BỆNH TRĨ KHÓ NÓI VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT!

ThS. BS. Lê Tú Anh
Bác sĩ chuyên khoa Ngoại Tiêu Hóa
Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc, Hà Nội 

 

Bệnh trĩ thường gặp với tần suất gần 50% dân số theo nghiên cứu của PGS. TS. BS. Nguyễn Xuân Hùng từ Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam. mức độ ảnh hưởng của bệnh trĩ tới cuộc sống là rất lớn nhưng do bệnh gây tâm lý ngại ngùng khó nói ở vùng nhạy cảm nên bệnh lý này chưa được bản thân người bệnh quan tâm đúng mực 

  1. Bệnh trĩ là gì?
  2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ
  3. Phân độ bệnh trĩ

1. Bệnh trĩ là gì?

Trĩ là những cấu trúc búi tĩnh mạch bình thường ở ống hậu môn, giúp đảm bảo chức năng sinh lý như kiểm soát đại tiện, kiểm soát hơi. Bệnh trĩ là tình trạng những cấu trúc này bị chuyển đổi sang trạng thái bệnh lý do yếu tố cơ học làm giãn, lỏng lẻo hệ thống nâng đỡ gây sa búi trĩ và yếu tố mạch máu làm giãn gây viêm, chảy máu và đau rát khó chịu. 

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ

Nguyên nhân chính xác gây nên bệnh hiện nay chưa được xác định rõ và thường được phát triển ở những bệnh nhân có các yếu tố thuận lợi làm tăng áp lực trong trực tràng gây chèn ép vào hệ thống tĩnh mạch vùng hậu môn, làm cản trở máu tĩnh mạch trở về và do đó máu tĩnh mạch đọng lại và tĩnh mạch giãn ra tạo thành búi trĩ. Búi trĩ này sẽ to dần lên và thòi ra ngoài nếu những yếu tố này tiếp diễn. 

Trên thực tế người ta cũng nhận thấy có một số yếu tố thuận lợi của bệnh trĩ. 

  • Gia đình: trong gia đình có người mắc bệnh thì nguy cơ mắc ở những người khác thường cao hơn. 
  • Rối loạn lưu thông tiêu hoá (táo bón, ỉa chảy) là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới sự xuất hiện của bệnh trĩ. 
  • Yếu tố nội tiết: phụ nữ có thai chẳng hạn, bệnh trĩ xuất hiện khi có thai nhưng thường khỏi sau khi sinh đẻ. Tuy vậy nếu phụ nữ mang thai nhiều lần làm tăng nguy cơ và độ nặng của bệnh trĩ 

Phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh trĩ  

  • Một số bệnh lý: Lỵ, viêm đại tràng… 
  • Yếu tố nghề nghiệp phải đứng, ngồi lâu (thợ may, lái tàu – xe, IT, nhân viên văn phòng, game thủ, tập gym…) 
  • Thói quen, lối sống: Ngồi đại tiện quá lâu trong nhà vệ sinh (đọc sách báo, xem điện thoại), ăn đồ cay nóng, dùng nhiều rượu – bia – chất kích thích… 

Hình ảnh lướt tiktok, mạng xã hội trong nhà vệ sinh 

3. Phân độ bệnh trĩ: 

Phân loại trĩ theo giải phẫu: Lấy đường lược làm mốc người ta chia ra: 

  • Trĩ nội: nằm ở khoang dưới niêm mạc, trên đường lược, có nguồn gốc từ động mạch trực tràng lên 
  • Trĩ ngoại: nằm ở khoang cạnh hậu môn, dưới da, dưới đường lược, có nguồn gốc từ động mạch trực tràng dưới 
  • Ngoài ra, nếu búi trĩ nội sa xuống và hòa lẫn với trĩ ngoại tạo thành 1 khối chung thì gọi là trĩ hỗn hợp 

Trĩ nội và trĩ ngoại

Phân loại theo tiến triển: Chia làm 4 độ đối với trĩ nội 

  • Độ I: Búi trĩ cương tụ (chỉ to lên trong lòng ống hậu môn), có hiện tượng chảy máu, đau rát 
  • Độ II: Sa trĩ khi rặn, tự co lên sau đại tiện 
  • Độ III: Sa trĩ khi rặn, không tự co lên được, phải dùng tay đẩy lên 
  • Độ IV: Trĩ sa thường xuyên, kể cả những trường hợp sa trĩ tắc mạch 

4 phân độ trĩ nội  

Tóm lại, bệnh trĩ là bệnh lý phổ biến, gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống bệnh nhân nhưng cũng dễ chẩn đoán và điều trị hiệu quả nếu được thăm khám kịp thời. Người bệnh nếu có các triệu chứng điển hình nghi ngờ bệnh trĩ hoặc các bệnh khác khu vực hậu môn trực tràng như chảy máu, đau rát và sa khối ở hậu môn, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám chuyên khoa và chỉ định chiến lược điều trị phù hợp. Theo dõi thêm các bài viết bổ ích khác tại website Daflon.com.vn nhé!  

 

 


TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Godeberge P. (2020). Hemorrhoidal disease and chronic venous insufficiency: Concomitance or coincidence; results of the CHORUS study (Chronic venous and HemORrhoidal diseases evalUation and Scientific research). J Gastroenterol Hepatol, 35(4), 577-585. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kiến thức -Luyện tập

BẠN CHỌN TẾT NỘI HAY TẾT NGOẠI

Điều trị Kiến thức -Luyện tập Trĩ ngoại Trĩ nội

BỆNH NÀO CÓ THỂ DẪN ĐẾN BỆNH TRĨ?

Vương Đình Tuyển Bệnh viện Quận 4    Bệnh trĩ dù lành tính nhưng có

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

BỆNH TRĨ CÓ THỂ KHỎI HOÀN TOÀN?

BS. Bùi Quang Anh Chiêu Khoa Ngoại tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

TRIỆU CHỨNG GIÚP CHUẨN ĐOÁN BỆNH TRĨ CHÍNH XÁC

BS. Hoàng Anh Bắc Phó trưởng khoa Ngoại tiêu hóa,  Bệnh viện Thống Nhất  Triệu

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

GIẢI MÃ NGUỒN GỐC VÀ NHỮNG SỰ THẬT VỀ CÂU NÓI “THẬP NHÂN CỬU TRĨ”

BS CKII. Đặng Thanh Phú Trưởng khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Quận Tân Phú 

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

LƯU Ý CẦN BIẾT KHI SỬ DỤNG KEM BÔI, VIÊN ĐẶT HẬU MÔN

ThS. BS. Lưu Tuấn Thành Chuyên khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện đa khoa Medlatec 

Kiến thức -Luyện tập Trĩ ngoại Trĩ nội

BẠN CÓ BIẾT? BỆNH TRĨ CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ MÀ KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT!

ThS. BS. Trần Đức Cảnh Khoa Nội soi bệnh viện K Trung Ương Cố vấn

Kiến thức -Luyện tập Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

ĐẠI TIỆN RA MÁU: ĐỪNG CHỦ QUAN!

Ths. Bs. Lưu Quang Dũng Khoa Ngoại tiêu hóa – BV Đại học Y Hà

Liên hệ nhận tư vấn






    Không quá 400 từ.