UY TĨNH MẠCH NGUY HIỂM THẾ NÀO? BẠN CÓ BIẾT?

SUY TĨNH MẠCH NGUY HIỂM THẾ NÀO? BẠN CÓ BIẾT?Triệu chứng suy tĩnh mạch dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác, đi kèm sự chủ quan trong điều trị khiến bệnh dễ tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm.1.HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU (DEEP VEIN THROMBOSIS – DVT)Huyết khối tĩnh mạch (cục máu đông) hình thành khi máu bị ứ trệ và dồn nén ở phía dưới chân do thói quen ĐỨNG LÂU/ NGỒI NHIỀU. Hay nói cách khác, Suy giãn tĩnh mạch không được phát hiện sớm và chữa trị đúng sẽ gây ra huyết khối tĩnh mạch.Việc xuất hiện huyết khối tĩnh mạch kéo theo những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống:
  • Chân nóng, sưng đỏ, đau nhức nhối, ngứa, có thể bị chảy máu, nhiễm trùng thứ phát.
  • Một số trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu có thể nguy hiểm tới tính mạng do huyết khối có thể đi lên các cơ quan khác, đặc biệt là phổi gây tắc mạch phổi – thuyên tắc phổi, nhồi máu não, nguy cơ tử vong rất cao.
  1. THUYÊN TẮC PHỔI (PULMONARY EMBOLISM – PE) – BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA SUY TĨNH MẠCH
Khi mắc suy tĩnh mạch, van tĩnh mạch sẽ bị viêm, lâu dần thành suy. Máu bị ứ trệ tại các van, các tế bào hồng cầu tiếp xúc với nhau, kết dính lại tạo cục máu đông hình thành Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Huyết khối gây cản trở sự lưu thông máu tĩnh mạch, không những vậy, cục huyết khối này có thể theo dòng máu đi dọc các tĩnh mạch lớn và đi đến phổi. Từ tim, theo hệ tuần hoàn, huyết khối được vận chuyển đến động mạch phổi.Khác với sự di chuyển dễ dàng qua tĩnh mạch chủ, động mạch phổi sẽ chia nhánh và nhỏ dần khi đến phổi khiến cho huyết khối bị mắc kẹt khi đến các mạch máu nhỏ, không thể lưu thông được nữa, gọi là tình trạng Thuyên tắc phổi (PE). Mặc dù thuyên tắc phổi ít xảy ra hơn huyết khối tĩnh mạch sâu nhưng có thể gây ra tử vong nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời.Dấu hiệu thường gặp nhất khi bệnh nhân bị thuyên tắc phổi là hơi thở ngắn. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể có một hay tất cả các triệu chứng sau:
  • Đau sau ngực, đặc biệt khi hít một hơi thật sâu hoặc khi no.
  • Ho ra máu.
  • Nhịp tim nhanh.
  • Hơi thở ngắn.
  1. CHÀM, NHIỄM TRÙNG, ĐOẠN CHI
Tình trạng máu ứ đọng tại các van tĩnh mạch cũng gây nên những rối loạn dinh dưỡng của da, lâu ngày sẽ dẫn đến chàm, tăng sắc tố da, xuất hiện viêm tại nhiều vị trí gây nhiễm trùng và lở loét chân. Tình trạng lở loét do suy tĩnh mạch nếu không được điều trị hay chăm sóc đúng cách thì người bệnh sẽ rất dễ bị nhiễm trùng da, nặng hơn là nhiễm khuẩn máu. Ở cấp độ nặng bắt buộc phải thực hiện biện pháp đoạn chi (cắt cụt chi nhiễm trùng nặng) để bảo vệ tính mạng, gây thương tật suốt đời.
  1. XUẤT HUYẾT DO VỠ TĨNH MẠCH HAY LỞ LOÉT
Các tĩnh mạch giãn to dần, khi xảy ra chấn thương hay va chạm sẽ dẫn đến tình trạng xuất huyết nội, bầm máu. Các vị trí nhiễm trùng, lở loét cũng sẽ gặp phải tình trạng chảy máu tương tự. Nếu không được xử lý đúng cách, chảy máu do giãn tĩnh mạch ở chân cũng có thể dẫn tới tử vong.Việc hiểu đúng – hiểu đủ về bệnh Suy tĩnh mạch cũng như có cách phòng ngừa và điều trị đúng là hết sức cần thiết. Ngoài tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn cả tính mạng. Không những vậy còn tránh được gánh năng kinh tế khi chi phí điều trị ở các giai đoạn nặng của suy tĩnh mạch là khá cao. Tải ngay bản E-book Suy giãn tĩnh mạch chân – Bệnh không của riêng ai để tìm hiểu kỹ hơn về bệnh lý Suy tĩnh mạch.Bài viết có sử dụng hình ảnh từ Internet.