Chuột rút chân về đêm là tình trạng phổ biến ở bệnh lý suy tĩnh mạch và có nhiều yếu tố ảnh hưởng làm các triệu chứng thường dễ nhẫm lẫn với các bệnh khác. Hãy cùng đọc bài viết bên dưới để hiểu chính xác về tình trạng này nhé!
1. Chuột rút chân về đêm là gì?
Chuột rút chân về đêm là một rối loạn cơ xương đặc trưng bởi các cơn co thắt xảy ra đột ngột, theo từng đợt, đau dai dẳng và không tự chủ của bắp chân hoặc cơ bàn chân vào ban đêm. Tình trạng này rất thường gặp, xảy ra ở khoảng 50 – 60% người lớn, phổ biến hơn ở phụ nữ và tỉ lệ mắc gia tăng theo tuổi. Trong đó, khoảng 20% bệnh nhân ghi nhận rằng có triệu chứng xảy ra mỗi ngày gây khó chịu, mệt mỏi và mất ngủ dẫn đến giảm chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc đáng kể.
Tuy chuột rút chân về đêm rất phổ biến nhưng lại gây khó khăn trong việc đánh giá, chẩn đoán và điều trị tối ưu do chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này.
Người bị chuột rút chân về đêm
2. Các triệu chứng điển hình của chuột rút chân về đêm
Chuột rút chân về đêm (nocturnal leg cramps) rất dễ nhầm lẫn triệu chứng với các bệnh khác như hội chứng chân không yên (RLS) và rối loạn cử động chân tay định kỳ vô căn (PLMD).
Do đó dưới đây là các đặc điểm để chẩn đoán chuột rút chân về đêm:
- Cơn đau dữ dội, kéo dài dai dẳng và có thể đến vài ngày.
- Thời gian từ vài giây đến tối đa 10 phút.
- Vị trí ở bắp chân hoặc bàn chân, hiếm khi ở đùi hoặc gân kheo.
- Giấc ngủ bị gián đoạn và khó chịu.
4 triệu chứng giúp nhận biết chuột rút chân về đêm
3. Những đối tượng nào dễ bị chuột rút chân về đêm?
Chuột rút chân về đêm thường có tần suất xảy ra cao hơn ở các đối tượng sau:
- Người từ 50 tuổi trở lên và phổ biến hơn ở nữ giới.
- Người có một số thói quen như: hoạt động thể lực quá mức, đứng lâu/ngồi nhiều trong thời gian dài, uống không đủ nước, nghiện rượu,…
- Người mắc các bệnh lý: đái tháo đường, Parkinson, bệnh tổn thương các dây thần kinh, suy giáp,…
- Đặc biệt thường gặp trong bệnh lý Suy giãn tĩnh mạch mạn tính.
4. Nên làm gì khi bị chuột rút chân về đêm?
Khi xuất hiện chuột rút chân, người bệnh có thể thực hiện các phương pháp sau để giảm triệu chứng, bao gồm:
- Kéo căng cơ (đặc biệt là cơ bắp chân và bàn chân), xoa bóp cơ bắp chân.
- Gập bàn chân, nắm lấy các ngón chân và kéo về phía trên.
- Đứng thẳng chân trên mặt phẳng.
Các động tác giúp dãn cơ bắp chân và bàn chân
5. Làm thế nào để hạn chế tình trạng chuột rút chân về đêm?
- Thực hiện các bài tập dãn cơ trong ngày và trước khi ngủ, chủ yếu tập trung vào vùng cơ bắp chân và bàn chân (nên duy trì đều đặn mỗi ngày).
- Chế độ ăn uống: Uống đủ nước mỗi ngày; bổ sung các thực phẩm giàu calci, magie, vitamin,…
- Mang giày dép thoải mái.
- Giữ tư thế thoải mái khi ngủ, tránh chèn ép lên vùng chi dưới.
- Đặc biệt: Nếu có tình trạng suy tĩnh mạch mạn tính, nên kê cao hai chân khi ngủ.
6. Khi nào nên gặp bác sĩ để thăm khám về tình trạng chuột rút chân về đêm?
Có rất nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng chuột rút chân về đêm. Do vậy ngoài việc kiểm soát bằng thay đổi lối sống, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra tầm soát các rối loạn và bệnh lý khác nếu có để kịp thời điều trị, hạn chế bệnh diễn tiến nặng hơn.
Đừng quên tiếp tục theo dõi và đồng hành với website daflon.com.vn và fanpage Yêu đôi chân mình – ngừa suy tĩnh mạch để lan tỏa những thông tin bổ ích đến cộng đồng nhé!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Allen, R. E., & Kirby, K. A. (2012). Nocturnal leg cramps. American family physician, 86(4), 350-355.
2. Hallegraeff, J., de Greef, M., Krijnen, W., & van der Schans, C. (2017). Criteria in diagnosing nocturnal leg cramps: a systematic review. BMC family practice, 18(1), 1-9
3. Yiğit, S., Yamak, B., Yamak, D., Yakut, Y., & Usgu, S. (2021). Impact of exercise training on fatigue, severity of nocturnal leg cramps, and sleep quality in chronic venous insufficiency. Turkish J Vascul Surg, 30, 141-7.
4. Abola, M. T. B., Evans, N. S., & Ratchford, E. V. (2022). Vascular Disease Patient Information Page: Leg cramps. Vascular Medicine, 1358863X221088869.
5. Davies, A. H. (2019). The seriousness of chronic venous disease: a review of real-world evidence. Advances in therapy, 36(1), 5-12.
SERV-CVD-08-09-2023