Người mắc giãn tĩnh mạch có thể tập Yoga được không? Có gây hại cho đôi chân không? Hãy để Daflon 500mg giải đáp giúp chị em là tín đồ của Yoga nhé!
Các động tác Yoga tác động rất nhiều lên đôi chân. Hơn nữa, Yoga còn có tác dụng hỗ trợ tuần hoàn máu, giảm thiểu tình trạng máu ứ đọng. Tuy nhiên, với đôi chân suy giãn tĩnh mạch. Cần lưu ý rằng không phải động tác Yoga nào cũng phù hợp. Nếu chọn sai các động tác còn có thể làm hại tĩnh mạch; làm trầm trọng thêm các triệu chứng, tình trạng bệnh.
1. VẬY TẬP THẾ NÀO MỚI ĐÚNG CÁCH?
Nguyên tắc chung là hạn chế các động tác dồn lực mạnh hay đột ngột lên chân; luôn luôn ưu tiên các động tác duỗi thẳng chân, xoay cổ chân, nâng chân.
- NÊN tập trong tư thế nằm hoặc ngồi. KHÔNG NÊN tập với tư thế đứng.
- NÊN áp dụng các tư thế dốc ngược giúp chân không còn chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể; góp phần giảm thiểu áp lực lên các van thành mạch. KHÔNG NÊN thực hiện các động tác giữ thăng bằng vì sẽ gây ra lực nén theo chiều trọng lực; cản trở dòng máu từ chân bơm ngược về tim. Đây là nguyên nhân chính gây ứ trệ máu tại van tĩnh mạch dẫn đến tình trạng viêm, lâu dần thành suy.
- NÊN ưu tiên động tác kéo giãn, duỗi thẳng chân làm tăng lưu thông máu. KHÔNG NÊN áp dụng các động tác nặng như quỳ gập gối làm cản trở tuần hoàn máu từ chân về tim.
Thêm vào đó, người suy giãn tĩnh mạch chân cũng nên chú ý về thời gian luyện tập. Thời gian tối ưu cho các bộ môn thể thao nói chung là khoảng 30 phút mỗi ngày. Về trang phục, nên chú ý lựa chọn các thiết kế thoải mái, dễ vận động; tránh các trang phục bó sát chân nhé.
2. NHỮNG LỢI ÍCH MÀ YOGA MANG LẠI
Ngoài những tác động trực tiếp lên tĩnh mạch, Yoga còn mang lại nhiều lợi ích khác về thể chất và tinh thần.
- Tăng cường trí tuệ: Đây là bộ môn rèn luyện sự tập trung cho bộ não giúp tăng khả năng ghi nhớ, xử lý thông tin.
- Cải thiện tâm trạng: Những chuyển động nhẹ nhàng, thả lỏng kết hợp với nhịp thở chậm rãi trong Yoga đưa người tập về trạng thái thư giãn, cân bằng, tập trung sâu để cảm nhận toàn bộ cơ thể, loại bỏ những suy nghĩ gây phiền muộn.
- Kiểm soát cân nặng: Thừa cân chính là một trong những yếu tố nguy cơ gây suy giãn tĩnh mạch chân. Ở những người đã mắc giãn tĩnh mach, thừa cân còn khiến tình trạng giãn tĩnh mạch trầm trọng hơn. Tập Yoga giúp đốt cháy năng lượng; hạn chế cảm giác thèm ăn; hỗ trợ kiểm soát cân nặng hiệu quả.
- Hỗ trợ tuần hoàn máu: Yoga có tác dụng tăng cường lưu thông máu, ngoài lợi ích trên bệnh lý suy giãn tĩnh mạch còn có hiệu quả ổn định huyết áp, cải thiện sức khỏe tim mạch, thần kinh.
- Tốt cho xương khớp: Các động tác Yoga giúp nâng cao sự linh hoạt cho các cơ xương khớp, tăng cường khả năng vận động, giảm các triệu chứng đau nhức do các bệnh lý xương khớp mang lại.
Yoga và các bộ môn thể thao nói chung giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch. Để điều trị giãn tĩnh mạch chân toàn diện, cần áp dụng phối hợp Thuốc trị suy giãn tĩnh mạch + Vớ y khoa + Thay đổi lối sống. Hãy quan tâm đến sức khỏe đôi chân ngay từ bây giờ để phòng tránh và cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch nhé!
Bài viết có sử dụng hình ảnh từ Internet.