BỆNH TRĨ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ PHẦN 2  

ThS. BS. Nguyễn Trí Cương
Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội
Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn 

Bệnh trĩ là bệnh lý phổ biến, dù không quá phức tạp nhưng khá khó để có thể nói ra nên thường dẫn đến nhận diện sai, chẩn đoán thiếu chính xác đặc biệt là điều trị sai phương pháp dẫn đến nhiều hậu quả khó lường. Vì thế để hiểu đúng – hiểu đủ về căn nguyên của bệnh lý này cũng như các sai lầm trong chữa trị, bạn có thể đọc thêm bài viết này. Dưới đây sẽ là các nguyên nhân và phương pháp điều trị trĩ, cùng tìm hiểu nhé!

1. Các yếu tố nguy cơ mắc trĩ
2. Các phương pháp điều trị bệnh trĩ
3. Kết luận 

1. Các yếu tố nguy cơ mắc trĩ 

Nguyên nhân của bệnh trĩ chưa thực sự rõ ràng. Tuy nhiên, có thể xác định một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:   

  • Táo bón mạn tính: đại tiện khó phải rặn nhiều làm tăng áp lực ống hậu môn từ đó dẫn tới bệnh trĩ. 
  • Tăng áp lực ổ bụng: ho nhiều kéo dài, lao động nặng, các công việc phải đứng lâu ngồi nhiều làm áp lực ổ bụng tăng kéo dài gây ra bệnh trĩ. 
  • Thai kỳ: kích thước tử cung và thai cản trở dòng máu tĩnh mạch, gây ứ máu ở các tĩnh mạch vùng hậu môn 
  • Một số yếu tố khác: chế độ ăn gia vị có tính kích thích (ớt, tiêu…), đồ uống có cồn. Ngoài ra, bệnh trĩ còn gia tăng theo tuổi do các cấu trúc nâng đỡ các tĩnh mạch trĩ nhão và lỏng lẻo dần. 

Hình: Một số yếu tố nguy cơ  

2. Các phương pháp điều trị bệnh trĩ 

Lựa chọn điều trị cụ thể cần dựa vào tuổi, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và bệnh lý đi kèm. Bao gồm điều trị nội khoa, thủ thuật và sau cùng là phẫu thuật  

2.1. Điều trị bảo tồn nội khoa  

– Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống là TRỌNG TÂM của phương pháp. Cụ thể,  

  •  Điều chỉnh lối sống: Tránh căng thẳng, ngâm hậu môn trong nước ấm sau khi đại tiện và tập thể dục thường xuyên. 
  • Chế độ ăn uống: Uống đủ 2 lít nước, tăng lượng chất xơ mỗi ngày. Tuy nhiên, lượng chất xơ không giúp cải thiện các triệu chứng sa, đau và ngứa 

– Phương pháp điều trị tại chỗ: Kiểm soát triệu chứng với nhiều cơ chế tác động như bôi trơn, cầm máu, giảm đau hay cảm giác bỏng rát, giảm viêm ngứa, lành vết loét co búi trĩ… Điển hình là Linaflon (sucralfate) dạng kem bôi hoặc viên đặt giúp giảm đau, ngăn chảy máu, nhanh lành vết thương nhanh chóng, bảo vệ niêm mạc. 

Linaflon kem bôi/viên đặt giúp giảm đau, lành thương nhanh

– Thuốc làm tăng sức bền thành mạch: Thuốc được sử dụng phổ biến như Daflon 1000mg với thành phần MPFF (Micronized purified flavonoid fraction – flavonoid vi hạt tinh chế) giúp hỗ trợ phục hồi các van tĩnh mạch vị viêm, kháng viêm, hỗ trợ tuần hoàn máu về tim 

Tuy nhiên, với bệnh trĩ mức độ nặng hoặc điều trị nội khoa không kiểm soát tốt các triệu chứng, thì bác sĩ sẽ ra chỉ định các phương pháp điều trị xâm lấn (gồm thủ thuật và phẫu thuật). Song song đó, thay đổi lối sống và điều trị nội khoa bảo tồn cần tiếp tục được duy trì trước & sau xâm lấn để nâng cao hiệu quả điều trị. 

2.2. Thủ thuật 

Đối với trĩ nội thì thắt vòng cao su, tiêm xơ và đông máu hồng ngoại… là những thủ thuật phổ biến nhất nhưng vẫn chưa có sự thống nhất về phương pháp điều trị tối ưu. Mục tiêu là giảm lượng máu cấp cho búi trĩ, làm teo búi trĩ và tăng khả năng gắn kết búi trĩ với thành trực tràng để giảm tình trạng sa búi trĩ. 

– Thắt vòng cao su 

  • Là thủ thuật phổ biến nhất được chỉ định cho trĩ nội độ II và III.
  • Dựa trên cơ chế gây hoại tử mô trĩ và cố định nó vào niêm mạc trực tràng. Qua ống nội soi hậu môn, vòng dây cao su nhỏ trên dụng cụ thắt kẹp được đẩy thắt chặt quanh gốc của búi trĩ nội. Khi các mô bị thiếu máu cục bộ (hoại tử sẽ diễn ra từ 3 5 ngày) và hình thành một lớp mô bị loét. Thông thường vết loét sẽ lành sau vài tuần.  

Hình: Thắt vòng cao su 

  • Chống chỉ định với bệnh nhân có bệnh khác vùng hậu môn (viêm loét, rò hậu môn, nứt kẽ…) và bệnh nhân mắc rối loạn đông máu hoặc dùng thuốc chống đông mãn tính (do nguy cơ xuất huyết muộn).  
  • Ưu điểm: Tỷ lệ tái phát thấp  
  • Nhược điểm: không áp dụng được cho trĩ ngoại, trĩ độ IV. Với bệnh nhân có nhiều búi trĩ phải thắt nhiều vị trí và làm nhiều lần, cùng với đó là tỷ lệ thất bại cao hơn. 

– Tiêm xơ 

  • Liệu pháp tiêm xơ chỉ định cho trĩ nội độ I và II và có thể là lựa chọn tốt cho bệnh nhân dùng thuốc chống đông máu. Giống như thắt dây cao su, liệu pháp xơ hóa không cần gây tê tại chỗ. Được thực hiện thông qua ống soi hậu môn, bệnh trĩ nội được định vị và tiêm chất gây xơ cứng vào lớp dưới niêm mạc làm teo các mô trĩ.  
  • Các biến chứng của liệu pháp xơ hóa bao gồm cảm giác đau tức, chảy máu, loét ống hậu môn.   

– Quang đông hồng ngoại 

  • Tác động trực tiếp sóng ánh sáng hồng ngoại vào các mô trĩ làm hoại tử búi trĩ, được sử dụng để điều trị cho bệnh trĩ nội độ I và II. 
  • Đầu của máy quang đông hồng ngoại được áp vào gốc của trĩ nội trong 2 giây, với 35 lần điều trị cho mỗi búi trĩ. Theo thời gian, niêm mạc bị ảnh hưởng sẽ có phản ứng sẹo hóa, từ đó kéo một phần các búi trĩ sa lên. Thủ thuật này rất an toàn, tuy nhiên có thể gây đau nhẹ và chảy máu. 

Tóm lại, các nghiên cứu chỉ ra rằng người bệnh được điều trị bằng tiêm xơ búi trĩ và quang đông hồng ngoại nhiều khả năng cần phải thực hiện thêm các thủ thuật hoặc liệu pháp tiếp theo so với thắt vòng cao su.  

2.3. Phẫu thuật 

Phẫu thuật được lựa chọn khi điều trị bệnh trĩ bằng nội khoa hoặc can thiệp thủ thuật thất bại hoặc là lựa chọn ban đầu ở các BN trĩ độ III, IV hoặc trĩ nghẹt, trĩ tắc mạch.  

Các phương pháp phẫu thuật cơ bản được tiến hành gồm: 

– Cắt trĩ (hemorrhoidectomy):  

  • Ưu điểm: Chỉ định đầu tay cho trĩ độ III và IV, tỷ lệ tái phát và chi phí thấp hơn so với các phương pháp thủ thuật (thắt vòng cao su, tiêm xơ…) 
  • Nhược điểm: gây đau và cần có chế độ chăm sóc vết thương kết hợp điều trị nội khoa sau mổ (dùng bộ đôi “Trong Uống – Ngoài Thoa”). Có thể gặp biến chứng sớm sau mổ gồm bí tiểu, chảy máu, nhiễm trùng vùng hậu môn hay biến chứng muộn (ít gặp) là hẹp hậu môn  

Phẫu thuật Longo (Stapled Hemorrhoidopexy) 

Hình: Phẫu thuật Longo 

  • giải pháp thay thế cho phẫu thuật cắt trĩ, ưu tiên cho bệnh nhân không có trĩ ngoại.  
  • Ưu điểm: Ít đau sau mổ hơn so với phẫu thuật cắt trĩ kinh điển. 
  • Nhược điểm: Khi trĩ tái phát không sử dụng được phương pháp này mà phải dùng phương pháp cắt trĩ kinh điển. Các biến chứng có thể gặp là chảy máu đường ghim, tổn thương cơ vòng hậu môn, rò trực tràng âm đạo. 

– Thắt động mạch trĩ dưới hướng dẫn Doppler (Transanal hemorrhoidal dearterialization):  

  • chế chung là sử dụng siêu âm Doppler để xác định vị trí các động mạch nuôi dưỡng búi trĩ chính. Sau đó thắt các động mạch này bằng chỉ khâu tự tiêu qua ống soi hậu môn chuyên dụng và khâu cuộn các búi trĩ còn lại.  
  • Ưu điểm: Ít đau sau mổ hơn so với phương pháp cắt trĩ, ưu tiên dùng cho hình thái bệnh với các búi trĩ nội riêng rẽ.  
  • Nhược điểm: Cần trang thiết bị máy siêu âm Doppler hiện đại, chi phí cao.  

3. Kết luận

Bệnh trĩ là bệnh phổ biến nhưng khá phức tạp. Vì vậy người bệnh cần hiểu đúng về trĩ & bệnh trĩ về các phương pháp điều trị.  

Bên cạnh việc thay đổi lối sống và điều trị nội khoa (uống thuốc trợ tĩnh mạch từ Pháp hay sử dụng kem bôi/viên đặt Linaflon) thì điều trị bằng thủ thuật và phẫu thuật có thể được chỉ định cho những trường hợp có búi trĩ lớn, bệnh trĩ có biến chứng hoặc không đáp ứng với điều trị nội khoa bảo tồn. Cùng theo dõi thêm các bài viết tại website Daflon.com.vn để có thêm những cập nhật và thông tin bổ ích nhé!  

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kiến thức -Luyện tập

BẠN CHỌN TẾT NỘI HAY TẾT NGOẠI

Điều trị Kiến thức -Luyện tập Trĩ ngoại Trĩ nội

BỆNH NÀO CÓ THỂ DẪN ĐẾN BỆNH TRĨ?

Vương Đình Tuyển Bệnh viện Quận 4    Bệnh trĩ dù lành tính nhưng có

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

BỆNH TRĨ CÓ THỂ KHỎI HOÀN TOÀN?

BS. Bùi Quang Anh Chiêu Khoa Ngoại tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

TRIỆU CHỨNG GIÚP CHUẨN ĐOÁN BỆNH TRĨ CHÍNH XÁC

BS. Hoàng Anh Bắc Phó trưởng khoa Ngoại tiêu hóa,  Bệnh viện Thống Nhất  Triệu

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

GIẢI MÃ NGUỒN GỐC VÀ NHỮNG SỰ THẬT VỀ CÂU NÓI “THẬP NHÂN CỬU TRĨ”

BS CKII. Đặng Thanh Phú Trưởng khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Quận Tân Phú 

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

LƯU Ý CẦN BIẾT KHI SỬ DỤNG KEM BÔI, VIÊN ĐẶT HẬU MÔN

ThS. BS. Lưu Tuấn Thành Chuyên khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện đa khoa Medlatec 

Kiến thức -Luyện tập Trĩ ngoại Trĩ nội

BẠN CÓ BIẾT? BỆNH TRĨ CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ MÀ KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT!

ThS. BS. Trần Đức Cảnh Khoa Nội soi bệnh viện K Trung Ương Cố vấn

Kiến thức -Luyện tập Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

ĐẠI TIỆN RA MÁU: ĐỪNG CHỦ QUAN!

Ths. Bs. Lưu Quang Dũng Khoa Ngoại tiêu hóa – BV Đại học Y Hà

Liên hệ nhận tư vấn






    Không quá 400 từ.