Theo nghiên cứu mới nhất về “THỰC TRẠNG SUY TĨNH MẠCH MẠN TÍNH CHI DƯỚI Ở NHÂN VIÊN BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG” có tới 69% nhân viên y tế có biểu hiện lâm sàng của suy tĩnh mạch mãn tính (C1-6) . Đặc biệt với 48% nhân viên y tế được chẩn đoán mắc suy giãn tĩnh mạch. Đọc ngay bài viết bên dưới để tìm hiểu nguyên nhân nhé!
1. Thực trạng suy giãn tĩnh mạch hiện nay |
1. Thực trạng suy giãn tĩnh mạch hiện nay
Suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới là bệnh lý có tỷ lệ mắc cao và xu hướng ngày càng tăng theo sự phát triển xã hội. Bệnh tiến triển nặng dần, nếu không được điều trị sẽ ngày càng nặng và gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ở Việt Nam, một nghiên cứu ở người trên 50 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh có 43,9 % có suy tĩnh mạch1.
Vậy còn suy giãn tĩnh mạch ở nhân viên y tế như bác sĩ, dược sĩ nhà thuốc hay điều dưỡng thì như thế nào? Nhân viên là đối tượng có nhiều nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch, đồng thời cũng là một trong những cầu nối quan trọng để lan tỏa sự hiểu biết về bệnh và giúp người bệnh có thể tiếp cận sớm với các phương pháp chẩn đoán và điều trị.
2. Suy giãn tĩnh mạch ở nhân viên y tế!
Bình thường, các van tĩnh mạch chi dưới hỗ trợ đưa máu về tim. Ở những bệnh nhân suy van tĩnh mạch, hệ thống van tĩnh mạch suy yếu khiến máu ứ trệ:
-
Người bệnh thường than phiền cảm giác nặng chân, tê mỏi về cuối ngày hoặc đặc thù với nghề nghiệp phải ĐỨNG LÂU/ NGỒI NHIỀU như dược sĩ nhà thuốc, bác sĩ ngồi phòng khám, điều dưỡng
-
Nếu bệnh tiến triển nặng hơn có thể làm thay đổi màu sắc da, ban da do ứ đọng, đau, da dễ nhiễm trùng và loét da khó lành, bạn có thể đọc thêm các biến chứng tại đây!
Theo nghiên cứu mới nhất về “THỰC TRẠNG SUY TĨNH MẠCH MẠN TÍNH CHI DƯỚI Ở NHÂN VIÊN BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG” được thực hiện trên 451 nhân viên của bệnh viện và được đăng tải trên tạp chí Y học năm 20242, kết quả cho thấy:
Hơn 69% nhân viên y tế có triệu chứng của suy tĩnh mạch
- 69% nhân viên y tế có biểu hiện lâm sàng của suy tĩnh mạch mãn tính (C1-6)
- 48% có dòng trào ngược trên siêu âm (dòng trào ngược giúp xác định có suy van tĩnh mạch)
Trong đó nhận thấy, có một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng tỉ lệ mắc suy tĩnh mạch là:
Giới tính:
-
Phụ nữ có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch cao hơn nam giới (tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao gấp 3 lần nam giới). Điều này liên quan đến hormone nữ, đặc biệt phụ nữ có thai và sau khi sinh.3
Giới là các yếu tố nguy cơ của suy tĩnh mạch
-
Cụ thể, nghiên cứu của bệnh viện Lão Khoa Trung Ương cho thấy tỷ lệ mắc suy giãn tĩnh mạch từ C1 đến C6 ở giới nữ là 77,2% CAO HƠN nam là 53,4%, p<0,001, OR=2,96.2
Tuổi:
-
Tĩnh mạch có xu hướng mất tính đàn hồi khi người ta già đi vì vậy nguy cơ suy giãn tĩnh mạch tăng lên theo tuổi.
Tuổi là các yếu tố nguy cơ của suy tĩnh mạch
- Điều này được chứng minh từ nghiên cứu của bệnh viện Lão khoa trung ương, nhóm độ tuổi ≥ 50 có tỉ lệ suy giãn tĩnh mạch là 58,3% CAO HƠN nhóm < 50 tuổi (47,2%), p=0,2012.
- Trong đó, tỉ lệ mắc suy tĩnh mạch từ C1 đến C6 ở nhóm độ tuổi ≥ 50 là 88,9% CAO HƠN ở nhóm < 50 tuổi là 67,0%, p=0,008; OR= 3,8.2
Nghề nghiệp phải ĐỨNG LÂU/ NGỒI NHIỀU
-
Nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch ở những nhân viên phải ĐỨNG LÂU/ NGỒI NHIỀU liên tục TRÊN 4 giờ/ ngày khi làm việc CAO HƠN khoảng 4 lần so với những nhân viên khi làm việc có thời gian đứng/ ngồi <4h/ngày, p<0,0012
Tuổi là các yếu tố nguy cơ của suy tĩnh mạch
Từ những yếu tố nguy cơ trên, 2 loại triệu chứng cơ năng thường gặp nhiều nhất ở người suy tĩnh mạch là tức nặng chân (36,1%) và chuột rút (30,6%).
3. Nhận diện chuẩn bệnh lý suy giãn tĩnh mạch
Vậy, để giải quyết cho câu hỏi “Tôi có mắc Suy giãn tĩnh mạch hay không?”, bạn chỉ cần hoàn thành bài kiểm tra đơn giản dưới đây:
Về triệu chứng:
- Triệu chứng có tăng nặng khi đứng lâu ngồi nhiều hay về cuối ngày hay không?
- Triệu chứng có giảm khi gác chân cao hay vào lúc sáng sớm hay không?
Về nghề nghiệp:
-
Công việc bạn đang làm có phải đứng lâu, ngồi nhiều thường xuyên TRÊN 4 GIỜ hay không?
Nếu như câu trả lời là CÓ ở những câu hỏi trên, có thể bạn đã mắc suy giãn tĩnh mạch. Đừng quên phòng ngừa SỚM suy giãn tĩnh mạch bằng cách thay đổi lối sống với các bài tập chân đơn giản chỉ mất 5 phút mỗi ngày bạn nhé!
Hơn hết, đừng chủ quan với bất kì dấu hiệu nào của bệnh! Hãy đo ngay tuổi chân mình đồng thời đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và chẩn đoán!
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Cao Văn Thịnh, Văn Tần(1998). Khảo sát tình hình phình giãn tĩnh mạch chi dưới ở người lớn hơn 50 tuổi tại TP. Hồ Chí Minh. Báo cáo tại hội thảo về bệnh lý tĩnh mạch 1998
2. Nguyễn, T. L. ., Bùi , V. D. ., & Nguyễn , T. A. . (2024). THỰC TRẠNG SUY TĨNH MẠCH MẠN TÍNH CHI DƯỚI Ở NHÂN VIÊN BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG. Tạp Chí Y học Việt Nam, 534(2). https://doi.org/10.51298/vmj.v534i2.8161
3. Muzaffar A. Anwar, et al. (2012). A Review of Familial, Genetic, and Congenital Aspects of Primary Varicose Vein Disease. Circulation: Cardiovascular Genetics. 2012;5:460–466