BỆNH TRĨ LÒI DOM

ThS. BS CKII. Phạm Phúc Khánh
Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng – Tầng sinh môn
Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức 

 

Lòi dom là tên gọi dân gian của bệnh trĩ. Hơn một nửa dân số mắc bệnh trĩ, thường bắt đầu sau tuổi 30. Ngày nay đã có nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ từ thuốc uống, kem bôi, viên đặt cho đến thủ thuật hay phẫu thuật có thể được phối hợp để đạt được hiệu quả điều trị tối đa. 

   1. Bệnh trĩ là gì?
   2. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ và triệu chứng
   3. Điều trị bệnh trĩ như thế nào?
   4. Bệnh trĩ có thể tiến triển thành ung thư không?

1. Bệnh trĩ là gì?

Trĩ thường được miêu tả trong y văn là những đám rối tĩnh mạch sinh lý bình thường của hậu môn trực tràng. Khi gặp các yếu tố thuận lợi như táo bón, tiêu chảy hay ngồi nhiều khiến những đám rối tĩnh mạch này giãn ra, những hệ thống nâng đỡ búi trĩ này sẽ to dần lên do máu tĩnh mạch bị ứ đọng, từ đó sa xuống đi kèm với các triệu chứng chảy máu, đau, rát. 

Lòi dom là tên gọi dân gian của bệnh trĩ, ám chỉ những khối trĩ lòi ra ngoài hậu môn gây chảy máu và đau đớn. 

Tuỳ thuộc vào vị trí của búi trĩ người ta chia làm 2 loại: trĩ ngoại và trĩ nội 

  • Trĩ ngoại : phát triển ngay gần rìa hậu môn và được phủ bởi lớp da rất nhạy cảm của vùng rìa hậu môn. Chúng thường không đau. Tuy nhiên nếu hình thành cục máu đông (trĩ tắc mạch) nó sẽ rất đau và tạo thành khối cứng chắc. Trĩ ngoại cũng có thể chảy máu nếu nó bị vỡ ra. 
  • Trĩ nội : thường không đau; chảy máu, thòi trĩ ra ngoài khi đại tiện là những triệu chứng thường xuất hiện. Tuy nhiên nó có thể rất đau nếu búi trĩ nội bị sa ra ngoài hoàn toàn, từ phía trong hậu môn thòi ra ngoài lỗ hậu môn và không thể ấn lại được vào trong (búi trĩ bị nghẹt). 

Bên cạnh đó, tìm hiểu 4 phân độ trĩ nội tại đây nhé!

2. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ và triệu chứng 

Nguyên nhân chính xác gây nên bệnh hiện nay chưa được xác định rõ. Và thường được phát triển ở những bệnh nhân có các yếu tố thuận lợi mà làm tăng áp lực trong trực tràng gây chèn ép vào hệ thống tĩnh mạch vùng hậu môn, làm cản trở máu tĩnh mạch trở về và do đó máu tĩnh mạch đọng lại và tĩnh mạch giãn ra tạo thành búi trĩ. Búi trĩ này sẽ to dần lên và thòi ra ngoài hậu môn nếu những yếu tố này tiếp diễn. 

Các yếu tố thuận lợi bao gồm: 

  • Tuổi tác, di truyền 
  • Táo bón mãn tính hoặc tiêu chảy 
  • Thời kỳ mang thai 
  • Đại tiện khó khăn, phải rặn nhiều 
  • Chức năng đường ruột kém, thường xuyên phải dùng thuốc nhuận tràng, thụt hậu môn 
  • Ngồi đại tiện quá lâu trong nhà vệ sinh (đọc sách báo, lướt facebook, coi tiktok, …) 

Nếu bạn thấy xuất hiện những dấu hiệu sau, bạn có thể đang có bệnh trĩ và cần tìm đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ, dược sĩ tư vấn chuẩn xác: 

  • Chảy máu đỏ tươi khi đại tiện 
  • Xuất hiện các khối thòi ra ngoài khi đại tiện 
  • Ngứa, đau vùng hậu môn 
  • Xuất hiện những khối cứng nhỏ ở rìa hậu môn 

3. Điều trị bệnh trĩ như thế nào?

Điều trị nội khoa từ sớm giúp bảo tồn cấu trúc ống hậu môn, hạn chế những biến chứng và tiết kiệm chi phí điều trị 

Nếu bệnh nhẹ có thể khỏi chỉ bằng cách điều chỉnh chế độ ăn nhiều chất xơ (rau, củ, quả, …) uống đủ nước (2-3 lít/ ngày). Loại bỏ các yếu tố gây tăng áp lực trong trực tràng (không rặn mạnh, không ngồi toilet lâu, …) ngồi ngâm hậu môn vào chậu nước ấm khoảng 10 phút có thể giảm đau, sưng nề và giảm hiện tượng thòi búi trĩ ra ngoài. 

Cùng với thay đổi lối sống & điều chỉnh chế độ ăn uống thì việc điều trị bằng thuốc thuốc uống toàn thân kết hợp với thuốc tại chỗ (kem bôi viên đặt hậu môn trực tràng) được tư vấn chỉ định trong tất cả các giai đoạn của bệnh trĩ – từ độ 1 đến độ 4, trước và sau thủ thuật / phẫu thuật. 

  • Thuốc uống toàn thân: Các thuốc trợ tĩnh mạch có thành phần chính là các Flavonoid vi hạt tinh chế (ví dụ Daflon 1000mg, …) có tác dụng kháng viêm đặc hiệu tại tĩnh mạch búi trĩ, tăng bền vững thành mạch từ đó giảm triệu chứng đau, giảm chảy máu, giảm sưng phù và ngăn ngừa tái phát. 
  • Thuốc tại chỗ: Kem bôi viên đặt có tác dụng tại chỗ khu vực hậu môn trực tràng thường được sử dụng để bảo vệ niêm mạc, giảm các triệu chứng tại chỗ cũng như bôi trơn và lành thương. Tuy nhiên người bệnh nên lựa chọn các điều trị tại chỗ theo tư vấn của nhân viên y tế, tránh các điều trị tại chỗ không rõ nguồn gốc có thể để lại những tác dụng phụ không mong muốn. 

Bác sĩ tư vấn người bệnh với hậu môn trực tràng 

Với những phương pháp trên, thì hầu hết các triệu chứng của bệnh trĩ như đau phù nề sẽ giảm trong vòng 2 đến 7 ngày. Những khối trĩ ngoại tắc mạch có thể hết trong vòng 4 đến 6 tuần. Trong trường hợp khối trĩ tắc mạch đau nhiều liên tục, bác sĩ sẽ phải trích rạch lấy bỏ khối máu cục trong búi trĩ. Thủ thuật này thường được thực hiện tại phòng khám và được gây tê tại chỗ, và bệnh nhân thường sẽ dễ chịu, đỡ đau hơn rất nhiều. 

Những bệnh nhân bị bệnh trĩ nặng thường phải điều trị bằng thủ thuật hoặc phẫu thuật 

Thắt trĩ bằng vòng cao su – hiệu quả đối với búi trĩ nội nhỏ và sa ra ngoài khi đại tiện (độ I, II). Một cái vòng cao su nhỏ được đặt vào gốc búi trĩ, ngăn cản máu vào búi trĩ và cắt đứt búi trĩ. Búi trĩ và vòng cao su sẽ rụng và rời ra ngoài trong khoảng vài ngày. Vết thương thường sẽ liền sau đó 1-2 tuần. Thủ thuật này có thể gây cho bệnh nhân khó chịu, hoặc chảy ít máu, và thường phải thực hiện nhiều lần để đạt được kết quả điều trị tốt. 

Tiêm xơ búi trĩ – có thể sử dụng ở những búi trĩ chảy máu và thường không thòi ra ngoài khi đại tiện (trĩ nội độ 1). Phương pháp này thường không đau và nó làm cho búi trĩ xơ cứng lại. Tuy nhiên việc chỉ định phải chuẩn xác và thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa để đạt hiệu quả, giảm các biến chứng như hẹp hậu môn. 

Mổ trĩ bằng máy khâu nối (phương pháp Longo) – kỹ thuật mổ này sử dụng máy cắt nối đặc biệt cắt và nối niêm mạc vùng hậu môn trực tràng. Phương pháp này giúp búi trĩ được kéo lên vào trong hậu môn, và teo dần đi. Lưu ý rằng phương pháp này không thể cắt bỏ những búi trĩ ngoại. Phương pháp này thường đau hơn là thắt vòng cao su hay tiêm xơ, nhưng lại ít đau hơn nhiều so với phương pháp cắt trĩ cổ điển. 

Cắt trĩ – phẫu thuật cắt bỏ những búi trĩ hay còn gọi là phương pháp kinh điển – là phương pháp có thể cắt bỏ triệt để cả trĩ nội và trĩ ngoại. Phương pháp này được chỉ định khi: 

  • Các cục máu đông hình hành liên tục trong búi trĩ ngoại (tắc mạch) 
  • Thất bại điều trị bằng phương pháp thắt vòng cao su 
  • Trĩ sa ra ngoài nhiều gây cản trở sinh hoạt, không đẩy lại vào trong được (trĩ độ III, IV) 
  • Trĩ chảy máu nhiều, mà điều trị nội khoa và thủ thuật thất bại 
  • Thủ thuật & phẫu thuật cắt trĩ giúp loại bỏ những phần mô, búi trĩ gây chảy máu, và thòi ra ngoài. Khi thực hiện phẫu thuật thường được thực hiện khi bệnh nhân được gây tê (tê tại chỗ, tê tuỷ sống) hoặc gây mê. Vì vậy người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa tư vấn kĩ lưỡng trước khi thực hiện các phương pháp để có bước chuẩn bị cũng như chăm sóc hậu phẫu chu đáo. 

4. Bệnh trĩ có thể tiến triển thành ung thư không?

Câu trả lời là KHÔNG. Không có mối liên quan nào giữa bệnh trĩ và ung thư.

Tuy nhiên những triệu chứng của bệnh trĩ, đặc biệt là đại tiện máu là dấu hiệu giống với bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng và 1 số bệnh đường tiêu hoá khác. Vì vậy khi xuất hiện dấu hiện này bệnh nhân phải được khám ở phòng khám bởi những bác sỹ chuyên khoa sâu về hậu môn đại trực tràng.

Những bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên nên được tầm soát ung thư đại trực tràng. Hãy gặp bác sỹ chuyên khoa hậu môn trực tràng ngay khi bạn có các dấu hiệu đại tiện ra máu, đau, sa để được tư vấn, khám và điều trị bệnh hiệu quả. 

Bệnh nhân lo ngại Trĩ có thể gây ra ung thư  

 Truy cập ngay website Daflon.com.vn để cập nhật nhiều thông tin bệnh mới nhất và bổ ích bạn nhé! 

 

 


TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Godeberge P et al. (2020). Hemorrhoidal disease and chronic venous insufficiency: Concomitance or coincidence; results of the CHORUS study (Chronic venous and HemORrhoidal diseases evalUation and Scientific research). J Gastroenterol Hepatol, 35(4), 577-585.
2. Sheikh P et al. (2020). Micronized Purified Flavonoid Fraction in Hemorrhoid Disease: A Systematic Review and Meta-Analysis. Adv Ther, 37(6), 2792-2812.
3. Masuelli L et al. (2010). Topical use of sucralfate in epithelial wound healing: clinical evidences and molecular mechanisms of action. Recent Pat Inflamm Allergy Drug Discov, 4(1), 25-36.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kiến thức -Luyện tập

BẠN CHỌN TẾT NỘI HAY TẾT NGOẠI

Điều trị Kiến thức -Luyện tập Trĩ ngoại Trĩ nội

BỆNH NÀO CÓ THỂ DẪN ĐẾN BỆNH TRĨ?

Vương Đình Tuyển Bệnh viện Quận 4    Bệnh trĩ dù lành tính nhưng có

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

BỆNH TRĨ CÓ THỂ KHỎI HOÀN TOÀN?

BS. Bùi Quang Anh Chiêu Khoa Ngoại tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

TRIỆU CHỨNG GIÚP CHUẨN ĐOÁN BỆNH TRĨ CHÍNH XÁC

BS. Hoàng Anh Bắc Phó trưởng khoa Ngoại tiêu hóa,  Bệnh viện Thống Nhất  Triệu

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

GIẢI MÃ NGUỒN GỐC VÀ NHỮNG SỰ THẬT VỀ CÂU NÓI “THẬP NHÂN CỬU TRĨ”

BS CKII. Đặng Thanh Phú Trưởng khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Quận Tân Phú 

Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

LƯU Ý CẦN BIẾT KHI SỬ DỤNG KEM BÔI, VIÊN ĐẶT HẬU MÔN

ThS. BS. Lưu Tuấn Thành Chuyên khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện đa khoa Medlatec 

Kiến thức -Luyện tập Trĩ ngoại Trĩ nội

BẠN CÓ BIẾT? BỆNH TRĨ CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ MÀ KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT!

ThS. BS. Trần Đức Cảnh Khoa Nội soi bệnh viện K Trung Ương Cố vấn

Kiến thức -Luyện tập Điều trị Trĩ ngoại Trĩ nội

ĐẠI TIỆN RA MÁU: ĐỪNG CHỦ QUAN!

Ths. Bs. Lưu Quang Dũng Khoa Ngoại tiêu hóa – BV Đại học Y Hà

Liên hệ nhận tư vấn






    Không quá 400 từ.