MỔ TRĨ XONG CÓ CẦN DÙNG THUỐC? 

ThS. BS. Trần Nam
Bệnh viện Thành Phố Thủ Đức 

 

Một vài nghiên cứu đã chứng minh sử dụng thuốc chứa MPFF trướcsau mổ có tác dụng giảm các dấu hiệu và triệu chứng nhanh chóng và giảm nguy cơ tái phát trĩ. Ngoài ra việc kết hợp thuốc bôi – viên đặt hậu môn cũng giúp giảm đau, bao phủ vết thương và giúp nhanh làm lành vết thương sau phẫu – thủ thuật. 

  1. Bệnh trĩ là gì và phân loại bệnh trĩ?
  2. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ và biến chứng
  3. Các phương pháp điều trị bệnh trĩ
    3.1. Can thiệp thủ thuật
    3.2. Phẫu thuật
    3.3. Nội khoa bảo tồn 

1. Bệnh trĩ là gì và phân loại bệnh trĩ 

Bệnh trĩ rất phổ biến, tỷ lệ mắc bệnh chính xác vẫn chưa được biết vì hầu hết bệnh nhân không có triệu chứng và không tìm kiếm sự chăm sóc từ các bác sĩ. Một nghiên cứu về bệnh nhân trải qua sàng lọc ung thư đại trực tràng định kỳ cho thấy tỷ lệ mắc bệnh trĩ là 39%, với 55% bệnh nhân không có triệu chứng. Bệnh trĩ phổ biến hơn ở những người từ 45 65 tuổi.  

Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch bị dãn ở hậu môn và phần dưới trực tràng, tương tự như chứng giãn tĩnh mạch. Bệnh trĩ có thể phát triển bên trong trực tràng (trĩ nội) hoặc dưới da xung quanh hậu môn (trĩ ngoại). 

Trĩ nội và trĩ ngoại phân biệt dựa vào đường lược   

 

Triệu chứng: Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trĩ thường phụ thuộc vào loại trĩ. 

Trĩ ngoại: Nằm ở da xung quanh hậu môn 

  • Kích ứng hoặc ngứa ở vùng hậu môn, chảy máu  

  • Đau hoặc khó chịu 

  • sưng xung quanh hậu môn 

  • Trĩ tắc mạch: Nếu máu tụ lại gây huyết khối trong búi trĩ ngoại có thể dẫn đến: 

  • Đau dữ dội, sưng tấy và viêm 

  • Một khối cứng gần hậu môn 

 

Trĩ nội: Nằm bên trong trực tràng, thường không thể nhìn thấy hoặc cảm thấy và hiếm khi gây khó chịu. Nhưng căng thẳng hoặc khó chịu khi đi đại tiện có thể gây ra: 

  • Chảy máu khi đi tiêu, có thể nhận thấy một lượng nhỏ máu đỏ tươi trên khăn giấy vệ sinh hoặc trong nhà vệ sinh. 

  • Trĩ sa ra ngoài hậu môn dẫn đến đau và khó chịu. 

  • Phân độ trĩ nội: 

    • Độ I: Búi trĩ không lòi ra, nằm hoàn toàn trong ống hậu môn. 

    • Độ II: Bình thường búi trĩ nằm trong ống hậu môn, khi rặn đi cầu búi trĩ lồi ra, sau đó tự rút lên. 

    • Độ III: Búi trĩ thường xuyên lòi ra, không tự rút lại, phải dùng tay đẩy lên. Đôi khi trĩ cần được điều trị nếu gây đau đớn hoặc nhiễm trùng. 

    • Độ IV: Búi trĩ lòi ra khỏi ống hậu môn, không đẩy lên được, gây đau đớn. 

Phân độ trĩ nội  

2. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ và biến chứng 

Nguyên nhân: Các tĩnh mạch xung quanh hậu môn có xu hướng căng ra dưới áp lực và có thể phình ra hoặc sưng lên. Bệnh trĩ phát triển do tăng áp lực ở trực tràng dưới do: 

  • Thói quen đi tiêu: Căng thẳng khi đi tiêu, ngồi đi vệ sinh trong thời gian dài 

  • Thay đổi sinh lý: béo phì, mang thai  

  • Tiêu chảy mạn tính hoặc táo bón, chế độ ăn ít chất xơ 

  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn, làm nặng  

Các yếu tố nguy cơ:  

  • Khi già đi, các mô hỗ trợ các tĩnh mạch trong trực tràng và hậu môn bị suy yếu và căng ra làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ  

  • Mang thai, vì trọng lượng của em bé gây tăng áp lực lên vùng hậu môn trực tràng. 

Các biến chứng: 

  • Thiếu máu: Mất máu mãn tính do chảy máu từ búi trĩ. 

  • Trĩ sa nghẹt: Nếu búi trĩ bị sa ra ngoài và thiếu máu nuôi, búi trĩ có thể bị nghẹt và gây đau đớn. 

  • Tắc mạch: Cục máu đông có thể hình thành trong búi trĩ gây đau đớn. 

 

3. Các phương pháp điều trị bệnh trĩ

3.1. Can thiệp thủ thuật 

  • Thắt dây thun: phương pháp tốt nhất cho trĩ nội độ I và II (không dùng cho trĩ ngoại). Trĩ rụng từ ngày 6 đến ngày 10 có thể bị chảy máu nhẹ. 
  • Tiêm xơ chỉ định cho trĩ độ I và độ II, nhất là cho bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch hoặc mắc bệnh đông máu. Thủ thuật tiêm xơ sẽ thực hiện bằng cách bơm 1-2 ml chất làm xơ, là phenol 5%, quinine, urea hydrochloride, polidocanol hay natri tetradecyl sulfate, tiêm bằng kim dưới lớp niêm mạc của búi trĩ. 
  • Quang đông hồng ngoại chỉ định cho trĩ độ I, II. 
  • Đốt lase búi trĩ chỉ định cho trĩ độ II.  

3.2. Phẫu thuật 

Chỉ định mổ được áp dụng trong các trường hợp sau: 

  • Trĩ nội sa ra ngoài kèm theo đau ngứa, rát, khó chịu ở hậu môn. 

  • Trĩ có biến chứng chảy máu dai dẳng gây thiếu máu, yếu cơ thắt hậu môn, huyết khối, viêm, phù nề, nghẹt và hoại tử. 

  • Trĩ kèm theo nứt, dò, viêm quanh hậu môn. 

  • Trĩ kết hợp với sa niêm mạc trực tràng (trĩ vòng). 

Có nhiều phương pháp mổ trĩ như: Phẫu thuật Milligan – Morgan, phẫu thuật cắt trĩ dưới niêm mạc Parks, phẫu thuật cắt trĩ khâu kín Ferguson, phẫu thuật Whitehead, phẫu thuật khâu treo triệt mạch trĩ theo phương pháp Longo.  

Các biến chứng thường gặp sau mổ/ cắt trĩ: 

  • Chảy máu hay gặp ngay ngày đầu sau mổ hoặc thứ phát vào ngày thứ 5 – 10. 

  • Rối loạn tiểu tiện kiểu bí đái, mẩu da thừa hoặc nứt kẽ hậu môn. 

  • Nhiễm khuẩn mưng mủ sưng nề quanh hậu môn. 

  • Đau tức hậu môn vì khâu buộc vào niêm mạc da ống hậu môn và cơ thắt. 

  • Hậu môn ướt do lộn niêm mạc trực tràng ra ngoài. 

  • Hẹp hậu môn, són phân không kìm chế, tái phát trĩ. 

3.3. Nội khoa bảo tồn 

Để phẫu thuật được thành công thì điều trị thuốc trước và sau mổ góp phần lớn cho cuộc mổ, giảm thiểu tai biến biến chứng và giúp bệnh nhân hồi phục nhanh sau mổ trĩ. Và đó cũng chính là vai trò nền tảng của nội khoa bảo tồn 

Điều trị nội khoa được áp dụng cho tất cả các giai đoạn của bệnh trĩ, từ độ I đến độ IV, đặc biệt hiệu quả ở trĩ độ I & độ II. Bên cạnh đó, việc sử dụng ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA TRƯỚC & SAU MỔ đã chứng minh hiệu quả giảm đau, số lần sử dụng thuốc giảm đau hay thời gian nằm viện của bệnh nhân, giúp ca mổ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO.  

Điều trị nội khoa trước mổ: 

Thuốc uống, kem bôi/viên đặt là những nhóm thuốc nền tảng, trong đó hoạt chất MPFF (Micronised Purified Flavonoid Fraction, thành phần chính của Daflon) giúp tăng trương lực tĩnh mạch và giảm các triệu chứng (đau, chảy máu) được chứng minh trong nhiều nghiên cứu: 

  • Trong một nghiên cứu mù đôi, ngẫu nhiên kéo dài 90 ngày, phương pháp điều trị bằng MPFF được so sánh với giả dược, ở 100 bệnh nhân ngoại trú nhập viện để điều trị bệnh trĩ nội cấp tính trong thời gian dưới 3 ngày. Kết quả chảy máu cấp tính đã ngừng vào ngày thứ 3 ở 40 người (80%) dùng MPFF so với 19 người (38%) dùng giả dược (p< 0,01%).  
  • Trong một nghiên cứu tiến cứu, mù đôi ở bệnh nhân mắc bệnh trĩ và bị một đợt trĩ cấp, được chia thành 2 nhóm song song và được điều trị bằng MPPF hoặc giả dược. Liều MPFF 3000mg trong 4 ngày đầu tiên và 2000mg trong 3 ngày tiếp theo. Kết quả ở nhóm sử dụng MPFF cải thiện triệu chứng đi cầu ra máu, viêm, sung huyết, phù nề, sa, khó chịu ở hậu môn, đau và tiết dịch ở hậu môn giảm nhiều hơn ở nhóm không dùng (p<0,001). 

Bệnh nhân BỊ TRĨ NỘI CẤP TÍNH được điều trị bằng MPFF làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng nhanh chóng và giảm nguy cơ tái phát. 

Điều trị nội khoa sau mổ:  

Một vài nghiên cứu đã chứng minh sử dụng thuốc chứa MPFF sau mổ có tác dụng giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau. Ngoài ra việc kết hợp thuốc bôi – viên đặt hậu môn cũng giúp giảm đau, bao phủ vết thương và giúp nhanh làm lành vết thương sau phẫu – thủ thuật. 

Daflon với thành phần MPFF giúp điều trị bệnh trĩ, giảm nhanh triệu chứng  

 

  • Trong một nghiên cứu tiến cứu ngẫu nghiên có đối chứng ở 112 bệnh nhân được phẫu thuật cắt trĩ cho thấy ở nhóm được sử dụng MPFF trong 1 tuần giảm đau, giảm số lần dùng thuốc giảm đau, giảm thời gian nằm viện và bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn ở nhóm không dùng MPFF (p< 0,05). 
  • Một nghiên cứu ngẫu nhiên mù đôi có đối chứng tiến hành trên 90 bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp Milligan–Morgan. Sau phẫu thuật các bệnh nhân được điều trị nội khoa với sự phối hợp cùng Sucralfate tại chỗ. Kết quả cho thấy nhóm được điều trị tại chỗ với Sucralfate cho hiệu quả giảm đau ấn tượng và đặc biệt ít phải sử dụng thuốc giảm đau (NSAID / Steroid) qua các ngày 1, 7 & 14. Bên cạnh đó tỉ lệ lành thương cũng tốt hơn ở nhóm có điều trị phối hợp với Sucralfate.   

Linaflon điều trị nứt hậu môn, bệnh trĩ  

 

Một số biện pháp thay đổi lối tại nhà có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng của bệnh trĩ như: 

  • Bổ sung nhiều chất xơ và nước. Chất lỏng cùng với chất xơ có thể giúp làm mềm phân, giúp đi cầu dễ dàng hơn. Chất xơ có thể bổ sung qua thực phẩm giàu chất xơ như: rau xanh, các loại đậu, lúa mì, yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và trái cây tươi. Kiêng ăn chất cay (tiêu, ớt, …) 

  • Tập thể dục. Mỗi ngày vận động 20 -30 phút có thể kích thích chức năng ruột, giúp việc đi ngoài dễ dàng hơn. Hạn chế đứng lâu, ngồi lâu. 

  • Tập thói quen đi cầu đều đặn. Nếu cảm thấy muốn đi cầu, hãy đi ngay lập tức. Khi bạn nhịn, phân có thể trào ngược lên gây áp lực.  

  • Ngâm nước ấm. Ngâm hậu môn bằng nước ấm 10 -15 phút sau khi đi cầu có thể giúp giảm các triệu chứng. 

  • Ngâm nước ấm giúp giảm nhẹ triệu chứng  

 

Thuốc điều trị trĩ: Thuốc uống, thuốc mỡ và viên đặt hậu môn để ngừa đau, chống chảy máu, chữa trĩ và các bệnh hậu môn trực tràng khác như các thuốc có chứa thành phần flavonoid (MPFF), các thành phần hỗ trợ cầm máu & đẩy nhanh quá trình lành thương (Sucralfate, …)  

Như vậy, tùy từng mức độ giai đoạn trĩ cần phối hợp nhiều phương pháp nội khoa và ngoại khoa để đạt hiệu quả tối ưu trong quá trình điều trị trĩ. Việc điều trị Nội khoa trước & sau phẫu thuật – thủ thuật gồm thuốc uống, thuốc bôi – thuốc đặt hậu môn góp phần quan trọng trong giảm các triệu chứng sau can thiệp, hạn chế biến chứng và sẽ được chỉ định tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân. 

 

 


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Davis BR, et al. The American Society of Colon and Rectal Surgeons clinical practice guidelines for the management of hemorrhoids. Diseases of the Colon and Rectum. 2018; 61:284.
2. Definition & facts of hemorrhoids. National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases. https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/hemorrhoids/symptoms-causes. Accessed May 25, 2019.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kiến thức -Luyện tập

BẠN CHỌN TẾT NỘI HAY TẾT NGOẠI

Điều trị Kiến thức -Luyện tập Trĩ ngoại Trĩ nội

BỆNH NÀO CÓ THỂ DẪN ĐẾN BỆNH TRĨ?

Vương Đình Tuyển Bệnh viện Quận 4    Bệnh trĩ dù lành tính nhưng có

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

BỆNH TRĨ CÓ THỂ KHỎI HOÀN TOÀN?

BS. Bùi Quang Anh Chiêu Khoa Ngoại tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

TRIỆU CHỨNG GIÚP CHUẨN ĐOÁN BỆNH TRĨ CHÍNH XÁC

BS. Hoàng Anh Bắc Phó trưởng khoa Ngoại tiêu hóa,  Bệnh viện Thống Nhất  Triệu

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

GIẢI MÃ NGUỒN GỐC VÀ NHỮNG SỰ THẬT VỀ CÂU NÓI “THẬP NHÂN CỬU TRĨ”

BS CKII. Đặng Thanh Phú Trưởng khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Quận Tân Phú 

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

LƯU Ý CẦN BIẾT KHI SỬ DỤNG KEM BÔI, VIÊN ĐẶT HẬU MÔN

ThS. BS. Lưu Tuấn Thành Chuyên khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện đa khoa Medlatec 

Kiến thức -Luyện tập Trĩ ngoại Trĩ nội

BẠN CÓ BIẾT? BỆNH TRĨ CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ MÀ KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT!

ThS. BS. Trần Đức Cảnh Khoa Nội soi bệnh viện K Trung Ương Cố vấn

Kiến thức -Luyện tập Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

ĐẠI TIỆN RA MÁU: ĐỪNG CHỦ QUAN!

Ths. Bs. Lưu Quang Dũng Khoa Ngoại tiêu hóa – BV Đại học Y Hà

Liên hệ nhận tư vấn






    Không quá 400 từ.