Altiform avatar

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VỚ/TẤT Y KHOA ĐÚNG CÁCH

Nối tiếp bài đăng Tổng quan về Vớ/tất y khoa trị suy giãn tĩnh mạch, Daflon 500mg sẽ “mách nước” cho bạn cách chọn và sử dụng Vớ/tất y khoa nhé!

A. CÁCH CHỌN VỚ/TẤT Y KHOA

B. CÁCH MANG VỚ/TẤT Y KHOA

C. CÁCH GIẶT/BẢO QUẢN VỚ/TẤT Y KHOA

D. LƯU Ý GÌ KHI SỬ DỤNG VỚ/TẤT Y KHOA

A. CÁCH CHỌN VỚ/TẤT Y KHOA

1. CHỌN ĐÚNG CẤP ĐỘ VỚ/TẤT

Ưu tiên hàng đầu khi chọn mua vớ/tất y khoa chính là chọn đúng với tình trạng suy giãn tĩnh mạch hiện tại của bạn. Vớ/tất suy tĩnh mạch được chia làm 3 cấp độ:
Cấp độ I (áp lực 14 – 17 mmHg): Dành cho tình trạng suy giãn tĩnh mạch mới phát hiện, phù nề nhẹ, suy tĩnh mạch thai kỳ.
Cấp độ II (áp lực 18 – 24 mmHg): Suy tĩnh mạch nhẹ – vừa, phù nhẹ, phòng ngừa tái phát loét, suy tĩnh mạch thai kỳ.
Cấp độ III (áp lực 25 – 35 mmHg): Suy tĩnh mạch nặng, suy tĩnh mạch huyết khối, phù nặng, biến dưỡng da, phòng ngừa tái phát loét.
Tìm hiểu kỹ hơn về 3 cấp độ Vớ/tất y khoa tại đây.

2. CHỌN ĐÚNG SIZE VỚ/TẤT

Sau khi đã lựa chọn áp lực vớ phù hợp nhất với mình, bạn cần chọn size vớ phù hợp với kích thước chân; tránh chọn vớ quá chật hoặc quá rộng nhé. Cụ thể cần tiến hành đo kích thước 3 vòng: cổ chân – bắp chân – đùi. Để quá trình đo chính xác, dễ dàng, nhanh chóng, tiện lợi bạn cần lưu ý:
Trước khi đo:

  • Nên mặc váy hoặc quần ngắn để dễ dàng đo kích thước chân tại cổ chân – bắp chân – đùi.
  • Chọn tư thế ngồi hoặc đứng, thư giãn, thả lỏng chân.

Các bước đo kích thước vớ/tất giãn tĩnh mạch:

  • Bước 1: Đo vòng cổ chân – vòng nhỏ nhất, ngay trên mắt cá.
  • Bước 2: Đo vòng bắp chân – vòng to nhất của bắp chân phía dưới gối.
  • Bước 3: Đo vòng đùi – vòng phía trên đầu gối khoảng 15cm.

Các lỗi thường gặp:

  • Đo quá cao so với mắt cá/Đo ngay mắt cá.
  • Đo chính giữa bắp chân (không phải vùng có số đo lớn nhất)/Đo ở vùng bắp chân sát đầu gối.
  • Đo ở vùng đùi sát đầu gối.

Hãy tránh các lỗi trên để lấy được kích thước chính xác nhất nhé!

Xem thêm Clip hướng dẫn cụ thể cách đo kích thước vớ/tất y khoa tại đây.

Sau khi đo, cùng đối chiếu với các size có trong bảng dưới đây để biết size vớ chính xác của mình là gì nhé.

Cách đo kích thước tất y khoa
Bảng size vớ/ tất y khoa tương ứng với kích thước chân

3. CHỌN ĐÚNG CHẤT LIỆU

Chất liệu vớ và công nghệ sản xuất là một yếu tố rất quan trọng. Bởi lẽ, ở các vớ/tất y khoa chất lượng thấp hoặc công nghệ sản xuất không phù hợp, tình trạng ngứa ngáy, không thoải mái khi sử dụng vớ/tất là phản hồi thường gặp nhất ở người dùng. 

Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này chính là chất liệu có chứa silicone trong một số loại vớ/tất tĩnh mạch. Vậy nên, một đôi vớ không chứa silicone sẽ là một lựa chọn thông minh giúp hạn chế tối đa kích ứng da. Bên cạnh đó, bạn nên ưu tiên những loại vớ có chất liệu vải dệt cao cấp, mềm mại, co giãn linh hoạt, đảm bảo các yếu tố MỀM – MỎNG – MỊN – MÁT để giữ được sự thoải mái cho đôi chân trong sinh hoạt hàng ngày.

Đáp ứng những yêu cầu trên, vớ/tất y khoa Altiform đến từ Anh quốc là lựa hoàn hảo; đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn Anh Quốc, thoải mái, tiện dụng cho người dùng. Xem chi tiết tại: https://altiform.vn/

B. CÁCH MANG VỚ/TẤT Y KHOA

Mang vớ/tất tĩnh mạch đúng cách sẽ giúp bạn dễ dàng vận động, làm việc, đồng thời giúp kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa bệnh tiến triển. Một số lưu ý cần nhớ khi mang vớ/tất y khoa và các thao tác mang vớ/tất y khoa đúng cách:
Trước khi mang:

  • Nên mặc váy hoặc quần rộng, thoải mái.
  • Chọn tư thế ngồi hoặc đứng.
  • Đặc biệt, cần cắt gọn móng tay, móng chân để tránh trường hợp làm rách vớ/tất.

Các bước mang vớ/tất y khoa:

  • Bước 1: Luồn tay vào trong vớ, nắm lấy phần gót vớ từ bên trong.
  • Bước 2: Giữ phần gót vớ, lộn trái vớ, để lộ ra phần gót của vớ lên trên.
  • Bước 3: Đặt các ngón chân vào đúng vị trí gót vớ, cuộn vớ nhẹ nhàng từ đầu ngón chân đến gót chân, sao cho phần gót vớ trùng vào phần gót chân.
  • Bước 4: Dùng 2 tay nắm 2 bên miệng vớ và kéo vớ lên đều tay cho đến hết.
Cách mang tất y khoa
Hình ảnh mô phỏng cách mang vớ/ tất y khoa đúng cách

Bạn có thể an tâm mình đã mang vớ đúng cách khi:

  • Thân vớ không bị đùn.
  • Gót vớ khớp với vị trí gót chân.
  • Ngón chân vươn ra thoải mái.

Cùng xem qua Clip hướng dẫn mang vớ/tất y khoa đúng cách tại đây.

C. CÁCH GIẶT/BẢO QUẢN VỚ/TẤT Y KHOA

  • Vớ/tất y khoa nên được giặt ở nhiệt độ 40°C, nên phơi trên mặt phẳng và để khô tự nhiên, tránh các nguồn nhiệt trực tiếp.
  • KHÔNG ủi, sấy khô, giặt khô hay dùng thuốc tẩy cho vớ/tất y khoa.
  • Để tránh làm hỏng vớ/tất y khoa, vuốt thẳng phần rìa xung quanh ngón chân và tháo bỏ trang sức khi đi vớ/tất.
  • Nếu bạn không có thói quen đi dép trong nhà thì kể từ bây giờ nên tập dần thói quen này nhé. Việc mang giày dép thường xuyên sẽ giúp hạn chế các trường hợp vớ/tất bị ma sát quá nhiều với sàn nhà hay vướng vào các vật cản làm hư hỏng vớ/tất. Tất nhiên là hãy chọn những loại giày dép thoải mái cho đôi chân của bạn.
Bảo quản tất
Vớ/tất y khoa nên được giặt ở nhiệt độ 40°C

D. LƯU Ý GÌ KHI SỬ DỤNG VỚ/TẤT Y KHOA

  • Hãy nhờ trợ giúp của chuyên gia y tế (bác sĩ, dược sĩ) trong lần mang vớ/tất đầu tiên hoặc khi gặp tình trạng kích ứng, khó chịu do mang vớ/tất.
  • Sử dụng vớ/tất giãn tĩnh mạch vào đầu buổi sáng, mang khi đi làm. Tình trạng đau chân, sưng chân, nhức chân tăng nặng về đêm sẽ giảm rõ rệt.
  • Chọn vớ/tất đúng cấp độ và kích cỡ.
  • Tránh các nếp gấp trên vớ/tất vì chúng làm tăng gấp đôi lực nén ép lên các cơ.
  • KHÔNG cuộn hay gấp phần đầu vớ/tất do có thể dẫn đến cản trở lưu thông máu.
  • Đảm bảo các đầu ngón chân có thể cử động thoải mái.
  • Không mang giày dép quá chật hoặc không phù hợp để tránh làm hỏng lớp vải dệt của vớ/tất cũng như ảnh hưởng đến tác dụng trợ tĩnh mạch.
  • Tháo bỏ các loại trang sức, phụ kiện trên chân, tay khi mang vớ/tất tĩnh mạch.
  • Cắt gọn gàng móng tay, móng chân tránh làm rách vớ/tất.
  • Cẩn trọng khi dùng các loại kem dưỡng, thuốc mỡ và dầu xoa bóp. Chúng có thể làm hỏng vớ/tất hoặc để lại các vết bẩn mà mắt thường không nhìn thấy.
Hướng dẫn sử dụng tất y khoa
Đeo vớ/ tất y khoa đúng cách sẽ giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng đau chân, sưng chân, nặng chân, nhức chân, chuột rút về đêm

Kết hợp Vớ/tất y khoa cùng thuốc trị suy giãn tĩnh mạch và thay đổi lối sống là giải pháp điều trị toàn diện cho suy giãn tĩnh mạch chân. Hãy yêu thương và chăm chút cho đôi chân từ những điều nhỏ nhất để giữ cho đôi chân luôn khỏe mạnh nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Sống khỏe cùng suy tĩnh mạch Hiểu đúng hiểu đủ Điều trị Suy tĩnh mạch Sống khỏe

SUY GIÃN TĨNH MẠCH CÓ LÀM BẠN VỚI THUỐC LÁ, RƯỢU BIA? 

ThS. BS. Nguyễn Đình Hoàn Trung tâm tim mạch Bệnh viện E    Suy giãn

Hiểu đúng hiểu đủ Điều trị Suy tĩnh mạch

TIÊM XƠ PHÙ HỢP VỚI ĐỐI TƯỢNG NÀO MẮC SUY GIÃN TĨNH MẠCH

BS. Nguyễn Thế Nam Huy Tiêm xơ trở thành phương pháp điều trị hiệu quả

Điều trị Suy tĩnh mạch Daflon 500mg

THUỐC TĨNH MẠCH TỪ PHÁP VỚI 5 LOẠI FLAVONOID

ThS. BS. CKI. Võ Thanh Tuyền Bác sĩ khoa Cơ – xương – khớp Bệnh

Hiểu đúng hiểu đủ Điều trị Suy tĩnh mạch Daflon 500mg

VỚ TĨNH MẠCH – GIẢI PHÁP CHO ĐÔI CHÂN SUY GIÃN TĨNH MẠCH

CKII. Trương Thị Vành Khuyên Trưởng khoa Nội tiết – Bệnh viện Gia An 115 

Hiểu đúng hiểu đủ Điều trị Suy tĩnh mạch

KEM BÔI PHÙ HỢP VỚI GIAI ĐOẠN NÀO CỦA SUY GIÃN TĨNH MẠCH

BS.CKI. Lê Ngọc Hồng Nhung Trung tâm chẩn đoán y khoa Medic Hoà Hảo   

Điều trị Suy tĩnh mạch Daflon 500mg

VỚ TĨNH MẠCH GIẢI PHÁP CHO ĐÔI CHÂN SUY GIÃN TĨNH MẠCH

ThS. BS. Nguyễn Thành Sang Khoa Nội tim mạch – Bệnh viện Nhân Dân Gia

Điều trị Suy tĩnh mạch Daflon 500mg

THUỐC TĨNH MẠCH 500mg CÓ CƠ CHẾ KHÁNG VIÊM TẠI GỐC RỄ

ThS. BS. Phạm Văn Cường Bệnh viện Bạch Mai    Thuốc tĩnh mạch từ Pháp

Sống khỏe cùng suy tĩnh mạch Hiểu đúng hiểu đủ Điều trị Suy tĩnh mạch Sống khỏe

TẠI SAO SUY TĨNH MẠCH LẠI ĐƯỢC KHUYÊN UỐNG ĐỦ NƯỚC?

ThS. BS. Phạm Văn Cường Bệnh viện Bạch Mai    Ổn định nhiệt độ của

LIÊN HỆ ĐỂ BÁO CÁO CẢNH GIÁC DƯỢC






    Không quá 400 từ.