PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ SUY TĨNH MẠCH CHÂN

Bị suy tĩnh mạch điều trị thế nào? Có hiệu quả không? Liệu pháp nào là liệu pháp HÀNG ĐẦU? Cùng Daflon 500mg tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

  1. ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC TRỢ TĨNH MẠCH
  2. ĐIỀU TRỊ BẰNG VỚ/ TẤT Y KHOA
  3. THAY ĐỔI LỐI SỐNG
  4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ XÂM LẤN KHÁC

1. ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC TRỢ TĨNH MẠCH

Các loại thuốc trợ tĩnh mạch làm bền thành mạch máu ở chân và giảm tình trạng ứ trệ tĩnh mạch, giúp điều trị từ gốc rễ bệnh. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc trợ tĩnh mạch, bệnh nhân suy tĩnh mạch có thể tham khảo thuốc Daflon 500mg với thành phần tự nhiên được chiết xuất từ VỎ CAM NON rất thân thiện với sức khỏe người bệnh, ít tác dụng phụ. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch nên uống thuốc 2 lần/ngày trong ÍT NHẤT 6 THÁNG.


Tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về Daflon 500mg tại đây.

2. ĐIỀU TRỊ BẰNG VỚ/ TẤT Y KHOA

Vớ/ tất y khoa được thiết kế đặc biệt để tạo ra các lực ép lên đôi chân, làm khép van tĩnh mạch, hỗ trợ sự hồi lưu máu về tim. Lưu lượng máu về tim được cải thiện sẽ làm giảm tình trạng máu ứ trệ ở chi dưới, giảm nhẹ triệu chứng ĐAU CHÂN, SƯNG CHÂN, NẶNG CHÂN tăng nặng về chiều, CHUỘT RÚT về đêm.

Mang vớ/tất y khoa giúp giảm tải áp lực gia tăng tại tĩnh mạch chân, giảm viêm nhiễm, sưng tấy, đồng thời giảm nguy cơ gây loét tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch và giãn tĩnh mạch.

Bệnh nhân suy tĩnh mạch có thể tham khảo vớ y khoa Altiform của Anh với 4 đặc tính quan trọng: MỀM – MỎNG- MỊN – MÁT không gây khó chịu khi sử dụng lâu dài. Tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về vớ Altiform tại đây.


3. THAY ĐỔI LỐI SỐNG

3.1. Chế độ ăn uống:

– Ăn đủ dinh dưỡng, cân bằng 4 nhóm chất đạm – đường bột – béo – vitamin. Bổ sung thêm vitamin E, C vào chế độ ăn: Cam, quýt, bưởi, rau cải, ớt, ớt chuông, đu đủ, dâu tây (giàu vitamin C)… đu đủ, cải xanh, củ cải, quả bơ, dầu/ bơ thực vật… (giàu vitamin E).

3.2. Tập luyện:

– Tập luyện thường xuyên: đi bộ, đạp xe, bơi lội khoảng 30 phút/ngày. Có thể tập các bài tập yoga nhẹ nhàng. Chú ý cường độ tập nên giữ mức trung bình. Khi tập chú ý hạn chế các động tác dồn lực mạnh hay đột ngột lên chân, ưu tiên các động tác duỗi thẳng chân.
– Nếu thường xuyên phải đứng nên cố gắng thư giãn chân bằng các bài tập chân dưới đây:
• Động tác 1: Kiễng gót chân giúp lưu thông khí huyết. Đặt 2 bàn chân song song và có khoảng cách. Đứng cùng lúc cả 2 bàn chân lên các đầu ngón chân rồi hạ xuống. Lặp lại liên tục từ 15-30 giây.
• Động tác 2: Kê cao chân để giảm áp lực gia tăng tại tĩnh mạch chân. Nếu không tiện nằm xuống, bạn hãy kê cao chân lên một cái ghế và duỗi ra trong vòng 5 phút.
• Động tác 3: Đi bộ chậm rãi để giúp cơ thể bơm máu nhiều hơn. Hướng dẫn đi bộ đúng cách: khi chân tiếp đất phải bắt đầu từ gót rồi đến cả bàn chân và cuối cùng là mũi chân. Hãy duy trì đi bộ mỗi ngày 5 phút.
• Động tác 4: Xoa bóp chân để giúp máu lưu thông tốt ở vùng chân. Hãy ngồi xuống, nhẹ nhàng xoa bóp mắt cá rồi di chuyển từ bắp chân dọc lên đến đỉnh đùi. Có thể kết hợp vừa xoa bóp, vừa nâng cao chân để tránh áp lực lên trên tĩnh mạch.
• Động tác 5: Xoay khớp cổ chân để chân khỏe mạnh. Thực hiện từ 15-30 giây cho mỗi bên.

Ngoài ra, bạn có thể truy cập tại đây để tập luyện cùng chuyên gia mạch máu giúp giảm nhẹ ĐAU CHÂN, SƯNG CHÂN, NẶNG CHÂN, CHUỘT RÚT của suy giãn tĩnh mạch nhé!

3.3. Thói quen:

  • Hạn chế đứng lâu ngồi nhiều.
  • Khi ngủ bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch có thể kê cao chân bằng 1 gối nhỏ để giảm đau nhức.
  • Không ngâm chân bằng nước nóng, nên sử dụng nước mát để ngâm chân.

4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ XÂM LẤN KHÁC

Trong những trường hợp nặng hơn, phương pháp phối hợp kể trên không đủ để kiểm soát triệu chứng, bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định điều trị bằng các phương pháp ngoại khoa có xâm lấn khác như chích xơ tĩnh mạch, đốt tĩnh mạch bằng sóng cao tần hoặc laser, dán thành tĩnh mạch bằng keo sinh học.

Các trường hợp bị suy giãn nặng hoặc đã có biến chứng, bệnh nhân cần được tiến hành phẫu thuật. 2 phương pháp phẫu thuật phổ biến hiện nay là phương pháp Stripping (rút các tĩnh mạch) và phương pháp Chivas (lấy các tĩnh mạch giãn của hệ thống xuyên).

Ở cấp độ nặng hơn, bệnh nhân cần được điều trị bằng các phương pháp xâm lấn

Suy tĩnh mạch là bệnh lí nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Do vậy ĐỪNG CHỦ QUAN. Nếu nhận thấy có các triệu chứng của suy tĩnh mạch, bạn hãy đến ngay các cơ sở khám – chữa bệnh uy tín để được chẩn đoán kịp thời nhé.

Cùng Daflon 500mg kiểm soát triệu chứng suy tĩnh mạch vì một đôi chân khỏe mạnh. Truy cập ngay website daflon.com.vn và fanpage Yêu đôi chân mình – ngừa suy tĩnh mạch để có thông tin mới nhất bạn nhé!

Bài viết có sử dụng các hình ảnh từ Internet.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Sống khỏe cùng suy tĩnh mạch Hiểu đúng hiểu đủ Điều trị Suy tĩnh mạch Sống khỏe

SUY GIÃN TĨNH MẠCH CÓ LÀM BẠN VỚI THUỐC LÁ, RƯỢU BIA? 

ThS. BS. Nguyễn Đình Hoàn Trung tâm tim mạch Bệnh viện E    Suy giãn

Hiểu đúng hiểu đủ Điều trị Suy tĩnh mạch

TIÊM XƠ PHÙ HỢP VỚI ĐỐI TƯỢNG NÀO MẮC SUY GIÃN TĨNH MẠCH

BS. Nguyễn Thế Nam Huy Tiêm xơ trở thành phương pháp điều trị hiệu quả

Điều trị Suy tĩnh mạch Daflon 500mg

THUỐC TĨNH MẠCH TỪ PHÁP VỚI 5 LOẠI FLAVONOID

ThS. BS. CKI. Võ Thanh Tuyền Bác sĩ khoa Cơ – xương – khớp Bệnh

Hiểu đúng hiểu đủ Điều trị Suy tĩnh mạch Daflon 500mg

VỚ TĨNH MẠCH – GIẢI PHÁP CHO ĐÔI CHÂN SUY GIÃN TĨNH MẠCH

CKII. Trương Thị Vành Khuyên Trưởng khoa Nội tiết – Bệnh viện Gia An 115 

Hiểu đúng hiểu đủ Điều trị Suy tĩnh mạch

KEM BÔI PHÙ HỢP VỚI GIAI ĐOẠN NÀO CỦA SUY GIÃN TĨNH MẠCH

BS.CKI. Lê Ngọc Hồng Nhung Trung tâm chẩn đoán y khoa Medic Hoà Hảo   

Điều trị Suy tĩnh mạch Daflon 500mg

VỚ TĨNH MẠCH GIẢI PHÁP CHO ĐÔI CHÂN SUY GIÃN TĨNH MẠCH

ThS. BS. Nguyễn Thành Sang Khoa Nội tim mạch – Bệnh viện Nhân Dân Gia

Điều trị Suy tĩnh mạch Daflon 500mg

THUỐC TĨNH MẠCH 500mg CÓ CƠ CHẾ KHÁNG VIÊM TẠI GỐC RỄ

ThS. BS. Phạm Văn Cường Bệnh viện Bạch Mai    Thuốc tĩnh mạch từ Pháp

Sống khỏe cùng suy tĩnh mạch Hiểu đúng hiểu đủ Điều trị Suy tĩnh mạch Sống khỏe

TẠI SAO SUY TĨNH MẠCH LẠI ĐƯỢC KHUYÊN UỐNG ĐỦ NƯỚC?

ThS. BS. Phạm Văn Cường Bệnh viện Bạch Mai    Ổn định nhiệt độ của

LIÊN HỆ ĐỂ BÁO CÁO CẢNH GIÁC DƯỢC






    Không quá 400 từ.