ThS. BS. Tăng Thị Thu
Khoa Điều trị cao cấp
Bệnh viện Công An 30 Tháng 4
Nổi gân xanh ở chân là hình ảnh của tĩnh mạch được nhìn thấy ở dưới da chân. Đa số tĩnh mạch nằm dưới da sẽ không nhìn thấy được, tuy nhiên ở một số trường hợp sẽ nhìn rõ tĩnh mạch (gân xanh) dưới da vùng chân. Và có phải hình ảnh này là dấu hiệu của bệnh lý về mạch máu chân? Bài viết dưới đây sẽ đưa đến một cách nhìn sơ lược về tình trạng nổi gân xanh ở chân.
1. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi gân xanh ở chân |
1. Những nguyên nhân có thể dẫn đến hình ảnh nổi gân xanh ở chân
Những người có màu da trắng thì dễ quan sát thấy tĩnh mạch ở chân hơn những người da sậm màu, những người gầy có lớp mỡ dưới da mỏng là những người dễ nhìn thấy hình ảnh nổi gân xanh ở chân.
Khi hình ảnh “nổi gân xanh ở chân” khi đi kèm với các triệu chứng: đau chân, nặng chân, nóng, ngứa, chuột rút, phù chân, xuất hiện các búi tĩnh mạch trên da chân,hay thay đổi màu sắc da thì đây là tín hiệu của hệ thống mạch máu đôi chân của bạn đang bị tổn thương. Bạn có thể đang gặp vấn đề về bệnh lý mạch máu chi dưới như: Giãn tĩnh mạch chi dưới, viêm tắc tĩnh mạch chi dưới… Đôi chân của bạn cần được sự thăm khám của bác sĩ chuyên khoa.
Nổi gân xanh tím trong suy giãn tĩnh mạch chân
2. Chẩn đoán giãn tĩnh mạch chi dưới
Khi bạn đến gặp bác sĩ chuyên khoa với tình trạng nổi gân xanh ở chân kèm theo những triệu chứng được nêu ở trên bên cạnh thăm khám lâm sàng kỹ lưỡng thì chỉ định siêu âm Doppler mạch máu 2 chân sẽ giúp ích cho chẩn đoán nguyên nhân nổi gân xanh ở chân của bạn.
Nếu bạn được chẩn đoán giãn tĩnh mạch chi dưới, đây là một bệnh lý có tỉ lệ xảy ra từ 10-30% trong dân số.
Những nguyên nhân thường gặp gây giãn tĩnh mạch chi dưới:
- Thai kỳ: sự thay đổi của hóc môn trong thai kỳ ảnh hưởng đến thành của mạch máu. Ngoài ra trong suốt thai kỳ, để giúp thai nhi phát triển thì thể tích tuần hoàn của thai phụ sẽ tăng do đó hệ thống tĩnh mạch chân cũng bị tăng áp lực. Bên cạnh đó sự tăng kích thước của tử cung đè lên vùng bụng chậu cũng gây áp lực lên ổ bụng và tĩnh mạch dẫn đến hình ảnh nổi gân xanh. Tuy nhiên triệu chứng này thường cải thiện trong vòng 3 tháng 12 tháng sau khi sinh.
- Yếu tố gia đình: Nếu có người trong gia đình bạn đã từng mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch (ví dụ như người mẹ) thì khả năng bạn có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch có khả năng cao hơn gấp 21,5 lần.
- Béo phì, tăng cân, đứng lâu ngồi nhiều, mang vác nặng: gây tăng áp lực lên hệ thống tĩnh mạch, hệ thống tĩnh phải phải tăng áp lực để vận chuyển được máu về tim.
- Đứng hoặc ngồi lâu, mang vác nặng: tăng áp lực . Xem thêm những ngành nghề dễ mắc suy giãn tĩnh mạch tại đây
Bên cạnh đó, để tìm hiểu mình có nằm trong nhóm người nguy cơ cao về suy giãn tĩnh mạch, đọc ngay bài viết này nhé!
Các giai đoạn giãn tĩnh mạch chi dưới
- Độ 0 (C0): Không thấy các dấu hiệu giãn tĩnh mạch. Người bệnh có thể có các triệu chứng như ĐAU CHÂN, NẶNG CHÂN, NHỨC CHÂN hoặc CHUỘT RÚT. Các triệu chứng này tăng nặng vào cuối ngày hoặc khi ĐỨNG LÂU, NGỒI NHIỀU. Và thường giảm nhẹ vào sáng sớm hoặc khi gác chân lên cao.
- Độ 1 (C1): Giãn tĩnh mạch mạng nhện, ngoằn ngoèo màu xanh (đường kính < 3mm)
- Độ 2 (C2): Giãn tĩnh mạch thấy rõ (đường kính > 3mm).
- Độ 3 (C3): Phù thường ở mắt cá chân hoặc chân
- Độ 4 (C4): Rối loạn dinh dưỡng nguồn gốc tĩnh mạch: Rối loạn sắc tố da (loạn dưỡng da)
- Độ 5 (C5): Rối loạn dinh dưỡng như độ 4 và loét đã lành
- Độ 6 (C6): Rối loạn nhưng dưỡng như độ 4 và loét chưa lành.
Để tìm hiểu chi tiết về từng giai đoạn bệnh, đọc tại đây
7 phân độ CEAP trong suy giãn tĩnh mạch
3. Các phương pháp điều trị và phòng ngừa giãn tĩnh mạch chi dưới.
Điều trị gồm các biện pháp thay đổi thói quen sinh hoạt và điều trị thuốc hoặc can thiệp tùy vào giai đoạn của bệnh.
- Thói quen sinh hoạt: các hoạt động như nâng cao chân nhiều lần, gập duỗi cổ chân, ngồi trên ghế mà chân được nâng cao ngang eo, gập duỗi cổ chân, đeo vớ áp lực cho đôi chân giúp giảm áp lực tĩnh mạch chân cải thiện tình trạng phù, đau nhức.
- Biện pháp sử dụng thuốc như: Thuốc trợ tĩnh mạch như diosmin +hesperidin (như thuốc tĩnh mạch từ Pháp) được đề nghị trên những bệnh nhân có đau và phù giúp hỗ trợ các triệu chứng đau và phù
MPFF 500mg đem đến hiệu quả tuyệt vời ở bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch
- Các biện pháp can thiệp khi có chỉ định: chích xơ tĩnh mạch, điều trị bằng sóng cao tần, laser, điều trị phẫu thuật
Các biện pháp phòng ngừa:
- Thay đổi lối sống: Giảm cân, bỏ thuốc lá, hạn chế đi giày cao gót, khuyến khích đi giày đế thấp, tránh mặc quần chật ở vùng eo. Duy trì các hoạt động tích cực như đi bộ, hạn chế đứng hoặc ngồi lâu.
- Thay đổi chế độ ăn: Hạn chế lượng muối trong thức ăn
Nổi gân xanh là một trong những dấu hiệu đầu tiên của suy giãn tĩnh mạch và là “tiếng nói” của đôi chân bạn. Hãy lắng nghe sức khỏe đôi chân mình, bạn có thể tìm sự trợ giúp bằng cách đến ngay bác sĩ chuyeen khoa hoặc dược sĩ gần nhất để được tư vấn nhé. Đừng quên truy cập website Daflon.com.vn để có nhiều bài viết hay!
SERV-CVD-22-09-2023(1)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. De Maeseneer MG, Kakkos SK, Aherne T, et al. Editor’s Choice – European Society for Vascular Surgery (ESVS) 2022 Clinical Practice Guidelines on the Management of Chronic Venous Disease of the Lower Limbs. European Journal of Vascular and Endovascular Surgery. 2022;63(2):184-267. doi:10.1016/j.ejvs.2021.12.024.
2. Lurie F, Passman M, Meisner M, et al. The 2020 update of the CEAP classification system and reporting standards. Journal of vascular surgery Venous and lymphatic disorders. May 2020;8(3):342-352. doi:10.1016/j.jvsv.2019.12.075
3. Yun M-J, Kim Y-K, Kang D-M, et al. A Study on Prevalence and Risk Factors for Varicose Veins in Nurses at a University Hospital. Safety and Health at Work. 2018/03/01/ 2018;9(1):79-83. doi:https://doi.org/10.1016/j.shaw.2017.08.005.
4. Zegarra TI, Tadi P. CEAP Classification Of Venous Disorders. [Updated 2023 Mar 27]. In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; 2023 Jan-. Available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK557410.