TẤT TẦN TẬT VỀ SUY GIÃN TĨNH MẠCH THAI KỲ

TẤT TẦN TẬT VỀ SUY GIÃN TĨNH MẠCH THAI KỲ Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc suy tĩnh mạch cao hơn. Nguyên nhân gây bệnh là gì? Có cách nào để điều trị không? Cùng Daflon 500mg tìm hiểu nhé! 
  1. TẠI SAO PHỤ NỮ MANG THAI LẠI DỄ MẮC SUY TĨNH MẠCH:
 Suy tĩnh mạch là tình trạng máu bị ứ trệ ở dưới chân, tạo áp lực lên thành tĩnh mạch và các van tĩnh mạch xuất phát từ thói quen ĐỨNG LÂU – NGỒI NHIỀU. Lâu dần dẫn đến viêm tĩnh mạch, suy giảm chức năng và từ đó xuất hiện các dòng trào ngược trong tĩnh mạch. Hậu quả là tình trạng ĐAU CHÂN, SƯNG CHÂN, NẶNG CHÂN, chuột rút dọc cẳng chân tăng nặng vào cuối ngày. Ngoài ra, suy tĩnh mạch còn gây biến đổi trên bề mặt da như thay đổi sắc tố da, nổi gân xanh/ tím, thậm chí gây loét. Suy tĩnh mạch thai kỳ là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Các nguyên nhân có thể kể đến bao gồm: – Sự chèn ép của thai nhi: Chính kích thước, trọng lượng của thai nhi ngày một tăng đã tạo một áp lực lên chân người mẹ, chèn ép các tĩnh mạch chi dưới, gây giảm lưu thông máu dẫn đến suy tĩnh mạch. Điều này đồng nghĩa với việc nếu mang đa thai, nguy cơ mắc suy tĩnh mạch thai kỳ có thể cao hơn. – Nội tiết tố nữ: Như đã đề cập ở bài viết Bệnh Ssy tĩnh mạch là gì? Bạn đã hiểu đúng – hiểu đủ về suy tĩnh mạch?, nội tiết tố nữ chính là một trong những yếu tố nguy cơ của suy tĩnh mạch. Trong thời kỳ mang thai, lượng hormon progesteron được tiết ra nhiều hơn gây giãn, sưng các tĩnh mạch. – Thể tích máu tăng: Khi mang thai, thể tích máu tăng lên, gây áp lực cho tĩnh mạch chân của thai phụ. – Đã từng mắc suy tĩnh mạch trong lần mang thai trước: Một nguyên nhân không thể không kể đến là người mẹ đã từng bị Suy tĩnh mạch trong lần mang thai trước đó, ở lần này bệnh có thể sẽ diễn tiến nặng hơn. – Di truyền: Nếu trong gia đình có tiền sử mắc Suy tĩnh mạch, nguy cơ các thành viên khác mắc phải căn bệnh này sẽ cao hơn. – Thừa cân, béo phì: Cân nặng cũng là một yếu tố nguy cơ gây Suy tĩnh mạch. – Bên cạnh đó, quan niệm ngồi nhiều dưỡng thai đã góp phần làm suy yếu các tĩnh mạch chi dưới. 
  1. SUY TĨNH MẠCH Ở PHỤ NỮ MANG THAI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
 Suy tĩnh mạch thai kỳ thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Sự bất tiện chủ yếu là các triệu chứng ĐAU CHÂN, NẶNG CHÂN, NHỨC CHÂN cũng như mất thẩm mỹ đôi chân. May thay, tình trạng này thường có xu hướng được cải thiện sau sinh nên các mẹ bầu hãy lạc quan lên nhé! Tuy nhiên, có một số trường hợp suy giãn tĩnh mạch có thể tiến triển thành huyết khối tĩnh mạch bề mặt. Tĩnh mạch trở nên xơ cứng dẫn tới tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau ở vùng da xung quanh. Nếu gặp các dấu hiệu tương tự, thai phụ nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám ngay! 
  1. LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÒNG TRÁNH HAY GIẢM TRIỆU CHỨNG SUY GIÃN TĨNH MẠCH KHI MANG THAI?
 – Hạn chế đứng lâu – ngồi nhiều. Thay vào đó, việc vận động nhẹ nhàng sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn. – Khi ngồi hoặc nằm, kê chân lên bục (15 – 20 cm) giúp làm giảm gia tăng áp lực lên các tĩnh mạch chân. – Nên bỏ dần các thói quen như ngồi vắt chéo chân, đi giày cao gót, mặc quần bó không chỉ trong giai đoạn mang thai vì các thói quen này đều có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe đôi chân, là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến tình trạng Suy tĩnh mạch ở phụ nữ. – Duy trì mức cân nặng hợp lý, không nên tăng cân quá nhiều hoặc quá nhanh. – Chế độ ăn bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin E, C giúp tăng khả năng lưu thông máu, giảm ứ trệ, giảm được triệu chứng đau, nặng chân do suy giãn tĩnh mạch. 
  1. ĐIỀU TRỊ SUY TĨNH MẠCH CHO PHỤ NỮ MANG THAI NHƯ THẾ NÀO?
 Các phương pháp điều trị suy tĩnh mạch chung cho hầu hết đối tượng bao gồm: – Điều trị nội khoa (thuốc). – Điều trị ngoại khoa (chích xơ, phẫu thuật). – Các phương pháp hỗ trợ khác (vớ y khoa, thay đổi lối sống). Tuy nhiên, phụ nữ mang thai là đối tượng nhạy cảm trong điều trị không chỉ suy tĩnh mạch mà còn rất nhiều bệnh lý khác. Do đó, hầu như các chuyên gia đều ưu tiên điều trị không dùng thuốc: chế độ ăn, thay đổi lối sống, vớ y khoa cho nhóm đối tượng này. Mọi điều trị dùng thuốc / phẫu thuật can thiệp đều phải được sự đồng ý của Bác sĩ sản khoa. 
  1. THUỐC TRỢ TĨNH MẠCH CÓ AN TOÀN CHO PHỤ NỮ MANG THAI/ CÓ Ý ĐỊNH MANG THAI KHÔNG?
 Hiện tại chưa có bằng chứng nào cho thấy việc sử dụng thuốc trợ tĩnh mạch có ảnh hưởng tới việc mang thai của phụ nữ. Tuy nhiên, thai phụ/ người có ý định mang thai cần chú ý trao đổi cùng bác sĩ sản khoa trước khi dùng thuốc trợ tĩnh mạch cũng như bất kỳ loại thuốc nào khác. 
  1. ĐANG CHO CON BÚ THÌ CÓ ĐƯỢC SỬ DỤNG THUỐC TRỢ TĨNH MẠCH KHÔNG?
 Người mẹ nên ngưng sử dụng thuốc trợ tĩnh mạch trong thời gian cho con bú. Thay vào đó, có thể áp dụng các phương pháp hỗ trợ khác như vớ y khoa và chế độ ăn uống, tập luyện cho người suy tĩnh mạch giúp làm giảm các triệu chứng đau chân, sưng chân, nặng chân, nhức chân và chuột rút về đêm. Suy tĩnh mạch là căn bệnh thường gây chủ quan ở đa số người bệnh. Nếu bị bỏ qua và không điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn hay bạn bè, người thân thường than phiền về tình trạng ĐAU CHÂN, NẶNG CHÂN, SƯNG CHÂN, tăng nặng vào cuối ngày kèm chuột rút về đêm, hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất nhé! Bài viết có sử dụng hình ảnh từ Internet