ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA BỆNH TRĨ VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

BS CKII. Chung Hoàng Phương
Khoa Ngoại tiêu hóa 
Bệnh viện Nhân Dân Gia Định 

 

Lựa chọn phương pháp điều trị phải dựa trên mức độ của các triệu chứng. Trong đó, điều trị nội khoa là phương pháp nền tảng, thể áp dụng tại nhà. Cùng đọc bài viết bên dưới để áp dụng ngay các phương pháp giảm đau trĩ tại nhà cũng như các phương pháp điều trị khác bạn nhé!

  1. Bệnh trĩ là gì?
  2. Chẩn đoán bệnh trĩ
  3. Điều trị bệnh trĩ
  4. Khi nào bạn nên tìm gặp bác sĩ/ dược sĩ để được khám và tư vấn điều trị?

1. Bệnh trĩ gì? 

Bệnh trĩ là tình trạng sưng phù, sa dãn các tĩnh mạch vùng hậu môn. Biểu hiện bằng các triệu chứng như tiêu ra máu, sa búi trĩ, đau khó chịu vùng hậu môn.  

Bệnh trĩ rất thường gặp, ở cả nam và nữ giới, đặc biệt đứng đầu trong các bệnh vùng hậu môn đến khám và điều trị 

Mặc dù bệnh trĩ thường gây ra các gây phiền toái và khó chịu cho người bệnh. May mắn thay, các phương pháp điều trị bệnh trĩ luôn có sẵn và thường có thể giảm thiểu các triệu chứng khó chịu. 

2. Chẩn đoán bệnh trĩ

Chẩn đoán bệnh trĩ bên cạnh việc căn cứ vào các triệu chứng như tiêu ra máu, sa búi trĩ, đau khó chịu vùng hậu môn được người bệnh cung cấp. Bác sĩ còn thực hiện việc thăm khám vùng hậu môn trực tràng và có thể kết hợp với nội soi vùng hậu môn trực tràng hoặc nội soi đại tràng.  

Bệnh trĩ có nhiều phân độ khác nhau, dựa vào vị trí và tình trạng sa búi trĩ, bao gồm: độ I, độ II, độ III, độ IV, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp, trĩ vòng. 

3. Điều trị bệnh trĩ

Lựa chọn phương pháp điều trị trước tiên phải dựa trên mức độ của các triệu chứng. 

Tùy thuộc mức độ của triệu chứng, các bệnh lý đi kèm tình trạng chung của mỗi người bệnh mà chọn lựa phương pháp phù hợp. Tiến hành các phương pháp điều trị theo nguyên tắc xâm lấn tối thiểu trước. Trong đó, điều trị nội khoa là điều trị thủ thuật và điều trị phẫu thuật.  

Hình: Sơ đồ điều trị bệnh trĩ 

3.1. Điều trị nội khoa NỀN TẢNG và dễ áp dụng nhất 

Điều trị nội khoa được thực hiện với kỳ vọng xâm lấn tối thiểu và giảm nhẹ triệu chứng. Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong điều trị bệnh trĩ là TRÁNH TÁO BÓN (tình trạng đại tiện phân cứng hoặc không thường xuyên). Có nhiều phương pháp nội khoa có thể áp dụng tại nhà để giảm triệu chứng bệnh trĩ 

  • Bổ sung chất xơ: Nhu cầu chất xơ hàng ngày khoảng 20 – 35 gram để duy trì nhu động ruột đều đặn. 

  • Uống đủ nước từ 1,5 2 lít mỗi ngày.  

  • Tập thói quen đại tiện đúng giờ: không ngồi lâu trên bồn cầu, không đọc báo khi đại tiện.  

  • Tập thể dục đều đặn, vừa sức, đi bộ là một trong những hoạt động rất tốt cho sức khỏe. Tránh đứng lâu ngồi nhiều.  

  • Ngâm hậu môn nước ấm: ngâm trong nước ấm 40 42 độ C trong 5 10 phút (2 3 lần mỗi ngày) giúp làm tăng lưu thông máu vùng hậu môn trực tràng và thư giãn cơ thắt hậu môn, cải thiện triệu chứng đau khó chịu hậu môn. Không thêm xà phòng vào nước ấm khi ngâm.

Bên cạnh những khuyến cáo về thay đổi trong lối sống chế độ ăn. Điều trị nội khoa còn bao gồm dùng một số thuốc sau: 

  • Thuốc tăng cường thành mạch, chống viêm: MPFF (Daflon 500mg/1000mg) là một trong những thuốc được nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả trong điều trị các giai đoạn bệnh trĩ. 
  • Thuốc giảm đau, kháng viêm: paracetamol, tramadol, NSAID, corticoid. 
  • Thuốc điều trị tại chỗ: có nhiều loại kem bôiviên đặt khác nhau để điều trị bệnh trĩ và nhiều loại được bán không cần đơn. Kem giảm đau và thuốc đặt trực tràng có thể giúp giảm đau, viêm và ngứa. Điển hình nhất là kem bôi/viên đặt Linaflon từ Pháp  

Hình: Kem bôi/viên đặt Linaflon giúp chữa trĩ, nứt hậu môn  

  • Thuốc nhuận tràng: Nhiều người lo lắng về việc uống thuốc nhuận tràng thường xuyên, sợ rằng họ sẽ không thể đi tiêu nếu ngừng thuốc nhuận tràng. Thuốc nhuận tràng không “gây nghiện” và sử dụng thuốc nhuận tràng KHÔNG làm tăng nguy cơ táo bón trong tương lai thay vào đó có thể ngăn ngừa các vấn đề về táo bón lâu dài.  

3.2. Điều trị thủ thuật ít xâm lấn 

Khi các triệu chứng chưa đáp ứng với điều trị nội khoa. Người bệnh có thể cần đến thủ thuật. Hầu hết bệnh trĩ có triệu chứng độ I, độ II và một số độ III khi thất bại với điều trị nội khoa có thể được điều trị hiệu quả bằng thủ thuật như thắt trĩ, chích xơ trĩ, laser, ... Trong đó THẮT TRĨ là thủ thuật PHỔ BIẾN, được sử dụng nhiều và hiệu quả. 

Trong phương pháp thắt trĩ, bác sĩ sẽ tiến hành dùng dây thun chuyên dụng để thắt ở vị trí gốc các búi trĩ. Búi trĩ sau khi được thắt sẽ co rút lại và ngưng chảy máu.  

3.3. Điều trị phẫu thuật 

Nếu người bệnh tiếp tục có các triệu chứng do bệnh trĩ (chẳng hạn như chảy máu, đau hoặc sa trĩ) mặc dù đã điều trị nội khoa và thủ thuật. Người bệnh có thể cần được phẫu thuật.  

Phẫu thuật thường nên được chỉ định ở bệnh nhân trĩ có triệu chứng do trĩ ngoại, trĩ hn hợp, trĩ nội sa. 

Phẫu thuật cắt trĩ cũng có nhiều phương pháp như cắt trĩ từng búi, cắt trĩ vòng (phẫu thuật bằng máy cắt nối vòng – hay còn gọi là phẫu thuật Longo), phẫu thuật khâu triệt mạch, Lựa chọn phẫu thuật phù hợp nhất tùy thuộc vào tình trạng bệnh trĩ của từng người bệnh. 

4. Khi nào bạn nên tìm gặp bác sĩ/ dược sĩ để được khám và tư vấn điều trị?

  • Đi tiêu ra máu, mới xuất hiện hoặc ngày càng tăng lên. 

  • khối bất thường bị nhô ra hay nổi lên ở hậu môn phải dùng tay đẩy vào hoặc không đẩy vào được. 

  • Đại tiện khó hoặc không đại tiện được vì đau hậu môn. 

  • Các triệu chứng của bạn đang trở nên nặng hơn khi chăm sóc tại nhà. 

Trên đây là một số thông tin giúp quý bạn đọc biết đúng, hiểu đủ hơn về bệnh trĩ, về các phương pháp điều trị và đến ngay bác sĩ/ dược sĩ khi có các dấu hiệu như đại tiện ra máu, đau, rát hay sa khối ở hậu môn để được tư vấn và điều trị chính xác. Theo dõi thêm các bài viết trên website daflon.com.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích bạn nhé!  

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kiến thức -Luyện tập

BẠN CHỌN TẾT NỘI HAY TẾT NGOẠI

Điều trị Kiến thức -Luyện tập Trĩ ngoại Trĩ nội

BỆNH NÀO CÓ THỂ DẪN ĐẾN BỆNH TRĨ?

Vương Đình Tuyển Bệnh viện Quận 4    Bệnh trĩ dù lành tính nhưng có

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

BỆNH TRĨ CÓ THỂ KHỎI HOÀN TOÀN?

BS. Bùi Quang Anh Chiêu Khoa Ngoại tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

TRIỆU CHỨNG GIÚP CHUẨN ĐOÁN BỆNH TRĨ CHÍNH XÁC

BS. Hoàng Anh Bắc Phó trưởng khoa Ngoại tiêu hóa,  Bệnh viện Thống Nhất  Triệu

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

GIẢI MÃ NGUỒN GỐC VÀ NHỮNG SỰ THẬT VỀ CÂU NÓI “THẬP NHÂN CỬU TRĨ”

BS CKII. Đặng Thanh Phú Trưởng khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Quận Tân Phú 

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

LƯU Ý CẦN BIẾT KHI SỬ DỤNG KEM BÔI, VIÊN ĐẶT HẬU MÔN

ThS. BS. Lưu Tuấn Thành Chuyên khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện đa khoa Medlatec 

Kiến thức -Luyện tập Trĩ ngoại Trĩ nội

BẠN CÓ BIẾT? BỆNH TRĨ CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ MÀ KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT!

ThS. BS. Trần Đức Cảnh Khoa Nội soi bệnh viện K Trung Ương Cố vấn

Kiến thức -Luyện tập Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

ĐẠI TIỆN RA MÁU: ĐỪNG CHỦ QUAN!

Ths. Bs. Lưu Quang Dũng Khoa Ngoại tiêu hóa – BV Đại học Y Hà

Liên hệ nhận tư vấn






    Không quá 400 từ.