ trĩ, giúp ca mổ thành công, giảm biến chứng cũng như tăng chất lượng cuộc sống của Bệnh nhân. Hầu hết bệnh nhân đáp ứng rất tốt với theo dõi và điều trị sau phẫu thủ thuật với các khó chịu thường gặp kể trên thông qua các hướng dẫn từ phía nhân viên y tế và thuốc theo y lệnh bác sĩ điều trị.  

Dựa theo nguyên tắc điều trị trên, bệnh trĩ được can thiệp bằng phẫu thuật là trĩ độ 3, độ 4, trĩ biến chứng (huyết khối, hoại tử, sa nghẹt). Với các mức độ trĩ nội độ 1 hoặc độ 2 không gây ảnh hưởng đến cuộc sống, tinh thần và thể chất, trĩ ngoại không biến chứng thì việc điều trị đầu tay vẫn là điều trị nội khoa. Việc thay đổi thói quen sống và sinh hoạt phối hợp sử dụng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Ngoại tiêu hóa hoặc Hậu môn trực tràng, dược sĩ đem lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh lý trĩ.  

4. Mỗ trĩ có đau không?

Từ cơ chế bệnh học nêu trên cho đến chiến lược điều trị phù hợp bệnh trĩ, việc chỉ định mổ hay không mổ cần được quyết định bởi các bác sĩ có chuyên môn & tay nghề. Và do vậy, vấn đề kiểm soát đau sau can thiệp thủ thuật – phẫu thuật trĩ cũng là yếu tố rất được các bác sĩ hậu môn trực tràng / ngoại tiêu hóa quan tâm.  

Hậu môn trực tràng là khu vực cuối cùng của ống tiêu hóa và cũng là điểm tập trung của hệ thống thần kinh, đặc biệt là phía trên và phía dưới đường lược (đường phân tách hậu môn & trực tràng). Do đó, sau quá trình thực hiện các thao tác can thiệp ở khu vực này dẫn đến cảm giác đau là phản ứng bình thường của cơ thể. Các bác sĩ ngoại khoa sẽ có giải pháp để dự phòng cũng như giảm tối thiểu biến chứng đau sau thủ thuật – phẫu thuật trĩ cho người bệnh, nhằm mang lại hiệu quả điều trị tối ưu, nâng cao chất lượng cuộc sống tối đa ví dụ: 

  • Tối ưu điều trị nội khoa trước can thiệp thủ thuật & phẫu thuật 
  • Lựa chọn phương pháp, kĩ thuật phù hợp nhất với tình trạng bệnh trĩ để mang lại hiệu quả đối đa & tối thiểu biến chứng  
  • Tối ưu ưu điều trị nội khoa sau can thiệp thủ thuật & phẫu thuật 

Người bệnh đau sau mổ 

 

Bên cạnh đó, website daflon.com.vn có một số lưu ý mách bạn đọc để an tâm “bye bye” bé trĩ: 

Chuẩn bị một tinh thần thật tốt, không nên quá lo lắng trước ca mổ. Vì vậy “trĩ viên” an tâm nhé, các bác sĩ tiêu hóa hay hậu môn trực tràng sẽ giúp bạn quay trở lại cuộc sống bình thường trước kia  

  • Sau ca mổ: vận động nhẹ nhàng, dành thời gian nghỉ ngơi để vết mổ mau lành. Chăm sóc hậu môn sạch sẽ và khô ráo thường xuyên. Hãy uống đủ nước, ưu tiên nhiều rau xanh chất xơ cũng như lựa chọn các đồ ăn dạng lỏng & dễ tiêu hóa, và nói không với rượu bia thuốc lá hay đồ ăn cay nóng bạn nhé.  
  • Tuân thủ lộ trình điều trị của bác sĩ trước, trong & sau ca mổ. Tái khám theo chỉ định của bác sĩ, thường là sau 1 tuần, 2 tuần cho đến 1 & 2 tháng tiếp theo để đánh giá chức năng hậu môn, đánh giá vết mổ cũng như những vấn đề khác liên quan ở hậu môn trực tràng.

 

Trên đây là một số vấn đề liên quan đến bệnh trĩ, từ nhận diện, điều trị cho đến giải đáp thắc mắc của quý bạn đọc về vấn đề đau sau mổ trĩ. Nếu bạn có bất kì dấu hiệu như đại tiện ra máu, đau, sưng, rát hay sa lồi khối ở hậu môn, hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn chuẩn xác – chẩn đoán đầy đủ – điều trị chất lượng. Theo dõi các bài viết hay và bổ ích khác tại website daflon.com.vn bạn nhé!  

 

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Lê Châu Hoàng Quốc Chương Trần Hoàng Ngâu (2021). “Bệnh trĩ”. Bệnh học Ngoại khoa Tiêu hóa, NXB Y học, pp. trang 421-438.
2. Nguyễn Đình Hối (2002). “Bệnh trĩ”. Hậu môn trực tràng học, NXB Y học, pp. trang 73-105.
3. [Guideline] Davis BR, Lee-Kong SA, Migaly J, Feingold DL, Steele SR. The American Society of Colon and Rectal Surgeons Clinical Practice Guidelines for the Management of Hemorrhoids. Dis Colon Rectum. 2018 Mar. 61(3):284-92
4. [Guideline] Rubbini M, Ascanelli S. Classification and guidelines of hemorrhoidal disease: present and future. World J Gastrointest Surg. 2019 Mar 27. 11(3):117-21
5. A prospective randomized controlled study. Surg Today. 2003; 33(11):828-832
6. The efficacy of topical sucralfate in improving pain and wound healing after haemorrhoidectomy procedure: A systematic review, meta-analysis, and meta-regression of randomised clinical trials. Int Wound J. 2022;1‐11.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kiến thức -Luyện tập

BẠN CHỌN TẾT NỘI HAY TẾT NGOẠI

Điều trị Kiến thức -Luyện tập Trĩ ngoại Trĩ nội

BỆNH NÀO CÓ THỂ DẪN ĐẾN BỆNH TRĨ?

Vương Đình Tuyển Bệnh viện Quận 4    Bệnh trĩ dù lành tính nhưng có

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

BỆNH TRĨ CÓ THỂ KHỎI HOÀN TOÀN?

BS. Bùi Quang Anh Chiêu Khoa Ngoại tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

TRIỆU CHỨNG GIÚP CHUẨN ĐOÁN BỆNH TRĨ CHÍNH XÁC

BS. Hoàng Anh Bắc Phó trưởng khoa Ngoại tiêu hóa,  Bệnh viện Thống Nhất  Triệu

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

GIẢI MÃ NGUỒN GỐC VÀ NHỮNG SỰ THẬT VỀ CÂU NÓI “THẬP NHÂN CỬU TRĨ”

BS CKII. Đặng Thanh Phú Trưởng khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Quận Tân Phú 

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

LƯU Ý CẦN BIẾT KHI SỬ DỤNG KEM BÔI, VIÊN ĐẶT HẬU MÔN

ThS. BS. Lưu Tuấn Thành Chuyên khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện đa khoa Medlatec 

Kiến thức -Luyện tập Trĩ ngoại Trĩ nội

BẠN CÓ BIẾT? BỆNH TRĨ CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ MÀ KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT!

ThS. BS. Trần Đức Cảnh Khoa Nội soi bệnh viện K Trung Ương Cố vấn

Kiến thức -Luyện tập Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

ĐẠI TIỆN RA MÁU: ĐỪNG CHỦ QUAN!

Ths. Bs. Lưu Quang Dũng Khoa Ngoại tiêu hóa – BV Đại học Y Hà

Liên hệ nhận tư vấn






    Không quá 400 từ.