Huyết khối tĩnh mạch sâu là một trong những biến chứng nguy hiểm của suy giãn tĩnh mạch. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, trước hết chúng ta cùng tìm hiểu về quá trình đông máu ở bài viết này nhé!
1. Điều gì xảy ra khi cơ thể bị thương?
Trong quá trình sinh hoạt hằng ngày, chúng ta không thể tránh khỏi những tổn thương gây vết thương hở. Máu theo đó chảy ra ngoài và cơ thể cần có những phản ứng để ngăn cản điều này.
Quá trình đông máu nhanh chóng được cơ thể kích hoạt để lắp kín vết thương và ngăn máu chảy không kiểm soát. Quá trình này có thể được tóm tắt ngắn gọn qua các bước sau:
- Co mạch
- Hình thành nút thắt tiểu cầu
- Đông máu
- Tan cục máu đông
2. Co mạch và hình thành nút thắt tiểu cầu:
Ngay khi thành mạch máu bị tổn thương, các yếu tố thần kinh phát ra cảm giác đau và thể dịch được tế bào nội mạc tiết ra; mạch máu co lại giúp giảm tốc độ dòng chảy và cầm máu tạm thời.
Đồng thời, quá trình này tạo điều kiện để các tiểu cầu bám dính thành mạch.
Các tiểu cầu sau đó biến đổi hình dạng và giải phóng các chất nhằm thu hút những tiểu cầu khác đến, dính vào nhau tạo nút thắt tiểu cầu. Nút thắt này nhanh chóng tăng kích thước và chỉ một vài phút đã bịt kín miệng vết thương. Bên cạnh nhiệm vụ lấp kín mạch máu, nút thắt này cũng thúc đẩy quá trình đông máu xảy ra.
3. Đông máu:
Mặc dù đã hình thành nút thắt tiểu cầu, đây chỉ là phương án “chữa cháy” bởi các nút thắt này rất lỏng lẻo. Do vậy, máu vẫn chưa thể ngưng chảy. Cơ thể cần có thêm động thái để củng cố “tấm lá chắn” này.
Cơ thể trải qua một loạt các phản ứng phức tạp để tạo sợi tơ huyết (fibrin). Các sợi tơ huyết đan xen với nhau tạo thành mạng lưới, giúp giữ lại hồng cầu và bạch cầu tại đây; củng cố tính vững chắc cho nút thắt. Từ đó hình thành những cục máu đông giúp cầm máu hoàn toàn.
4. Tan cục máu đông:
Sau khi các cục máu đông hoàn thành nhiệm vụ lấp kín vết thương, cơ thể sẽ tiết ra các chất giúp tiêu hủy cục này. Mạch máu cũng nhờ đó mà thông thoáng trở lại để đảm bảo lượng máu đi nuôi các cơ quan khác. Quá trình này có thể được tóm tắt qua đoạn clip sau
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu không có cơ chế đông máu? Bạn sẽ có thể mất hết máu và chết chỉ với một vết thương nhỏ! Đây cách cơ thể bảo vệ bạn khỏi chuyện này. Vậy nếu vì một lý do nào đó, những cục máu đông này không thể tan mà vẫn tích tụ; khiến kích thước ngày càng lớn hơn. Chuyện gì sẽ xảy ra?
Yêu đôi chân mình sẽ giúp bạn hiểu hơn điều này ở bài viết tiếp theo: “Huyết khối tĩnh mạch sâu và những biến chứng nguy hiểm của suy giãn tĩnh mạch”. Cùng đón chờ nhé! Đừng quên tiếp tục theo dõi và đồng hành với website daflon.com.vn và fanpage Yêu đôi chân mình – ngừa suy tĩnh mạch để lan tỏa những thông tin bổ ích đến cộng đồng nhé!
Bài viết có sử dụng hình ảnh từ Internet