PHÂN BIỆT BỆNH TRĨ VÀ BỆNH LÝ CHẢY MÁU TIÊU HÓA DƯỚI

BS Đỗ Đức Quân
Khoa Nội tiêu hóa 
Bệnh viện Quân Y 354 

 

Có một số dấu hiệu gợi ý phân biệt Trĩ và ung thư hậu môn trực tràng đó là máu trong bệnh trĩ là đỏ tươi, còn ung thư sẽ ra máu nhầy đen hoặc máu cục có kèm theo mùi hôi. Khối sa do bệnh trĩ thường là khối mềm còn khối sa do ung thư ống hậu môn thường sờ rất cứng, hay khối sa trực tràng là khối sa đồng tâm rất lớn.  

  1. Trĩ và bệnh trĩ có gì khác nhau?
  2. Phân biệt chảy máu khi đại tiện do bệnh trĩ và các bệnh lý khác

1. Trĩ và bệnh trĩ có gì khác nhau? 

Tất cả chúng ta ai cũng có trĩ trong cơ thể. Các vị cổ nhân đã có câu “Thập nhân cửu trĩ’, thực ra đó là câu để nói về búi trĩ bình thường, không phải bệnh trĩ. Trĩ là cấu trúc sinh lý của cơ thể mà tất cả chúng ta đều có giống như ai cũng có bàng quang để chứa nước tiểu để đi tiểu.  

Trĩ bình thường là một tổ chức mô đệm của ống hậu môn giúp hậu môn khép kín đồng thời kiểm soát thoát phân, hơi và khí ra ngoài, và nó còn có tác dụng tạo thành nút để gây áp lực, khi lượng phân ở bóng trực tràng đủ áp lực sẽ gây phản xạ feedback lên tủy sống để đi ngoài.  

Trĩ được gọi là bệnh trĩ là khi nó sa lồi, ra máu, tắc mạch… gây cản trở sinh hoạt. Theo tỉ lệ thống kê của Hội hậu môn trực tràng năm 2006 về điều tra dịch tễ học ở 6 tỉnh phía bắc trên 2600 bệnh nhân thì tỉ lệ bệnh trĩ là 55%, còn trên thế giới tỷ lệ này khoảng 50 đến 55% đặc biệt là trĩ hay mắc ở người lớn tuổi.  

Vậy biểu hiện của bệnh trĩ là gì? Và chảy máu khi đại tiện có phải của mỗi bệnh trĩ?   

  • Biểu hiện đầu tiên của bệnh trĩ mà chúng ta dễ nhận biết được là bệnh nhân đi cầu ra máu như là rớm máu quanh phân, hoặc phun máu thành tia như gà cắt tiết, hoặc là máu nhỏ giọt sau khi đi cầu xong và làm người bệnh rất hoảng sợ. Triệu chứng này cũng có thể là biểu hiện của 1 số bệnh lí ít gặp khác ví dụ như nứt hậu môn – thường triệu chứng đau khi nứt hậu môn là điển hình rất, rất đau & đau trong thời gian dài. Hay những bệnh lý ác tính khác như ung thư đại trực tràng – khi này máu sẽ nhầy, lẫn trong phân, và có mùi hôi. 

Đại tiện máu có nhiều nguyên nhân không chỉ do bệnh trĩ 

  • Dấu hiệu thứ hai của bệnh trĩ là đau vùng hậu môn trực tràng, với nhiều cấp độ khác nhau: đau rát hoặc đau tức, đặc biệt trong trường hợp trĩ cấp và gây viêm tắc mạch thì bệnh nhân rất đau thậm chí không thể ngồi được toàn mông mà phải ngồi nghiêng hoặc ngồi trên ghế chuyên dụng và lúc này thường có chỉ định mổ cấp cứu để lấy trĩ tắc mạch. 

Ghế có lỗ giúp “Êm trĩ dịu mông”  

  • Dấu hiệu thứ ba mà người bệnh thường gặp là trĩ sa sau khi đi đại tiện, có thể tự co lên hoặc phải lấy tay đẩy lên, thậm chí là sa xuống thường trực ở trĩ độ 4. 

Trên đây là ba triệu chứng điển hình, ngoài ra còn có các triệu chứng khác ví dụ bệnh nhân mệt mỏi, ăn uống kiêng khem gây nên gầy yếu đặc biệt ở những trường hợp các cơ co thắt hậu môn giãn rộng hoặc nó đứt rời ở người cao tuổi thì dịch trong hậu môn chảy ra gây viêm nhiễm và ngứa, dễ nhầm lẫn với một số bệnh lí về da liễu ở vùng hậu môn trực tràng. 

2. Phân biệt chảy máu khi đại tiện do bệnh trĩ và các bệnh lý khác 

Ngoài ra, chảy máu khi đại tiện có thể là một trong những bệnh sau có thể nhầm lẫn với bệnh trĩ 

  • Bệnh Crohn 
  • Polyp hậu môn trực tràng 
  • Nứt kẽ hậu môn 
  • Viêm hậu môn 
  • Ung thư hậu môn 
  • Ung thư đại trực tràng 

Khi có các dấu hiện ĐẠI TIỆN RA MÁU, ĐAU, SA KHỐI ở hậu môn cần phải đi khám chuyên khoa tiêu hóa hoặc hậu môn trực tràng để xác định bệnh trĩ hay là bệnh lí khác. Bởi vì các triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lí nứt kẽ hậu môn, bệnh polyp, viêm loét dạ dày tá tràng, Crohn và đặc biệt dễ nhầm lẫn với bệnh ung thư đại trực tràng hoặc ung thư hậu môn là một bệnh lí vô cùng nguy hiểm.  

Có một số dấu hiệu có thể gợi ý phân biệt Trĩ và ung thư hậu môn trực tràng đó là  

  • Máu trong bệnh trĩ là đỏ tươi, còn ung thư sẽ ra máu nhầy đen hoặc máu cục có kèm theo mùi hôi.  
  • Khối sa do bệnh trĩ thường là khối mềm còn khối sa do ung thư ống hậu môn thường sờ rất cứng, hay khối sa trực tràng là khối sa đồng tâm rất lớn.  

Để phân biệt và chuẩn đoán chính xác thì người dân cần đến cơ sở y tế uy tín với các bác sĩ nhiều kinh nghiệm và các phương tiện đầy đủ để có phương hướng điều trị.  

Nội soi hậu môn – trực tràng  

Không nên đọc các thông tin không chính thống trên mạng hoặc nghe lời mách bảo để tự điều trị rồi đến khi bệnh nặng hơn hoặc gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng mới tới bệnh viện. Khi đó, việc điều trị sẽ khó, tốn kém và hiệu quả thấp hơn. 

Tóm lại, người dân nên loại bỏ tâm lí ngại ngùng khi bị bệnh trĩ, bởi vì nếu đến khám từ sớm khi triệu chứng còn nhẹ sẽ được bác sĩ tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn uống và điều trị nội khoa bằng thuốc tại nhà mà không cần làm các thủ thuật hay phẫu thuật. Đối với tình trạng bệnh trĩ nặng, người bệnh cần phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ, đồng thời điều trị theo lộ trình của bác sĩ dược sĩ, tuyệt đối không tự điều trị tại nhà.

Hãy truy cập website Daflon.com.vn để có thêm nhiều bài viết hữu ích bạn nhé!  

 

 


TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Godeberge P et al. (2020). Hemorrhoidal disease and chronic venous insufficiency: Concomitance or coincidence; results of the CHORUS study (Chronic venous and HemORrhoidal diseases evalUation and Scientific research). J Gastroenterol Hepatol, 35(4), 577-585.
2. Sun Z, Migaly (2016). Review of Hemorrhoid Disease: Presentation and Management. Clin Colon Rectal Surg, 29(1), 22-29.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kiến thức -Luyện tập

BẠN CHỌN TẾT NỘI HAY TẾT NGOẠI

Điều trị Kiến thức -Luyện tập Trĩ ngoại Trĩ nội

BỆNH NÀO CÓ THỂ DẪN ĐẾN BỆNH TRĨ?

Vương Đình Tuyển Bệnh viện Quận 4    Bệnh trĩ dù lành tính nhưng có

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

BỆNH TRĨ CÓ THỂ KHỎI HOÀN TOÀN?

BS. Bùi Quang Anh Chiêu Khoa Ngoại tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

TRIỆU CHỨNG GIÚP CHUẨN ĐOÁN BỆNH TRĨ CHÍNH XÁC

BS. Hoàng Anh Bắc Phó trưởng khoa Ngoại tiêu hóa,  Bệnh viện Thống Nhất  Triệu

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

GIẢI MÃ NGUỒN GỐC VÀ NHỮNG SỰ THẬT VỀ CÂU NÓI “THẬP NHÂN CỬU TRĨ”

BS CKII. Đặng Thanh Phú Trưởng khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Quận Tân Phú 

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

LƯU Ý CẦN BIẾT KHI SỬ DỤNG KEM BÔI, VIÊN ĐẶT HẬU MÔN

ThS. BS. Lưu Tuấn Thành Chuyên khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện đa khoa Medlatec 

Kiến thức -Luyện tập Trĩ ngoại Trĩ nội

BẠN CÓ BIẾT? BỆNH TRĨ CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ MÀ KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT!

ThS. BS. Trần Đức Cảnh Khoa Nội soi bệnh viện K Trung Ương Cố vấn

Kiến thức -Luyện tập Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

ĐẠI TIỆN RA MÁU: ĐỪNG CHỦ QUAN!

Ths. Bs. Lưu Quang Dũng Khoa Ngoại tiêu hóa – BV Đại học Y Hà

Liên hệ nhận tư vấn






    Không quá 400 từ.